Đề kiểm tra định kỳ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2017-2018 - Trường TPDTBT THCS Phăng Sô Lin (Có đáp án)

doc 16 trang thaodu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2017-2018 - Trường TPDTBT THCS Phăng Sô Lin (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_de_3_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 3 - Năm học 2017-2018 - Trường TPDTBT THCS Phăng Sô Lin (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 3 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Câu 2: (4 điểm) a. Chép thuộc 8 câu thơ đầu trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. b. Cho biết vị trí của đoạn trích. c. Xác định thể loại của tác phẩm Truyện Kiều. Câu 3: (3 điểm) a. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc văn bản nào? Ai là tác giả? Và nêu nội dung của đoạn trích? Câu 1: (3 điểm) Em hãy phân tích hình ảnh Vũ Nương trong Văn bản” Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ ? Qua đó em có nhận xét gì về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ? - Hết - ( HS không được sử dụng tài liệu. GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 3 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 a. 3.0 (4.điểm) Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu b. Vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, 0.5 giới thiệu gia cảnh của Kiều c. Truyện Kiều thuộc thể loại: Truyện nôm 0.5 2 - Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc 1,0 (3 điểm) văn bản Truyện Lục Vân Tiên - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Nội dung: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện 2,0 khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na ân tình. 3 + Vũ Nương khi chưa lấy chồng. 0.5 (3 điểm) + Vũ Nương khi mới lấy chồng. 0.5 + Khi chồng đi lính. 0.5 + Khi chồng trở về. 0.5 -> Số phận người phụ nữ trong xã hội cũ: Họ là những 1,0 người có “tư dung tốt đẹp” nhưng lại phải chịu một cuộc sống bất hạnh, một số phận oan nghiệt Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
  3. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 5 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) a. Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã được học. b. Đọc đoạn thoại sau và cho biết những phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Trông thấy thầy giáo, A chào rất to: - Chào thầy. Thầy giáo trả lời và hỏi - Em đi đâu đấy? - Em làm bài tập rồi - A đáp. Câu 2: (4 điểm) a. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? b. Tìm lời dẫn trong câu sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Hoạ sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quyét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” Câu 3: (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Chỉ rõ tác dụng của các biện pháp đó trong đoạn văn? - Hết - ( HS không được sử dụng tài liệu. GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  4. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ: I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 5 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 - Các phương châm hội thoại đã học: 1,5 (3.điểm) Phương châm về lượng Phương châm về chất. Phương châm quan hệ Phương châm cách thức. Phương châm lịch sự. - Lời thoại thứ nhất của A “Chào thầy” không tuân thủ 0.75 phương châm lịch sự. Chào thầy giáo nhưng chào trống không, thiếu từ nhân xưng và tình thái từ. - Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan 0.75 hệ. Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi.” Nói không đúng vào đề tài, lạc đề 2 a. * Giống nhau: (4 điểm) Đều dẫn lại lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật 0,5 * Khác nhau: - Cách dẫn trực tiếp: + Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người 0,5 hoặc nhân vật. + Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 0,5 - Cách dẫn gián tiếp: + Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc 0,5 nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. + Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc 0,5 kép. b. Xác định: - Lời dẫn:“ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp 0,5 quyét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” - Ý nghĩ của nhân vật - Lời dẫn trực tiếp 1,0 3 - Học sinh viết đoạn văn có câu chủ đề, nội dung thống 2.5 (3 điểm) nhất và hoàn chỉnh, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho phù hợp 0.5 - Tác dụng của các biện pháp so sánh trong đoạn văn.
  5. Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
  6. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Hãy chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Cho biết biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong khổ thơ ? Câu 2: (3 điểm) Trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Làng” của Kim Lân? Câu 3: (3 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long - Hết - ( HS không được sử dụng tài liệu. GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
  7. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ: I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 6 666 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 - Hs chép thuộc lòng 2,0 (4.điểm) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi - Biện pháp tu từ So sánh: Mặt trời- hòn lửa 1,0 Nhân hoá: Sóng cài then, đêm sập cửa 1,0 Nội 2 - Nội dung: (3 điểm) Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng 2,0 chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng - Nghệ thuật: Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống 1,0 truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật 3 - Giới thiệu khái quát về tác phẩm và vẻ đẹp của anh 0,5 (3 điểm) thanh niên. - Phân tích phẩm chất của anh thanh niên : + Say mê, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. 0,5 Công việc thầm lặng mà cần thiết cho xã hội. 0,5 + Sôi nổi, cởi mở, chân thành với mọi người. Sống ngăn nắp khoa học. + Khát khao được đọc sách, được học tập. 0, 5
  8. + Khiêm tốn, lịch sự, tế nhị, luôn quan tâm đến người 0, 5 khác. - Bài học liên hệ bản thân 0, 5 Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
  9. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 1 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Câu 1: Em hãy thuyết minh về con trâu ở làng quê.
  10. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ: I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 1 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM (1.điểm) Mở Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng 1,0 bài ruộng, làng quê Việt Nam Thân * Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu: bài - Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần 0,75 hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. - Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, 0,75 xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm - Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa 0,75 một con * Lợi ích của con trâu: (8 điểm) + Trong đời sống vật chất: - Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người 0,75 nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. - Là tài sản quý giá của nhà nông. 0, 5 - Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ 0,75 nghệ + Trong đời sống tinh thần: - Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em 0,75 ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu *Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về 0,75 tuổi thơ chăn trâu: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 0,75 “Ai bảo chăn trâu là khổ ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao - Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: + Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. 0,5 + Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. 0,5 + Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á 0,5 được tổ chức tại Việt Nam. Kết - Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống 0,5
  11. (1 điểm) bài người nông dân ở làng quê Việt Nam. - Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. 0,5 Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
  12. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 2 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó?
  13. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ: I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 2 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM Mở + Viết thư cho ai? 0,25 (1.điểm) bài + Lý do viết thư? 0,25 + Hỏi thăm? 0,25 + Nguyên nhân vì sao mình về thăm trường ? ( nhân 0,25 dịp nào, đi cùng ai) (8 điểm) Thân - Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào 0,75 bài thời điểm nào? Lí do đến trường) - Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và 0,75 bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?) - Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? 1,0 Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao? ). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội (So sánh ) - Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? 1,0 Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?) - Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời 0,75 xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? - Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô 0,75 mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất? - Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9 ? Cô thay đổi ra 0,75 sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?) - Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình 0,75 hình một số bạn học? Về công việc của mình? + Tâm trạng cô ra sao? 0,75 + Tình cảm em như thế nào? 0,75 Kết + Cảm nhận, đánh giá về ngôi trường và tình thầy 0,5 (1 điểm) bài trò. + Những dự định sẽ làm sau khi về thăm trường. 0,5 Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
  14. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 4 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) (Đề kiểm tra gồm 1 trang) ĐỀ BÀI Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ ?
  15. PHÒNG GD & ĐT SÌN HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TRƯỜNG PTDTBT THCS HỌC KỲ: I NĂM HỌC 2017 - 2018 PHĂNG SÔ LIN Môn: Ngữ văn Lớp: 9 ĐỀ SỐ: 4 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM (1.điểm) Mở - Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở 1,0 bài trong trường lớp, ngoài xã hội. - Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên. (8 điểm) Thân Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): bài + Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn 1,0 cảnh nào,thời gian nào? - Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm): + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? 1,0 + Đó là người thầy(cô) như thế nào? 1,0 + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy 1,0 (cô). + Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô. 1,0 - Diễn biến của câu chuyện: + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? 1,0 Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện? + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và 1,0 những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc. - Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu 1,0 chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (1 điểm) Kết Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ 1,0 bài trong hành trang vào đời của tuổi học trò. Tổng 10 điểm (Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)