Đề kiểm tra định cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4

doc 4 trang Hoài Anh 24/05/2022 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂM TRA ĐỊNH CUỐI HỌC KÌ I THỊ TRẤN PHÙNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Thời gian làm bài: 80 phút (Phần đọc thầm và làm bài tập+Phần B) Họ và tên: Lớp 4A Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm đọc: Điểm viết: ( Họ tên, chữ kí) ( Họ tên, chữ kí) Điểm chung: Nhận xét: PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1-Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2-Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 15; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ tham dự một buổi họp tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía, sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn, bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy và kiên nhẫn thuyết phục họ cho Giêm-mi đi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp, đôi chân Giêm-mi đã khỏe mạnh, lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và
  2. sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Đã nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi rằng: “Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài.” Theo Hạt giống tâm hồn Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và làm các bài tập sau: 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may? a. Bị ốm nặng b. Bị tật ở chân c. Bị hỏng mắt 2. Ông chủ đã làm gì để giúp cậu bé? a. Cho cậu tiền để bố mẹ cậu có vốn làm ăn buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu bé và cho cậu tiền để mua thuốc. c. Cho lái xe đến thuyết phục bố mẹ cậu và đưa cậu đi chữa bệnh. 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình đi làm việc đó? a. Vì ông bận rộn, không có thời gian. b. Vì ông rất ngại đi lại. c. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. 4. Sau khi phẫu thuật, đôi chân của Giêm-mi ra sao? a. Khỏe mạnh, lành lặn trở lại b. Đỡ hơn một chút so với trước c. Không có chuyển biến gì 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy sai người giúp việc làm khi mình bận rộn. b. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. c. Khi mình giàu có nhất định phải đi làm từ thiện. 6. Em hiểu câu nói của ông chủ với người bố bạn nhỏ: “Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài.” ý nói gì? 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. Chắc chắn, lành lặn, bình thường b. Chắc chắn, lành lặn, may mắn c. Lành lặn, bình thường, may mắn 8. Từ “tấm lòng” trong câu “Ông chủ là người có tấm lòng đáng quý.” thuộc từ loại nào?
  3. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 9. Câu : “Cháu muốn đôi chân mình lành lặn không?” của ông chủ dùng để: a. Hỏi chính mình b. Hỏi bố bạn nhỏ c. Hỏi Giêm-mi . 10. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu: “Cuối cùng, đôi chân của Giêm-mi đã khỏe mạnh, lành lặn trở lại.” PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: "Cánh diều tuổi thơ" (Tiếng Việt 4 - tập 1 trang 146) đoạn từ “Ban đêm, trên bãi thả nỗi khát khao của tôi.” II. Tập làm văn (6 điểm): Em có rất nhiều đồ chơi đẹp, hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM): (Điểm đọc thành tiếng + Điểm đọc thầm và làm bài tập) I. Đọc thành tiếng (3 điểm): - HS đọc diễn cảm đoạn văn và trả lời hỏi tốt cho 3 điểm. - Tùy từng bài đọc của HS, GV cân đối cho điểm phù hợp. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Mức 1 b 0,5 điểm M1 2 c 0,5 điểm M1 3 c 0,5 điểm M2 4 a 0,5 điểm M1 5 b 1 điểm M3 Trong cuộc sống, mình hãy sẵn lòng 6 giúp đỡ người gặp khó khăn mà không 1 điểm M4 đòi hỏi gì cả. Có như vậy mới đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân mình. 7 b 1 điểm M2 8 a 0,5 điểm M2 9 c 0,5 điểm M1 10 Cuối cùng, đôi chân của Giêm-mi như 1 điểm M3 thế nào? PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM): ( Điểm chính tả + Điểm tập làm văn) I. Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) - HS viết đúng cỡ chữ, trình bày bài viết đẹp, không sai lỗi nào cho 4 điểm. - Viết sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm. Trình bày bài chưa sạch đẹp trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn (6 điểm): * Nội dung: - Bài văn HS viết đúng thể loại văn tả đồ vật. - Câu văn viết có hình ảnh, có cảm xúc của người tả. * Hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp. - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. * Chú ý: GV cân nhắc, tùy nội dung từng bài văn của HS mà cho điểm phù hợp. ĐIỂM TOÀN BÀI = (ĐIỂM ĐỌC+ ĐIỂM VIẾT) : 2 (Chú ý làm tròn 0,5 thành 1 điểm)