Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

docx 11 trang Hoài Anh 6390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS Năm học 2021 – 2022 Môn Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC- HIỂU ( 3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” ( SGK Ngữ văn 9 tập 1, Nxb Giáo dục, 2016, trang 94) Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Nêu vị trí của văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thành ngữ, điển cố được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4 ( 0,5 điểm): Qua đoạn thơ, em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Từ nội dung của phần đọc- hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Câu 2 ( 5 điểm): Kể một câu chuyện về tình yêu thương mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến. Hết UBND HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Yêu cầu Điểm - Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích 0,25 1 - Tác giả Nguyễn Du 0,25 - Nằm ở phần 2 của Truyện Kiều 0,5 2 - Nội dung: Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều 0,25 I. Đọc - *Chỉ ra: hiểu + Thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh; 0,25 (3đ) + Điển cố: sân Lai, gốc tử. 0,25 3 *Phân tích tác dụng: + Khắc họa nổi bật tâm trạng xót thương da diết, day 0,5 dứt khôn nguôi và băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều về việc không phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già;
  2. + Làm cho lời thơ trở nên sâu sắc/ thấm thía/ lời ít ý nhiều. + Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều; + Gợi không gian, thời gian xa xăm, vời vợi nhớ thương; + Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia của Nguyễn Du cũng là thái độ trân trọng ngợi ca phẩm chất cao đẹp của kiều tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm. *Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật: 0,5 đ - Là người con hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha mẹ và day dứt về bổn phận làm con của mình. 4 - Là người vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh, nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ cho cha mẹ. *Yêu cầu về hình thức 0,25 - Đảm bảo hình thức của một đoạn văn nghị luận; lập 1 luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề; diễn đạt lưu loát, trong sáng; không sai chính tả, dùng từ. *Yêu cầu về nội dung: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: - Giải thích: Lòng hiếu thảo là tình cảm, thái độ kính 0,25 trọng, tôn thờ, biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, với ông bà tổ tiên; là một trong những truyền thống II. Tập đạo đức cao đẹp của con người. làm văn - Bàn luận: 0,5 (7đ) + Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi người cần có; nghĩa vụ, bổn phận trách nhiệm của đạo làm con đối với cha mẹ, ông bà; là thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi con người. + Lòng hiếu thảo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và thấm đẫm nghĩa tình; là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, kết nối các thế hệ ; là nền tảng của đạo đức xã hội. - Dẫn chứng: 0,25 -Lật ngược vấn đề: trái với hiếu thảo là bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa, bỏ mặc cha mẹ chúng ta cần lên án, phê 0,25 phán. - Rút ra bài học:
  3. + Cần hiểu được bổn phận làm con, luôn đặt chữ “ 0,5 hiếu” làm đầu. + Biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng, chăm sóc cha mẹ, ông bà; ra sức học tập tu dưỡng để đem lại niềm vui niềm tự hào cho gia đình. *Yêu cầu về kĩ năng: 0,5đ - bài viết đúng kiểu bài văn tự sự. Dùng phương thức biểu đạt chính là tự sự, có sử dụng kết hợp hiệu quả các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận để làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn cho câu chuyện. - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài ( đưa dẫn câu chuyện về tình yêu thương), thân bài ( kể diễn biến câu chuyện), kết bài ( khép lại câu chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm). - Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong khi kể. *Yêu cầu về nội dung: 4,5 đ - Câu chuyện được chọn kể phải đúng yêu cầu: về tình yêu thương, huyện kể sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục tích cực ( tình yêu thương trong gia đình: ông bà, cha mẹ với con cháu; tình yêu thương của thầy cô giáo đối với học sinh; tình yêu thương của bạn bè với nhau; tình 2 yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với cây cỏ muôn loài. - Biết tạo tình huống và cốt truyện hấp dẫn; đưa dẫn và trình bày được diễn biến, kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật bộc lộ những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tâm lí phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, góp phần tỏa sáng chủ đề tư tưởng của truyện. *Cách cho điểm: - Điểm 4- 4,5: Hiểu đề, đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm 3- 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 2,0- 2,5: Đáp ứng được 1 /2 yêu cầu của đề, mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1- 1,75: Đáp ứng được một số yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi. - Điểm 0,25- 0,75: bài viết còn sơ sài, mắc vài lỗi diễn đạt.
  4. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề. Tổng điểm 10,0đ UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS Năm học 2021 – 2022 Môn Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 2 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC- HIỂU ( 3 điểm) Cho câu thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời” Câu 1 (1 điểm): Hãy chép tiếp ba câu thơ tiếp theo? Cho biết nội dung chính của bốn câu thơ đó? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ và phân tích tác dụng? Câu 3 (1 điểm): Cảm nhận của em về bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu ( sử dụng lời dẫn trực tiếp) PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tác hại trong việc lạm dụng điện thoại thông minh của con người hiện nay. Câu 2 (5 điểm): Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy, cô giáo cũ. Hết UBND HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 2 Phần Câu Yêu cầu Điểm - HS chép chính xác 4 câu thơ tả Thúy Vân. 0,75 ( HS chép sai, thiếu dấu câu 2 lỗi trừ 0,25 điểm) 1 - Nội dung: Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy 0,25 Vân. I. Đọc - hiểu Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ: (3đ) - Ẩn dụ hình thức ( khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, 0,25 2 ngọc thốt) - Nhân hóa ( mây thua nước tóc, tuyết nhường màu 0,25
  5. da) - Liệt kê các chi tiết: khuôn mặt, nét ngài, nụ cười, 0,25 giọng nói, mái tóc, làn da Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân- dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hài hòa, đúng là “ mười phân vẹn 0,25 mười”. * Mở đoạn: Bốn câu thơ trên trích trong văn bản “Chị em Thúy Kiều” thuộc tác phẩm “Truyện Kiều” 0,25 của Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân. * Thân đoạn: 0,5 - Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả cụ thể: khuôn mặt đầy đặn, cân đối, phúc hậu. Nghệ thuật liệt kê phối hợp với các tính từ làm toát lên vẻ đẹp phúc hậu: từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc, nụ cười, phong thái. - Đặc biệt nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ và sử dụng thành ngữ dân gian “hoa cười trang – Mây thua da”. Nguyễn Du mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân. - Từ ngữ chọn lọc, đặc tả kết hợp với các tính từ làm 3 toát lên vẻ đẹp lộng lẫy của Thúy Vân. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hài hòa của thiên thiên, tạo hóa. Thiên nhiên nhường, thua trước vẻ đẹp ấy mà không ghen ghét, đố kị, dự báo một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. - Bằng ngòi bút tài hoa kết hợp việc sử dụng các nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp quý phái, đài các của Thúy Vân. * Kết đoạn: Tóm lại, chỉ bằng những câu thơ 0,25đ luc bát ngắn gọn, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện bức chân dung Thúy Vân dịu dàng, trang nhã, phúc hậu, hài hoà. a. Yêu cầu về kỹ năng: - Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5đ - Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục. 2 b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể lựa chọn 1,5đ cách lập luận phù hợp để trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Có thể theo hướng sau: - Thực trạng: điện thoại thông minh hiện nay đang
  6. được sử dụng phổ biến, với nhiều tính năng hiện đại, II. Tập trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống làm văn của nhiều người. (7đ) - Tác hại của việc lạm dụng điện thoại thông minh đối với con người: ảnh hưởng đến thị lực, gây hại tới sức khỏe; bị trầm cảm, hạn chế khả năng giao tiếp; ảnh hưởng đến học tập, công việc; nguy cơ gây mất trí nhớ - Mỗi chúng ta cần sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp lý, hiệu quả. a. Yêu cầu chung: Học sinh viết được bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm nghị luận, có sử dụng 0,5 hợp lý các hình thức ( đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm). - Trình bày – đúng đủ bố cục bai phần của bài văn. - Hàn văn mạch lạc, trong sáng và không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu cụ thể: - Đảm bảo thể thức văn bản - Xác định đúng vấn đề cần tự sự - Trình bày diễn biến các sự việc và những suy nghĩ của người kể về kỷ niệm sâu sắc với thầy cô giáo cũ, có sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm nghị luận, có sử dụng hợp lý các hình thức ( đối thoại, độc thoại, độc 2 thoại nội tâm). 1. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu về thầy, cô giáo cũ cùng với một kỉ niệm sâu sắc - Cảm nhận khái quát của học sinh khi nhớ về kỉ niệm đó 2. Thân bài: Kể diễn biến kỉ niệm sâu sắc với 4 thầy, cô giáo cũ - Kỷ niệm với thầy, cô giáo cũ diễn ra ở đâu, thời gian nào, có những ai cùng chứng kiến? - Kỷ niệm sâu sắc đó diễn biến cụ thể như thế nào? - Kỷ niệm đó có những tác động đến suy nghĩ, tình cảm, hành động của học sinh? - Khi nhớ và kể lại kỷ niệm sâu sắc đó bản thân học sinh có nhưng nhận thức như thế nào trong hiệ tại và tương lai?
  7. 3. Kết bài: 0,25 -Khẳng định những cảm xúc sâu sắc của bản thân qua kỷ niệm được kể lại. -Liên hệ hiện tại của bản thân. Hết
  8. UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS Năm học 2021 – 2022 Môn Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy VũNương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờtán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳngthể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất. (Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, trang 48, NXB Giáo dục, 2017) Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Cho biết thể loại và nguồn của văn bản đó? Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫngián tiếp. Câu 3 (1 điểm): Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người như thế nào? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm)Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. Câu 2 ( 5 điểm): Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. Hết UBND HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 3 Phần Câu Yêu cầu Điểm 1 - Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “ Chuyện người 0,25
  9. I. Đọc - con gái Nam Xương”. hiểu - Tác giả: Nguyễn Dữ. 0,25 (3đ) - Thể loại: Truyện truyền kì 0,25 - Nguồn gốc: Truyện cổ tích Việt Nam Vợ chàng 0,25 Trương - Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên: + Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết 0,5 không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. + Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp: Chàng vội gọi, nàng vẫn dứng giữa dòng mà nói vọng 0,5 2 vào rằng nàng cảm ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ. Nàng đa tạ tình chàng nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa. (Chấp nhận cách diễn đạt linh hoạt của học sinh chỉ cần đảm bảo ý chính và chuyển cách ngôi, thay đổi hình thức câu cho phù hợp) Câu 3. Qua câu nói của Vũ Nương với chồng, em nhận thấy nàng là con người : 1,0 - Vũ Nương là người sống nặng nghĩa nặng tình, luôn biết ơn người đã có công giúp mình, sống có 3 trước có sau (với Linh Phi) - Nàng cũng là người bao dung nhận hậu (hiểu tấm lòng, ghi nhận sự ân hận của Trương Sinh) => Đó là một người phụ nữ tốt đẹp đáng được trân trọng, ngợi ca. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình 1,5 bày theo hướng sau: * Giới thiệu về tình cảm gia đình. 1 * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - II. Tập em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên.
  10. làm văn * Vai trò của tình cảm gia đình: (7đ) + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. (Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). 0,25 a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự b. Xác định đúng vấn đề tự sự 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày 4,5 theo hướng sau: 1. Mở bài: – Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? 2. Thân bài: – Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. – Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá, – Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ ). 2 Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội So sánh trước kia với hiện tại. – Tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa, nêu lên cảm xúc lúc đó của em. – Nói về gặp lại thầy cô, những ai còn vẫn đang còn dạy, những ai đã nghỉ hưu. Kể về kỉ niệm gắn bó với những thầy cô thân thiết nhất. – Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp. Thầy cô đó đã thay đổi ra sao, miêu tả những thay đổi ngoại hình, khuôn mặt. – Thầy cô trò nhắc lại kỉ niệm lúc xưa cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình các bạn cũ và công việc của họ hiện tại. + Tâm trạng của thầy cô giáo sau khi nghe câu chuyện em kể thế nào ? cảm xúc ra sao ?
  11. + Cảm xúc của em lúc đó thế nào ? (xúc động, buồn ) 3. Kết bài: Cảm xúc của em trong buổi về thăm trường. Hết