Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG THCS NAM TIẾN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên học sinh: Môn: KHTN 6 TIẾT PPCT: 63, 64 Lớp: ( Thời gian làm bài: 90 phút) ( Đề thi gồm có: 6 trang ) Điểm Lời phê của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 2. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt Câu 3. Chọn phát biểu đúng: A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí. Câu 4. Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là: A. Tỏa nhiệt và phát sáng. B. Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. C. Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt. D. Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng. Câu 5. Khí Oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguyên liệu nào? A. Nước. B. Khí cacbonđioxit. C. Không khí. D. Thuốc tím. Câu 6. Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và khí Cacbonđioxit chúng ta làm như thế nào? A. Quan sát màu sắc của 2 chất khí. B. Ngửi mùi 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp là khí Oxygen, khí nào làm cây nến tắt là Cacbonđioxit. Câu 7. Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?
- A. Phun nước B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên. Câu 8. Thành phần không khí gồm: A.21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% là các khí khác. B.78% Nitrogen, 21% Oxygen, 1% các khí khác. C. 21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% các khí khác. D. 100% Oxygen . Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Cháy rừng B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông C. Hoạt động của núi lửa D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh Câu 10.Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 11. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng? A.Vì gang được sản xuất ít hơn thép. B. Vị gang khó sản xuất hơn thép. C. Vì gang dân nhiệt kém hơn thép. D. Vì gang giòn hơn thép. Câu 12. Nhiên liệu hoá thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước. Câu 13. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm). C. Lipit (chất béo). D. Vitamin. Câu 14. Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì? A. Không biến đổi màu sắc. B. Mùi vị không thay đổi. C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo. D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng. Câu 15. Hỗn hợp dầu ăn, nước khuấy đều thuộc loại nào sau: A. BọtB. Huyền phùC. Nhũ tươngD. Dung dịch Câu 16. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được A.nhũ tương. B.huyền phù. C.dung dịch. D.dung môi. Câu 17. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
- A. Lọc B. Chiết C. Dùng máy li tâm D. Cô cạn Câu 18. Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối? A. Cô cạn nước biển. B. Làm lắng đọng muối C. Làm bay hơi nước biển D. Lọc lấy muối từ nước biển Câu 19. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên” A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi. C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị. Câu 20. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây? A.Nghiền nhỏ muối ăn. B.Đun nóng nước. C.Vưà cho muối ăn vào nước vưà khuấy đều. D.Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 21. Trong các bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen: A. Oxygen duy trì sự cháy B. Oxygen ít tan trong nước C. Oxygen duy trì sự sống D. Oxygen là khí không mùi Câu 22. Vào mùa hè,nhiều hôm thời tiết rất oi bức , ngột ngạt khó thở.Nhưng sau một trận mưa rào ập xuống, người ta cảm thấy dẽ chịu hơn. Lí do là : A. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường. B. Mưa đã làm chết cái sinh vật gây bệnh. C. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khỏi không khí. D. Mưa làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các sinh vật gay bệnh. Câu 23.Những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là: A. Cá biển, muối B. Đậu nành C. Thực vật D. Thịt. Câu 24. Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiếu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm mỗi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 25. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Câu 26.Trong hệ chồi của cơ thể thực vật bao gồm các cơ quan nào? A. Lá, rễ, thân, hoa. B. Lá, rễ, hoa, quả. C. Lá, thân,rễ, quả. D. Lá, thân, hoa, quả. Câu 27.Gai của cây xương rồng thuộc cơ quan nào của cơ thể thực vật?
- A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa. Câu 28. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn. A. Tế bào -› Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể B. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Cơ quan -› Mô -› Tếbào C. Tế bào -› Mô-› Hệ cơ quan -› Cơ thể D. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Mô -› Cơ quan -› Tế bào Câu 29. Để quan sát tế bào biểu bì ở lá cây, em sử dụng dụng cụ nào? A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Mắt thường D. Cả A và B đúng Câu 30. Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do đâu ? A.Số lượng tế bào khác nhau B.kích thước tế bào khác nhau C.Mức độ tiến hóa của sinh vật D.Môi trường sống của sinh vật Câu 31. Sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật đơn bào A.Cây dâu tây B.Con bò C.Vi khuẩn lắc tic D.Cây xương rồng Câu 32. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Não B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 33.Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là? A. Hệ cơ quan B. Cơ quan C. Mô
- D. Tế bào Câu 34.Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng hình thành nên: A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 35. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm: A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 36. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng. B. Nhiên liệu hóa thạch gồm than đá, nhựa đường, củi đốt. C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn. D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường. Câu 37. Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng. Câu 38. Xăng sinh học E5 chứa lần lượt boa nhiêu phần trăm thể tích cồn và xăng truyền thống? A. 10% và 90% B. 12% và 88% C. 5% và 95% D. 3% và 97% Câu 39. Cây nào dưới đây không phải là cây lương thực? A. Lúa. B. Ngô C. Mía. D. Sắn. Câu 40. Trong các loại lương thực sau, loại nào có hàm lượng tinh bột cao nhất? A. Gạo. B. Lúa mì C. Khoai lang. D. Sắn. Câu 41 Loại thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất đạm? A. Ngô. B. Gạo. C. Rau xanh. D. Thịt. Câu 42. Loại nguyên liệu nào sau đây không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản.
- Câu 43. Chọn câu trả lời đúng: 1 mét thì bằng A. 1 000 milimét B. 10 centimét C. 100 đêximét D. 100 milimét Câu 44. Để sử dụng gas hiệu quả người ta dùng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 45. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là: A. Ngày B. Tuần C. Giây D. Giờ Câu 46. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm ỵtế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 47. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 48. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên. C. Nhờ bạn xử lí sự có. D. Tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 49 Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tuỳ ý. Câu 50. Vật liệu nào sau đây không phải nhiên liệu? A. Than đá B. Hơi nước C. Ga D. Khí đốt
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I .Trắc nghiệm Tổng điểm: 10 đ Gồm: 50 câu mỗi câu trả lời đúng 0,2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A A C C D B B D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D A D C B B C C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C C A B C D C A B A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C B D C C C C C C A Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đáp án D C A A C D B A A B
- MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Nội dung Vận dụng Tổng kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao 1.Các phép C45 C46, C47, đo, phần C43 C48 mở đầu Số câu 1 1 3 5 Số điểm 0,2đ 0,2đ 0,6đ 1đ 2. Các thể C1 C2 của chất. Số câu 1 1 2 Số điểm 0,2đ 0,2đ 0,4đ 3.Oxygen và C3, C4, C8, C21,C22 C7 C5, C6 không khí C9 Số câu 4 2 2 1 9 Số điểm 0,8đ 0,4đ 0,4đ 0,2đ 1,8đ 4. Một số C12, C13, C14, C23, vật liệu, C40, C41, C44, C49, nhiên liệu, C42 C50 C10, C25, C11,C24, nguyên liệu C36, C37 C38, C39 – Lương thực- thực phẩm Số câu 4 4 5 5 18 Số điểm 0,8đ 0,8đ 1đ 1đ 3,6đ
- 5. Chất tinh khiết – Tách C15, C16 C17 C18 C19, C20 chất ra khỏi hỗn hợp Số câu 2 1 1 2 6 Số điểm 0,4đ 0,2đ 0,2đ 0,4đ 1,2đ 6.Tế bào – Đơn vị cơ sở C26 C27 của sự sống Số câu 1 1 2 Số điểm 0,2đ 0,2đ 0,4đ 7. Từ tế bào C28, C29, C32, C33 C34, C35 C31 đến cơ thể C30 Số câu 3 1 2 2 8 Số điểm 0,6đ 0,2đ 0,4đ 0,4đ 1,6đ Tổng số câu 16 11 13 10 Tổng số 3,2đ 2,2đ 2,6đ 2đ điểm Ngày tháng năm 2021 Ngày tháng năm 2021 TỔ/ NHÓM DUYỆT ĐỀ T.M. BAN GIÁM HIỆU Đỗ Hồng Hải