Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020

doc 9 trang Hoài Anh 27/05/2022 3961
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. TRƯỜNG Năm học 2019 - 2020 Lớp 7 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Câu 1: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. Đa bào Câu 2: Cách sinh sản của trùng roi: A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C. Tiếp hợp D. Mọc chồi Câu 3: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là: A. Phổi người. B. Ruột động vật. C. Máu người D. Khắp mọi nơi trong cơ thể. Câu 4: Cấu tạo ngoài của thuỷ tức.
  2. A. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu B. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo. C. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng toả tròn, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu. D. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu lộn đầu. Câu 5: Cơ thể của Sứa có dạng? A. Hình trụ B. Hình dù C. Hình cầu D. Hình que Câu 6: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì: A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ô xi nên giun đất phải chui lên mặt đất C. Giun đất chui lên mặt đất để dễ dàng bơi lội D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài. Câu 7: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng A. Thức ăn của giun đất là: Vụn thực vật và mùn đất B. Thức ăn chủ yếu của đỉa là: sinh vật phù du trong nước C. Thức ăn của vắt là: nhựa cây D. Thức ăn chủ yếu của giun là: đất Câu 8: Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào? A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.
  3. B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh. D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột Khoang? (2 điểm) Câu 2. Nêu những cách phòng chống bệnh giun đũa kí sinh ở người? (2 điểm) Câu 3. Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? (2 điểm)
  4. Đáp án đề 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C C B B D D II. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1 (2 điểm) Đặc điểm chung: • Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi • Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào • Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Vai trò thực tiễn: • Tạo nên một vẽ đẹp kì diệu cho biển • Có ý nghĩa sinh thái đối với biển • Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng • Làm vật trang trí, trang sức • Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất Câu 2 (2 điểm) • Ăn chín uống sôi • Rửa tay trước khi ăn • Vệ sinh cá nhân, môi trường, diệt ruồi • Tẩy giun định kỳ 1-2 lần trong năm. * Lưu ý: các biện pháp hợp lý vẫn được tính điểm nhưng không quá 2 điểm. Câu 3 (2 điểm) Trùng roi giống thực vật ở các điểm: • Có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục • Có khả năng tự dưỡng Khác • Trùng roi có khả năng di chuyển • Dinh dưỡng dị dưỡng
  5. ĐỀ SỐ 2 Đề bài I. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu San hô không? Câu 2: (3,0 điểm) a/ Giun đũa có đặc điểm cấu tạo nào khác với Sán lá gan? b/ Giun đũa gây tác hại gì đối với sức khỏe con người? c/ Nêu biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người. Câu 3: (2 điểm) Vẽ hình Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh (chú thích rõ các bộ phận) II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng duy nhất trong các câu sau (1,0 điểm) Câu 1. Vì sao Sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do? A. Cơ thể có nhiều tua. B. Ruột dạng túi. C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới. D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ. Câu 2. Trùng biến hình di chuyển bằng bộ phận nào? A. roi B. lông bơi C. chân giả D. không có bộ phận di chuyển Câu 3: Đặc điểm cơ quan sinh dục của Giun đũa là:
  6. A. chưa phân hóa B. phân tính C. lưỡng tính D. cả câu B và C Câu 4: Ruột khoang có số lượng loài khoảng? A. 10000 loài B. 15000 loài C. 20000 loài D. 25000 loài Câu 5: Tìm các cụm từ (tiến và xoay, phân đôi cơ thể, tiếp hợp, đơn bào, đa bào, màng cơ thể, thành cơ thể) phù hợp điền vào chỗ trống (1,0 điểm) Trùng roi xanh là một cơ thể động vật (1) , di chuyển nhờ roi, vừa (2) , dinh dưỡng dị dưỡng, hô hấp qua (3) , bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách (4) Câu 6: Nối cột A với B cho phù hợp: (1,0 điểm) A B 1. Sán lá máu a. Kí sinh ở gan, mật trâu bò 2. Sán lá gan b. Kí sinh ở ruột non người 3. Sán bã trầu c. Kí sinh ở ruột lợn 4. Sán dây d. Kí sinh trong máu người Đáp án I. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) - San hô vừa có lợi và có hại:
  7. - Có lợi: (1,0 điểm) + Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô đá + Làm vật trang trí và đồ trang sức: san hô sừng hươu, san hô đỏ, san hô đen + Vật chỉ thị địa tầng trong nghiên cứu địa chất: hóa thạch san hô + Có ý nghĩa về mặt sinh thái: đảo ngầm san hô - Có hại: (0,5 điểm) Đảo ngầm san gây cản trở giao thông đường biển. - Biển nước ta rất giàu san hô: ở vịnh Hạ Long, vùng biển Côn Đảo và Hoàng Sa, trường Sa. (0,5 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) a/ Giun đũa có đặc điểm cấu tạo khác với Sán lá gan: (1,0 điểm) Giun đũa Sán lá gan - Cơ thể hình ống như chiếc đũa - Cơ thể hình lá dẹp - Có vỏ cuticun bao bọc cơ thể - Không có vỏ cuticun - Có khoang cơ thể chưa chính thức - Chưa có khoang cơ thể - Chỉ có cơ dọc - Có cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng, bụng - Ruột thẳng, có hậu môn - Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn - Cơ quan sinh dục phân tính - Cơ quan sinh dục lưỡng tính b/ Giun đũa gây tác hại đối với sức khỏe con người: (1,0 điểm) - Hút chất dinh dưỡng của người - Tiết độc tố vào cơ thể người - Gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột, tắc ống mật c/ Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người: (1,0 điểm) - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  8. - Giữ vệ sinh ăn uống, thân thể và môi trường - Đi vệ sinh đúng nơi qui định, xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh - Uống thuốc tẩy giun sán định kì 6 tháng một lần Câu 3: (2 điểm) Vẽ hình Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh 1. Roi 2. Điểm mắt 3. Không bào co bóp 4. Màng cơ thể 5. Hạt diệp lục 6. Hạt dự trữ 7. Nhân Vẽ hình 1,0 điểm, chú thích đúng đủ 1,0 điểm (sai hoặc thiếu 1 chú thích trừ 0,25 điểm) II. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi nội dung đúng 0, 25 điểm x 12 nội dung = 3,0 điểm Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A
  9. Câu 5: (1) Đơn bào (2) vừa tiến vừa xoay (3) màng cơ thể (4) phân đôi cơ thể Câu 6: 1+d 2+a 3+c 4+b Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết