Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 2811
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN TRƯỜNG TH LIÊN SƠN Họ và tên Lớp: . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 -2022 MÔN: TIẾNG VIỆT Giám thị Giám khảo Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc: Viết: TB: A. PHẦN VIÊT: I. Chính tả : ( 20 phút - 3đ ) II.Tập làm văn: (7 điểm) Đề bài: Em hãy viết một bức thư gửi thầy (cô) giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy (cô) nghe về tình hình lớp của em hiện nay.
  2. B. PHẦN ĐỌC: I. Đọc hiểu(30 phút-6điểm): Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này - Gì ạ? - À à không có gì. Chị chỉ nghĩ ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quả *Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói D. Cả 3 ý trên Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao? A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có D. Cả 3 ý trên Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
  3. A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật D. Cả 3 ý trên Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý? A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền D. Cả 3 ý trên Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện? A. Thương người như thể thương thân B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã D. Ở hiền gặp lành. Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật D. Cả 3 ý trên. Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt D. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt, ông lão. Câu 8: Trong câu: “Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là: A. Hai danh từ. Đó là: B. Ba danh từ. Đó là: C. Bốn danh từ. Đó là: D.Năm danh từ. Đó là: Câu 9: Câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? D.Cả ba kiểu Câu 10: Em hãy nêu 1 biện pháp trong 5 biện pháp 5K mà bộ y tế khuyến cáo để phòng chống dịch covid-19. II/. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 A. BÀI KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (3 điểm) GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 3 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,2 điểm.
  4. Tiêm chủng là gì? Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh đó. Khi một lượng nhỏ vi rút có trong vắc-xin tiến vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công “kẻ xâm nhập” và kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể người được tiêm, từ đó sẵn sàng chống lại các loại vi rút, vi khuẩn được tiêm trong vắc-xin. II. Tập làm văn (7 điểm): 35 phút * Yêu cầu: - Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư: viết được bức thư hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12- 15 câu. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. * Cho điểm: - Đảm bảo các yêu cầu trên: 7 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết - Lạc đề không cho điểm. * Lưu ý: - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0.2 điểm toàn bài. - Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa. B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I/. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm) II/. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A B A C C C A 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Điểm 1 điểm 1 điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm - Câu 8. Chọn C. Bốn danh từ. Đó là: giấy, thùng, ông lão, tiền - Riêng câu 10: HS có thể nêu 1 trong các biện pháp: khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế.
  5. UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN TRƯỜNG TH LIÊN SƠN Họ và tên Lớp: . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 -2022 MÔN: TOÁN (Thời gian: 40 phút) Giám thị Giám khảo Điểm Nhận xét của giáo viên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: M 1 Chữ số 5 trong số 324 858 301 thuộc hàng nào, lớp nào? A. Hàng chục nghìn, lớp nghìn. B. Hàng nghìn, lớp nghìn. C. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn. D. Hàng chục, lớp nghìn. Câu 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: M1 Trong số 124 658 731, chữ số 7 có giá trị bao nhiêu? A. 7 B. 70 C. 700 D. 7000 Câu 3: Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm trong phép tính 769 893 709 893 + 60 000 là: A. > B. < C. = D. Không so sánh được Câu 4: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: M4 Trung bình cộng hai số là 100, biết số thứ nhất hơn số thứ hai là 64. Vậy hai số đó là: A. 123 và 68 B. 18 và 82 C. 1230 và 680 D. 1322 và 689 Câu 5: Cho hình vẽ sau: M2 Đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng AC là: a. DA b. DE c. DC d. AB Câu 6: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 40 m, chiều rộng 24 m. Chu vi thửa ruộng là: a. 128m b. 64m c. 32m d. 4024m II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
  6. Câu 7: Tính: M1 4 yến 30 kg = .kg 3 km 15 m = m 5 thế kỉ = năm 4 giờ 36 phút = . phút Câu 8: Đặt tính rồi tính: M 2 516453 + 82398 463750 + 254081 789651 – 176012 462309 – 30554 Câu 9: Bình và An có tổng cộng 120 viên bi. Biết Bình có nhiều hơn An 20 viên bi. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? M3 Câu 10: Mẹ đi mua khẩu trang và nước sát khuẩn tay hết 100 000 đồng. Biết tiền mua nước sát khuẩn tay nhiều hơn tiền mua khẩu trang 34 000 đồng. Hỏi Mẹ mua khẩu trang hết bao nhiêu tiền? M4 ĐÁP ÁN MÔN TOÁN. CÂU CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6 CÂU 7 CÂU 8 CÂU 9 CÂU 10 ĐIỂM 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2 3 1 ĐÁP Mỗi ý Mỗi ý ÁN A C C A b A đúng đúng 0,25đ 0,5đ CÂU 9: - vẽ đúng sơ đồ:1đ - Tìm đúng số bi của Bình hoặc An: 1đ - Tìm đúng số bi của An hoặc Bình: 0,5đ - Đáp số đúng 0,5đ CÂU 10: Mẹ mua khẩu trang hết số tiền là: (100 000 – 34 000) : 2 = 33 000 (đồng) Đáp số:33 000 (đồng)