Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Hàn Vy 01/03/2023 4091
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_1_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_huo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN: LỊCH SỬ 8 A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm):( Mỗi câu 0,25điểm). Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Xiêm. D. Mã Lai. Câu 2. Điểm chung của tình hình các nước Đông Nam Á đầu TK XX là gì? A. Tất cả đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. B. Hầu hết là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. C. Tất cả đều giành được độc lập dân tộc. D. Hầu hết đều giành được độc lập dân tộc. Câu 3.Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lựa chọn con đường phát triển A. canh tân, cải cách. B. tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. C. dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. duy trì chính sách cai trị của chế độ Mạc Phủ. Câu 4.Thiên hoàng Minh Trị đã đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu vì A. lật đổ Mạc phủ, thiết lập chính quyền phong kiến tiến bộ hơn. B. lật đổ Mạc phủ, tiếp tục các chính sách kinh tế -xã hội trước đó. C. lãnh đạo nhân dân vũ trang chống các nước tư bản phương Tây. D. thực hiện một loạt cải cách tiến bộ theo kiểu phương Tây. Câu 5: Các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào? A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị. B. Phát triển đồng đều nhau về kinh tế, chính trị. C. Chậm phát triển về mọi mặt. D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thống thuộc địa. Câu 6: Chiếntranh thế giới thứ nhất hình thành khối quân sự nào?
  2. A. Khối liên minh ( Đức, Áo, Hung). B. Khối hiệp ước ( Anh, Pháp, Nga). C. Khối liên minh và khối hiệp ước. D. Không có khối quân sự. Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách mạng ở Nga năm 1917 do A. Nga là nước chế độ quân chủ. B. Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. C. kinh tế Nga lạc hậu. D. mâu thuẫ xã hội gay gắt. Câu 8 :Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là A. khôi phục và phát triển kinh tế. B. tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu. D. phát triển văn hóa giáo dục. Câu 9 :Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là gì? A. Sản xuất ô tô. B. Dầu lửa. C. Thép. D. Than. Câu 10 :Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng? A. Thực hiện chính sách mới. B. Giải quyết nạn thất nghiệp. C. Tổ chức lại sản xuất. D. Phục hưng công nghiệp. Câu 11 : Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là A. duy trì chế độ dân chủ tư sản. B. giải quyết nạn thất nghiệp. C. tạo thêm nhiều việc làm. D. xoa dịu mâu thuẫn xã hội. Câu 12 : Phong trào đấu tranh đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở Trung Quốc là A. phong trào Ngũ tứ.
  3. B. xô viết Nghệ Tĩnh. C. cách mạng Tân Hợi . D. khởi nghĩa Gia-va. Câu 13 : Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là A. học sinh. B. nông dân. C. công nhân. D. trí thức. Câu 14 : Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á xuất hiện một nét mới đó là A. giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng. B. chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi. C. sự liên minh giữa các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít. D. giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng. Câu 15: Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì? A. Thị trường và thuộc địa. B. Nhân công, nguồn nguyên liệu. C. Ý thức hệ. D. Trình độ phát triển không đồng đều. Câu 16 : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của lực lượng nào? A. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. B. Các nước tư bản dân chủ Anh, Pháp, Mĩ. C. Phe Đồng minh chống phát xít. D. Chủ nghĩa dân chủ Đức và Nhật Bản B. TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó? Câu 2. (2.0 điểm) Qua cách mạg tháng Mười Nga Năm 1917, em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử? Vì sao ở Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng? Câu 3. (2.0 điểm)
  4. Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Câu 4. (1.0 điểm) Hãy cho biết kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai? Hết Đáp án và hướng dẫn chấm A. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A D A C B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A A A C A A A ( Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) B. TỰ LUẬN (6.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được 1,0 từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó? Việc sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc 0,5 sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt. Vì thế, mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là hãy sử dụng những 0,5 thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại. Qua cách mạg tháng Mười Nga Năm 1917, em hãy rút ra ý nghĩa 2,0 lịch sử? Vì sao ở Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng? 2 *Ý nghĩa: + Đối với Nga: - Thay đổi vận mệnh của đất nước và sứ mệnh hàng triệu con người 0,25 Nga.
  5. - Đưa người lao động lên nắm chính quyền. Xây dựng chế độ mới, 0,25 chế độ xã hội chủ nghĩa. + Đối với thế giới: 1,0 - Cách mạng Nga dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới. - Để lại bài hoc quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản, nhân dân bị áp bức. - Tạo điều kiện cho sự phát triển phong trào cộng sản, công nhân 0,5 quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. * Vì sao ở Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng:tồn tại 2 chính quyền song song nên cần thống nhất một chính quyền 3 Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông 2,0 Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? - Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong 0,5 trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào. - Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo 0,5 nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào. - Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào 0,5 thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. - Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh 0,5 giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật. 4 Hãy cho biết kết cục chiến tranh thế giới thứ hai? 1,0 Chiến tranh thế giới thứ hai với sự thất bại hoàn toàn các nước phát xít 0,5 Đức-Italia-Nhật; Là chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nế nhất trong lịch 0,5 sử xã hội loài người; sau chiến tranh tình hình thế giới có những biến đổi căn bản Hết