Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8

docx 10 trang Hoài Anh 17/05/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8

  1. ĐỀ KIỂM TRA GDCD 8 GIỮA KÌ I Câu 1: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Cả A,B,C. Câu 2: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ? A. Tôn trọng các dân tộc khác. B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. C. Học hỏi các dân tộc khác. D. Giúp đỡ các dân tộc khác. Câu 3 : Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là? A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh. B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam. C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. D. Cả A,B,C. Câu 4 : Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam. B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới. C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài. D. Cả A,B,C. Câu 5: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
  2. A. Giáo dục và đào tạo. B. Kinh tế - xã hội. C. Quốc phòng - An ninh. D. Khoa học - Kĩ thuật. Câu 6: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ? A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ. B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật. C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học. D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật. Câu 7: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì? A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây. B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây. C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm. D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm. Câu 8: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì? A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình. B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình. C. Các bạn trẻ sống vô tâm. D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm. Câu 9: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
  3. A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình. B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế. C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc. D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực. Câu 10: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc? A. Điều kiện. B. Tiền đề. C. Động lực. D. Đòn bẩy. Câu 11: Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội? A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam. C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Cả A,B,C. Câu 12: Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là ? A. Hoạt động hành chính. B. Hoạt động chính trị - xã hội. C. Hoạt động nhân văn. D. Hoạt động nhân đạo. Câu 13 : Các hoạt động chính trị - xã hội là? A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi. B. Vận động bà con ủng hộ quần áo cho bà con vùng xâu, vùng xa.
  4. C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ. D. Cả A,B,C. Câu 14 : Hoạt động chính trị - xã hội là để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “ ” đó là ? A. Điều kiện. B. Tiền đề. C. Động lực. D. Yếu tố. Câu 15: Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là? A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần. B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm. C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè. D. Cả A,B,C. Câu 16: Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là? A. Trốn nghĩa vụ. B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời. C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương. D. Cả A,B,C. Câu 17: Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E ? A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. C. Gia đình bà E sống ích kỉ.
  5. D. Gia đình bà E sống vô cảm. Câu 18: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V? A. V là người sống vô tâm. B. V là người sống vô trách nhiệm. C. V là người vô cảm. D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng. Câu1 9: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí? A. Nhà nước. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do. D. Cả A và B. Câu 20: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào? A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn. B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác. C. Cảm thấy yêu đời hơn. D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc. Câu 21: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì? A. Không chơi với bất kì ai. B. Chỉ nên chơi với người xấu. C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.
  6. D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt. Câu 22: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ? A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng chí. D. Tình anh em. Câu 23 : Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là? A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó. B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân. C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm. D. Cả A,B,C. Câu 24 : Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là? A. Rủ bạn nghỉ học chơi game. B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học. C. Rủ bạn chơi ma túy. D. Cả A,B,C. Câu 25: Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là? A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống. C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. D. Cả A,B,C. Câu 26: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi ; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?
  7. A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình yêu. C. Tình anh em. D. Tình đồng nghiệp. Câu 27: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì ? A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật. B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt. Câu 28: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào? A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình bạn đầy toan tính. C. Tình bạn để vụ lợi. D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ. Câu 29: Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào? A. Chỉ có ở giới nam. B. Chỉ có ở giới nữ. C. Chỉ có ở giới tính thứ 3. D. Cả A và B. Câu 30: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn. B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn. C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  8. D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn Câu 31: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào? A. Pháp luật. B. Kỉ luật. C. Chữ tín. D. Liêm khiết. Câu 32: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 33 : Biểu hiện của pháp luật là? A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp. B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm. C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép. D. Cả A,B,C. Câu 34 : Biểu hiện của kỉ luật là? A. Nội quy lớp học. B. Quy chế thi cử. C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra. D. Cả A,B,C. Câu 35: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật.
  9. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. Câu 36: Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. Câu 37: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt. D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. Câu 38: Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 39: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì? A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì. D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.
  10. Câu 40: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ? A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn. C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn. D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn. (Quý thầy cô tự cho đáp án nhé – hoặc tham khảo trên GG!)