Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021
- PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ 1 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức, cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận dữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Quang Kiệt - theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận dữ của cơn gió và không hề gục ngã.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 4 (1,0 điểm): Qua nội dung câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Viết từ 2-3 câu văn) II. TẬP LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố. Hết
- PHÒNG GD&ĐT TP. LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ 2 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn: “Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 4 (1,0 điểm): Qua nội dung câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Viết từ 2-3 câu văn) II. TẬP LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cho và nhận trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 A. Yêu cầu chung - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: 1 0,5 tự sự. - Câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận dữ của cơn gió và không hề gục ngã.” sử dụng biện 2 pháp tu từ: nhân hóa. 0,5 - Tác dụng: Diễn tả bản lĩnh kiên cường của cây sồi trước sự giận dữ của cơn gió. Nội dung, ý nghĩa của văn bản: Qua hình ảnh ngọn gió và cây sồi, văn bản muốn gửi gắm tới chúng ta bài học: Trong 3 cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực 1,0 và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Từ nội dung câu chuyện, HS biết rút ra bài học cho bản thân: I * Mức tối đa: HS nêu được đúng hoặc gần đúng các ý sau: (0,75 -> 1,0 điểm) - Không nên bi quan, chán nản tuyệt vọng trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn thử thách của cuộc sống. 1,0 - Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản 4 lĩnh kiên cường trước mọi phong ba, bão táp của cuộc đời. * Mức chưa tối đa: HS biết rút ra bài học có ý đúng hoặc phù hợp song chưa đủ các ý trên. (0,25 -> 0,5 điểm) * Mức chưa đạt: HS làm bài không đúng hoặc không làm bài. (0 điểm) *Lưu ý: Với lớp C, D, E chỉ cần học sinh nêu được bài học, nhưng với lớp A, B học sinh cần trình bày đúng hình thức đoạn văn, có những bài học sâu sắc mới được điểm tối đa. LÀM VĂN 7,0 Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 II em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu: a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25
- b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý chí, nghị lực trong cuộc 0,25 sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác 1 lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày 1,0 các ý sau: * Giải thích - Ý chí, nghị lực: là bản lĩnh, là sự dũng cảm và lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để đặt mục tiêu đề ra. 0,25 - Người có ý chí, nghị lực là người có sức sống mạnh mẽ, luôn kì trì, nhẫn nại vượt qua chông gai, khắc phục hoàn cảnh. * Bàn luận - Vai trò, ý nghĩa của ý chí, nghị lực: 0,25 + Nó giúp cho chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, có niềm tin vào bản thân. + Thay đổi hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích và ý nghĩa hơn. + Người có ý chí, nghị lực sẽ luôn được mọi ngời ngưỡng mộ, cảm phục, dồng thời tạo được lòng tin ở người khác. (Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ) * Bàn luận mở rộng: 0,25 - Phê phán những người không có ý chí, nghị lực vừa gặp khó khăn đã nản chí; thấy thất bại thì chán nản, buông xuôi. Hay những người có điều kiện nhưng không chịu học tập, sống buông thả, không nghĩ đến tương lai. * Bài học nhận thức và hành động 0,25 + Nhận thức: Cần nhận thức rõ ý nghĩa của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. + Hành động: Tích cực rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực thể hiện ý chí, nghị lực. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,25 vấn đề nghị luận. Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ 5,0 bờ trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ 0,25 2 mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện được quan niệm của người viết. Kết bài khẳng định được nội dung nghị luận.
- b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích nhân vật 0,25 chị Dậu - một người phụ nữ có hoàn cảnh nghèo khổ nhưng đảm đang, yêu chồng và có tinh thần đấu tranh. c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Giáo viên chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính 0,25 xác, hấp dẫn. 2. Phân tích nhân vật chị Dậu a. Khái quát chung 0,5 - Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. - Vị trí đoạn trích, nội dung chính. b. Phân tích, chứng minh b1. Chị Dậu là một người nông dân nghèo, có hoàn cảnh 0,75 gia đình thật đáng thương. - Hai vợ chồng và ba đứa con thơ. - Nghèo nhất nhì trọng hạng cung đinh. - Bán khoai, bán chó, bán đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu cho chồng. - Thiếu suất sưu của người em chú đã mất từ năm ngoái nên anh Dậu bị lôi ra đình đánh, đập và trả về như một cái xác không hồn. b2. Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu chồng 0,75 thương con. - Nấu cháo cho chồng con ăn. Cháo chín múc la liệt, quạt quạt cho nhanh nguội; bê cháo đến bên chồng, mời chồng ăn, xem chồng ăn, - Nhẫn nhục van xin cai lệ và người nhà lí trưởng khất sưu. - Vùng lên đấu tranh để bảo vệ chồng. b3. Chị Dậu là người phụ nữ cứng cỏi, có sức sống tiềm 1,0 tàng, có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt. - Thay đổi cách xưng hô với cai lệ. - Cự lại bằng lí lẽ. - Đánh trả bằng hành động quyết liệt. c. Đánh giá, mở rộng 0,5 - Đánh giá về nghệ thuật để làm nên thành công khi xây dựng nhân vật. - Mở rộng: liên hệ với nhân vật có nét tương đồng. (Ví dụ: nhân vật lão Hạc) 3. Kết thúc vấn đề 0,25 - Khái quát về nhân vật chị Dậu.
- - Khẳng định về cuộc đời và phẩm chất của chị Dậu. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, 0,25 có cách diễn đạt mới mẻ (đi từ vấn đề lí luận hoặc so sánh với tác phẩm khác) ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: 1 0,5 tự sự. - Câu văn: “Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?” sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa. 2 - Tác dụng: Diễn tả sự từ tốn, nhẹ nhàng mà thâm thúy của 0,5 cây si già. Cây muốn cậu bé hiểu được nỗi đau mà cây đang phải chịu đựng. Nội dung, ý nghĩa của văn bản: Qua hình ảnh cậu bé và cây si già, văn bản muốn gửi gắm tới chúng ta bài học: Trong 3 cuộc sống, những gì không tốt đẹp (sự đau đớn, khổ đau, mất 1,0 mát, bất hạnh ) mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận. Từ nội dung câu chuyện, HS biết rút ra bài học cho bản 1,0 I thân: * Mức tối đa: HS nêu được đúng hoặc gần đúng các ý sau: (0,75 -> 1,0 điểm) - Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn như nỗi đau đớn, sự bất hạnh, - Phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu 4 hiểu, sẻ chia và thông cảm với nỗi đau của họ. * Mức chưa tối đa: HS biết rút ra bài học có ý đúng hoặc phù hợp song chưa đủ các ý trên. (0,25 -> 0,5 điểm) * Mức chưa đạt: HS làm bài không đúng hoặc không làm bài. (0 điểm) *Lưu ý: Với lớp C, D, E chỉ cần học sinh nêu được bài học, nhưng với lớp A, B học sinh cần trình bày đúng hình thức đoạn văn, có những bài học sâu sắc mới được điểm tối đa. LÀM VĂN 7,0 Viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 II em về vấn đề được đưa ra trong phần đọc hiểu: a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25
- b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “cho” và “nhận” trong 0,25 cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác 1 lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày 1,0 các ý sau: * Giải thích - Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. 0,25 - Nhận là sự thu về, chính là được đáp trả, được đền ơn. - Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. * Bàn luận - Biểu hiện: cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều mảnh đời 0,25 bất hạnh cần nhận được sự yêu thương chia sẻ của mọi người. Và rất nhiều người đã trao yêu thương, đã cho đi. Có thể cho đi vật chất, có thể là tinh thần. - Ý nghĩa: cuộc sống trở lên hạnh phúc hơn ở cả người cho và người nhận. (Lấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ) * Bàn luận mở rộng: 0,25 - Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả. - Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại. * Bài học nhận thức và hành động 0,25 + Nhận thức: Cần nhận thức rõ ý nghĩa của “cho” và “nhận” trong cuộc sống. + Hành động: Tích cực rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để thấy đời có ý nghĩa hơn. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,25 vấn đề nghị luận. 2 Giống câu 2 của đề 1 5,0 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm
- Lưu ý chung: - Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc câu 1 của phần Làm văn viết thành bài, câu 2 phần Làm văn chỉ viết một đoạn văn. - Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. Hết