Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2020-2021

doc 6 trang Hoài Anh 367310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_chan_troi_san.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2020-2021

  1. Trường TH&THCS PHONG ĐÔNG Đề kiểm tra giữa HKI. Năm học 2020-2021 Môn: Tiếng Việt. Lớp4/ Điểm Thời gian: 60 phút Họ và tên: . Ngày kiểm tra: 12/11/2020 Điểm Lời nhận xét của thầy (cô) giáo A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích : - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. (Theo Truyện nước ngoài) Khoanh tròn vào chữ cái ( a, b, c, d) đặt trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi. Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào? (0,5 diểm) M1 a. Lấp lánh. b. Chói chang. c. Dịu dàng. d. Ấm áp Câu 2. Hoa hỏi gió điều gì ? (0,5 diểm) M1 a. Gió có thích tiếng hát của hoa không. b. Gió có thích bài hát đó không. c. Gió có thích hát không . c. Gió có thích hát cùng hoa không. Câu 3. Gió trả lời hoa thế nào ? (0,5 diểm) M1 a. Ơ, đó là bạn hát à ? b. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió. c. Gió không thích bài hát đó. d. Ơ, chính tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
  2. Câu 4. Tiếng ai do những bộ phận nào cấu tạo thành ? (0,5 điểm) M2 a. Âm đầu và vần b. Vần và thanh c. Âm đầu và thanh d. Cả âm đầu, vần và thanh Câu 5 : : Dòng nào sau đây có 3 từ láy ? (1 điểm) M2 a. Dịu dàng, thấp thoáng, ngân nga. b. Dịu hiền, thấp thoáng, ngân nga. c. Dịu dàng, thấp bé, ngân nga. d. Dịu dàng, thấp thoáng, ngân hàng. Câu 6. Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ? (1 điểm) M3 Câu 7. Hãy kể những việc làm em đã hợp tác với bạn trong học tập ? ( 1 điểm) M4 . . Câu 8. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì ? (1 điểm) M2 a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn. c. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. d. Báo hiệu việc liệt kê sau nó. Câu 9. Em hãy đặt một câu có sử dụng động từ ? (0,5 điểm) M3 Câu 10. Tìm từ cùng nghĩa với từ “ trung thực” ( 0,5 điểm) M2 . . B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết. Bài “ Chị em tôi” ( Viết từ “ Tôi sững sờ tỉnh ngộ”) ( Trang 66 SGK
  3. 2. Tập làm văn ( 8 điểm) Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn hoặc người thân để kể về tình hình học tập của em.
  4. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 8 Ý c b d b a c 6. Hãy biết lắng nghe để hiểu nhau. 7. VD. Đổi vở kiểm tra bài, thảo luận bài 9. VD. Bạn Lan đang nấu cơm. 10. VD. Ngay thẳng, thật thà II.Kiểm tra viết. 10 điểm 1. Chính tả.(nghe-viết) (15 phút) - 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2điểm. - Sai 4 lỗi trừ 0,5 điểm, các lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần. 2. Tập làm văn.- 8 điểm Nội dung của một bức thư, thường có những phần sau : - Trên cùng đề rõ: Nơi viết thư, ngày tháng năm viết thư. - Nêu rõ danh tính của người nhận thư, xác định rõ quan hệ tôn kính, thân thiết, để gọi, để bày tỏ tình cảm. Ví dụ dùng các từ ngữ như: Kính gửi , Thân gửi cho đúng mực. - Phần chính của bức thư, người viết nói rõ lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe, các tin tức cần thiết, thông báo một vài điều cần thiết để người nhận thư biết rõ. Có thể đề nghị, yêu cầu, biểu lộ tình cảm Cuối bức thư là lời chúc, lời hứa, lời chào. Ký tên.
  5. Ma trận nội dung kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4: Số câu, Mức Mức Mức Mức Mạch kiến thức, kĩ năng số Tổng 1 2 3 4 điểm Đọc hiểu văn bản Số câu 3 1 1 5 Số 1,5 0,5 1 3 điểm Kiến thức tiếng việt Số câu 3 1 1 5 Số 2,5 0,5 1 4 điểm Số câu 3 4 2 1 10 Tổng Số 1,5 3 1,5 1 7 điểm Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4: S Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 T và Chủ đề Tổng T số TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Số câu 3 1 1 5 1 Đọc hiểu 1,2 6 7 Câu số 3 Số câu 3 1 1 5 Kiến thức 2 4,5, 10 9 Tiếng việt Câu số 8 Tổng số câu 3 3 1 2 1 10 Tổng số 3 4 2 1 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100%