Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 8 trang hoaithuk2 23/12/2022 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_sach_chan_troi_sang.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài 90 phút I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 1. Năng lực - Đánh giá được mức độ nhận biết và thông hiểu đặc trưng thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK và tri thức tiếng Việt, khả năng diễn đạt, hành văn và cách rút ra ý nghĩa của các văn bản truyện. Phạm vi kiến thức gồm: + Phần Đọc - hiểu: Thể loại truyện ngụ ngôn.Thơ bốn chữ, năm chữ. + Phần Tiếng Việt: Phó từ , công dụng dấu chấm lửng. - Đánh giá mức độ vận dụng trong phần viết: + Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử + Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút. III. MA TRẬN & BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA 1. Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/ Kĩ Vận dụng % TT đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 3 0 4 1 0 1 0 60 -Bài học Đọc cuộc sống 1 hiểu (Truyện ngụ ngôn)
  2. 2 Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 2. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung/ Chương/ thức TT Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề Nhận Thông Vận Vận kiến thức biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: 3TN 4TN 1TL -Một số yếu tố của 1TL truyện ngụ ngôn như: đề tài , sự kiện, tình huống , cốt truyện , nhân vật , không gian, thời -Bài học gian ; tóm tắt được cuộc sống văn bản một cách 1 Đọc hiểu (Truyện ngắn gọn. ngụ ngôn) -Nêu được ấn tượng chung về văn bản ; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm . - Nêu được những
  3. trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học. - Nhận biết được phó từ và công dụng dấu chấm lửng. Thông hiểu: - Tóm tắt được văn bản và yêu cầu khi tóm tắt văn bản truyện ngụ ngôn. - Hiểu được suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật trong truyện ngụ ngôn. - Nêu được chủ đề của văn bản - Nêu được đề tài truyện ngụ ngôn. - Nêu được tác dụng của phó từ, công dụng dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử được gợi ra từ văn bản 1TL Viết bài Nhận biết: Viết được văn kể lại bài văn kể lại sự việc 2 Viết sự việc có có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự thật liên kiện lịch sử; bài viết quan đến có sử dụng yếu tố
  4. nhân vật miêu tả. hoặc sự Thông hiểu: HS có thể chọn: kiện lịch + Sự việc có thật sử liên quan đến nhân vật lịch sử. + Sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử. + Sự việc có thật liên quan đến cả nhân vật lẫn sự kiện lịch sử. Vận dụng: Sử dụng người kể’ chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí. Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện. Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết. Vận dụng cao: - Viết được bài văn có tính thống nhất, đảm bảo bố cục, đặc biệt là kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên. - Lời kể mạch lạc, sinh động, sáng tạo. Tổng 3TN 4TN 2TL 1TL Tỉ lệ% 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  5. IV. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang: - Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy! Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1 2 3 bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai: - Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ ! Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ. - Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ . A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Nhân vật chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ? A. Rùa. B. Rùa và Thỏ. C. Thỏ. D. Động vật trong rừng Câu 3. Trong câu văn sau, từ nào là phó từ? "Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng." A. đó. B. chạy. C. vẫn. D. dừng. Câu 4. Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1 2 3 bắt đầu ! A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  6. B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng D. Tất cả đều đúng. Câu 5. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Rùa và Thỏ là gì? A. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang. B. Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. C. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ. D. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Câu 6. Thỏ thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn? A. tự cao, tự đại, ngạo nghễ . B. chủ quan, bảo thủ, phiến diện. C. tự cao, tự đại, chủ quan . D. không lắng nghe ý kiến của người khác . Câu 7. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với truyện ngụ ngôn. Cột A Cột B 1.Nhân vật a) Suy nghĩ/ hành động/ lời nói ẩn chứa những bài học sâu sắc. 2.Hành động b) Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên, 3.Cốt truyện c) Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống. 4.Bài học d) Là loài vật, đồ vật, con người. 1+ 2+ 3+ 4+ Câu 8. Nêu ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ . Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử . - Hết -
  7. V. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ Văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 1+ d 2+ a 3+ b 4+ c 1,0 8 - Nêu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ: 1,0 +Ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. +Lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. 9 - HS nêu được cụ thể bài học. 1,0 +Chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. +Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”. II VIẾT 4,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 -Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử . - Mở bài: 0,25 + Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại + Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan - Thân bài: 2,5 Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện + Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện + Dấu tích liên quan Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử + Bắt đầu - diễn biến - kết thúc
  8. + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn, ); kết hợp kể chuyện với miêu tả Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận 0,25 của người viết về sự việc. 3. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. 4. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo 0,25