Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_mon_ngu_van_lop_7.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (5đ) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm . Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định nội dung của đoạn thơ? Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (5đ) Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” HẾT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút ĐỀ 2 I. ĐỌC - HIỂU (5đ) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu.” Câu 1: Xác định thể thơ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính Câu 3: Xác định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sáu Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ Câu 5: Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì? II. LÀM VĂN (5đ) Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN RIÊNG ĐỀ 1 ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5đ 2 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. 0,5đ 3 - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. 0,5đ + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. 0,5đ - Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 1đ 4 - HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu) - HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân: + Vai trò của quê hương. + Giáo dục tình yêu quê hương. 2đ ĐỀ 2 1. - Lục bát 0,5đ 2. - Biểu cảm 0,5đ 3. - So sánh => Qua hình ảnh so sánh, tác giả đã ngợi công lao to lớn, cao đẹp cũng như sự vất vã nhọc nhằn người thầy khi đã dùng tất cả tài năng, tâm huyết của mình để chắp cánh cho bao thế hệ học trò. Hình ảnh đó cũng giống như người lái đò đưa khách sang sông. 1đ 4. - Nhận thức được công lao to lớn và nỗi gian khó, vất vã, nhọc nhằn của thầy. Biết ơn, cảm phục, quý trọng người thầy đồng thời ra sức quyết tâm học tập, tu dưỡng để không phụ công lao và ước mong của thầy. 1đ 5. - Biết ơn công lao thầy cô. - Yêu kính người thầy. 2đ PHẦN CHUNG Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. 2. Thân bài a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ - "Uống nước" ở đây nghĩa là gì? + Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống. + Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại. - "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa: + Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước. + Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng. => Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát". b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?
- Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện: - Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết, ) - Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11, ) - Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ, ) c) Mở rộng vấn đề - Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc. - Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó. 3. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ. - Nêu bài học cho bản thân.