Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 5690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_sinh_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS NAM TIẾN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên học sinh: Môn: SINH 7 TIẾT PPCT: 31 Lớp: ( Thời gian làm bài: 45 phút) ( Đề thi gồm có: 3 trang ) Điểm Lời phê của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người? A. Làm hại cây trồng. B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán. C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai? A. Thân mềm. B. Hệ tiêu hóa phân hóa. C. Không có xương sống. D. Không có khoang áo. Câu 3: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây? A. Nơi sinh sống. B. Khả năng di chuyển. C. Kiểu vỏ. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 4: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. trùng biến hình và trùng roi xanh. B. trùng roi xanh và trùng giày. C. trùng giày và trùng kiết lị. D. trùng biến hình và trùng kiết lị Câu 5: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu? A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng. Câu 6: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì? A. Bắt mồi và bò. B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi. C. Giữ và xử lí mồi. D. Định hướng và phát hiện mồi. Câu 7: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở. Câu 8: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù. B. Thu hút con mồi lại gần tôm. C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm. D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù. Câu 9: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
  2. A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ. B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục. C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm. D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang. Câu 10: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai? A. Là động vật lưỡng tính. B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau. C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng. D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi. Câu 11: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ? A. 3600 loài. B. 20000 loài. C. 36000 loài. D. 360000 loài. Câu 12: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng: A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Cộng sinh Câu 14: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác : (1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. (2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. (3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. (4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí. A. (3) → (2) → (1) → (4). B. (2) → (4) → (1) → (3). C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (2) → (4) → (3) → (1). Câu 15: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ? A. Ve bò. B. Nhện nhà. C. Bọ cạp. D. Cái ghẻ. Câu 16: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ? A. Đôi chân xúc giác. B. Bốn đôi chân bò. C. Các núm tuyến tơ. D. Đôi kìm. Câu 17: Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào? A. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực. B. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực. C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái. D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái. Câu 18: Ở cua, giáp đầu – ngực chính là A. mai. B. tấm mang. C. càng. D. mắt. Câu 19: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?
  3. A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh. C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh. Câu 20: Thức ăn của châu chấu là A. côn trùng nhỏ. B. xác động thực vật. C. chồi và lá cây. D. mùn hữu cơ. Câu 21: Lớp Sâu bọ có khoảng gần A. 36000 loài. B. 20000 loài. C. 700000 loài. D. 1000000 loài. Câu 22: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh? A. Bọ ngựa. B. Bọ rầy. C. Bọ chét. D. Rận. Câu 23: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm? 1. Tôm hùm 2. Cua nhện 3. Tôm sú 4. Ve sầu Số ý đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội? A. Kiến B. Ong C. Mối D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 25: Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài ? A. Trên 10 nghìn loài B. Dưới 9 nghìn loài C. Trên 9 nghìn loài D. Dưới 10 nghìn loài
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM TRẮC NGHIỆM Tổng điểm: 10 đ Gồm: 25 câu mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm Câu/Đáp 1D 2D 3A 4D 5B 6B 7B 8D 9C 10A án Câu/Đáp 11C 12D 13B 14C 15C 16B 17B 18A 19A 20C án Câu/Đáp 21D 22A 23C 24D 25C án 1D 2D 3A 4D 5B 6B 7B 8D 9C 10A 11C 12D 13B 14C 15C 16B 17B 18A 19A 20C 21D 22A 23C 24D 25C MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Vận Thông Nội dung kiến thức Nhận biết Vận dụng dụng hiểu cao TN TN TN TN Ngành động vật C4, C5 nguyên sinh Số câu 2 2 Số điểm 0,8đ 0,8đ Ngành ruột khoang C13 Số câu 1 1 Số điểm 0,4đ 0,4đ Các ngành giun C25
  5. Số câu 1 1 Số điểm 0,4đ 0,4đ Ngành Thân mềm C1, C2, C3 Số câu 3 3 Số điểm 1,2đ 1,2đ Lớp giáp xác C6, C7 C8, C17 C9, C18 C10 Số câu 2 2 2 1 7 Số điểm 0,8đ 0,8đ 0,8đ 0,4đ 2,8đ Lớp hình nhện C11, C12 C14 C15 C16 Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 0,8đ 0,4đ 0,4đ 0,4đ 2đ Lớp sâu bọ C19, C20 C21, C22 C23 C24 Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 0,8đ 0,8đ 0,4đ 0,4đ 2,4đ Tổng số câu 9 7 5 4 25 Tổng số điểm 3,6đ 2,8đ 2,0đ 1,6đ 10đ Ngày tháng năm 2021 Ngày tháng năm 2021 TỔ/ NHÓM DUYỆT ĐỀ T.M. BAN GIÁM HIỆU Trần Thị Thịnh