Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8

docx 8 trang Hoài Anh 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 8

  1. Ngày soạn: Ngày giảng: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 8 A. Mục đích, yêu cầu Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đã đề ra ở giữa học kỳ II; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kỹ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh. B. Nội dung Kiểm tra việc đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản thuộc các thể loại đã học (văn bản HS đã được học trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 và một trích đoạn/văn bản mới cùng đề tài, thể loại với văn bản đã học); tích hợp nội dung kiểm tra đọc – hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn. C. Thời gian kiểm tra: 90 phút D. Ma trận đề kiểm tra (Đính kèm) E. Đề kiểm tra (Đính kèm) G. Đáp án và hướng dẫn chấm (Đính kèm) Hoạt động lên lớp - Gv kiểm tra sĩ số lớp học. - Gv phát đề - Học sinh làm bài - Gv thu bài, nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của hs
  2. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG Môn: NGỮ VĂN 8 Năm học 2019 - 2020 Thời gian: 90 phút ĐỀ 1 Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh thấy thế nào?" (Trích Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về quyết định chọn Đại La làm kinh đô của nhà vua Lí Công Uẩn? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 8. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước. Câu 9. (5,0 điểm) Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – Hồ Chí Minh Hết
  3. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG Môn: NGỮ VĂN 8 Năm học 2019 - 2020 Thời gian: 90 phút ĐỀ 2 Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy ( ) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người ” (Trích Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp trong đoạn trích? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 8. (2,0 điểm) Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Câu 9. (5,0 điểm) Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” – Hồ Chí Minh. Hết
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 8 Năm học 2019 – 2020 ĐỀ 1 Nội dung Biểu Câu điểm Phần I. Đọc – hiểu 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 2 - Xét theo mục đích nói câu văn thuộc kiểu câu trần thuật 0,5 - Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lý do Lý Công Uẩn chọn Đại La 1,0 3 làm kinh đô: lợi thế về địa hình và phong thủy, khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô Mức tối đa: - Hình thức: Trình bày đúng thể thức của đoạn văn. Đoạn văn có câu chủ đề, viết đúng chính tả, đảm bảo tính liên kết giữa các câu văn - Nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau: 4 + Đó là quyết định đúng đắn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua 0,25 Lí Công Uẩn. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La đã khẳng định ý chí độc lập, tự cường, khát vọng thống nhất đước nước của triều đại nhà Lí. + Thực tế lịch sử đã chứng minh, Đại La (Hà Nội) ngày nay là một Thủ 0,25 đô ngàn năm văn hiến, giàu đẹp và thịnh vượng, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước + Bài học cho bản thân: Yêu nước, tự hào về đất nước, có ý thức học 0,5 tập để xây dựng quê hương, đất nước Mức chưa tối đa: HS trả lời được một, hai trong các nội dung trên (Mỗi (0,25 ý đúng được 0,5 điểm) ->0,5) Không đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời 0,0 *Lưu ý: Với lớp C,D chỉ cần HS nêu được cảm nhận về tác giả, bài học cho bản thân, nhưng với lớp A,B HS cần trình bày đúng hình thức đoạn văn, có những bài học sâu sắc mới được điểm tối đa. II. Phần tập làm văn 7,0 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: 2,0 1. Hình thức - Đảm bảo hình thức của đoạn văn NLXH khoảng 150 chữ. - Xác định đúng kiểu bài: NL về 1 vấn đề tư tưởng - Xác định đúng VĐNL: Lòng yêu nước 5 - Trình bày sạch đẹp, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 2. Nội dung a. Mở đoạn: Nêu luận điểm: Lòng yêu nước 0,25 b. Thân đoạn:
  5. * Giải thích: Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, 0,25 yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. * Biểu hiện của lòng yêu nước - Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm: Lòng Yêu nước là tinh thần bất 0,25 khuất, lòng khao khát độc lập tự do, cả dân tộc đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước - Trong thời bình: Lòng yêu nước chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn 0,25 nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh, phát triển. * Vai trò của lòng yêu nước - Tạo được tinh thần đoàn kết, sức mạnh của toàn dân tộc Bồi dưỡng 0,25 tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong cuộc sống. - Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, 0,25 quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình. * Mở rộng, lật lại vấn đề: Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người 0,25 dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng, * Kết bài: Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của bản 0,25 thân đối với đất nước - Đối với những học sinh, lòng yêu nước chính là việc các bạn không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. - Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc các bạn dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ một cuộc sống yên bình, phát triển. *Lưu ý: Với lớp C,D chỉ cần HS nêu được những ý cơ bản, nhưng với lớp A,B HS cần lấy được dẫn chứng, có những lí giải sâu sắc mới được điểm tối đa. Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”- Hồ Chí Minh 5,0 1. Yêu cầu về kĩ năng - HS viết được bài văn nghị luận về một bài thơ, có bố cục 3 phần, vận dụng linh hoạt, phù hợp các thao tác lập luận đã học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 6 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là bài thơ nổi tiếng 0,25 trong thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh 0,25
  6. - Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng b. Thân bài: Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Pó * Nơi ở: " Sáng ra bờ suối tối vào hang" - Giọng điệu tự nhiên (thoải mái, phơi phới). Nhịp 4/3. Sử dụng phép 0,5 đối (tiểu đối)-> Câu thơ miêu tả nếp sống quen thuộc, thoải mái, tự nhiên và phong thái ung dung thanh thản đang hòa điệu với t/nhiên, với nhịp sống núi rừng của Bác. * Cảnh sinh hoạt: 0,5 "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” -> Tả thực, giọng điệu vừa vui đùa thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung tự tại vượt qua khó khăn thiếu thốn để vui thú lâm tuyền, vui với cảnh nghèo của cách mạng. * Điều kiện làm việc: 0,5 "Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" - Từ láy gợi tả, gieo vần trắc, nghệ thuật đối. Câu thơ làm nổi bật tư thế lồng lộng của người chiến sĩ đang say mê với sự nghiệp cách mạng giữa khung cảnh thiên nhiên. Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, suy nghĩ của Bác "Cuộc đời cách mạng thật là sang" - Giọng thơ vui đùa, cách nói khẩu khí, khoa trương, tiểu đối. Kết thúc bất ngờ, đặc sắc.-> Niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng 0,5 mà Người đã và đang theo đuổi. - Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác. Cái “sang” của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là 0,5 cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang của người làm cách mạng. * Luận điểm 3: Nghệ thuật - Lời thơ ngắn gọn, hàm súc Vừa cổ điển, truyền thống vừa có tính 0,25 chất mới mẻ, hiện đại, pha giọng đùa vui hóm hỉnh. * Đánh giá mở rộng - Liên hệ với 1 trong các bài thơ ở tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ 0,25 Chí Minh c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,25 - Liên hệ hoặc khẳng định giá trị của bài thơ. 0,25
  7. ĐỀ 2 Nội dung Biểu Câu điểm Phần I. Đọc – hiểu 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 2 - Xét theo mục đích nói câu văn thuộc kiểu câu trần thuật 0,5 - Nộị dung chính của đoạn trích: Nêu mục đích chân chính của việc học 1,0 3 (học để trở thành người có đạo đức, tri thức) và phương pháp học tập đúng đắn (học đi đôi với hành). Mức tối đa: - Hình thức: Trình bày đúng thể thức của đoạn văn. Đoạn văn có câu chủ đề, viết đúng chính tả, đảm bảo tính liên kết giữa các câu văn - Nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau: 4 + Phương pháp học tập đúng đắn, tiến bộ, khoa học, có tính thực tiễn. 0,25 + Học từ thấp lên cao theo hệ thống. Học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Đặc biệt học phải đi 0,25 đôi với hành. + Bài học cho bản thân: Yêu nước, tự hào về đất nước, có phương 0,5 pháp học tập đúng đắn để trở thành người có ích cho xã hội * Mức chưa tối đa: HS cảm nhận được tình cảm của tác giả, biết rút ra (0,25 bài học có ý đúng hoặc phù hợp song chưa đủ các ý trên. ->0,5) * Mức chưa đạt: HS làm bài không đúng hoặc không làm bài. 0,0 *Lưu ý: Với lớp C,D chỉ cần HS nêu được cảm nhận về tác giả, bài học cho bản thân, nhưng với lớp A,B HS cần trình bày đúng hình thức đoạn văn, có những bài học sâu sắc mới được điểm tối đa. II. Phần tập làm văn 7,0 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: 2,0 1. Hình thức - Đảm bảo hình thức của đoạn văn NLXH khoảng 150 chữ. - Xác định đúng kiểu bài: NL về 1 vấn đề tư tưởng, quan điểm - Xác định đúng VĐNL: Mối quan hệ giữa “học” và “hành” 5 - Trình bày sạch đẹp, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 2. Nội dung a. Mở đoạn: Nêu luận điểm: mối quan hệ giữa học và hành. 0,25 b. Thân đoạn: * Giải thích: + Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại. Hành là thực 0,25 hành, là áp dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào trong thực tế cuộc sống. -> Khẳng định: Việc học cần phải đi đôi với thực hành, phải áp dụng 0,25 lí thuyết vào thực tiễn thì mới có hiệu quả.
  8. * Bàn luận: Vì sao học phải đi đôi với hành? - Nếu “học” mà không “hành” thì việc học không có ý nghĩa. Nắm vững 0,25 lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, trở thành người vô dụng. Nếu “hành” mà không “học” thì việc hành sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Bởi có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có sự chỉ đạo của lí thuyết, dễ mắc sai lầm trong công việc, dễ trở thành kẻ phá hoại. - Nhưng nếu ta biết kết hợp giữa “học” và “hành” thì vừa nắm vững lí 0,25 thuyết, vừa có kĩ năng thực hành, có kinh nghiệm thực tế, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. * Mở rộng, lật lại vấn đề: - Thực tế, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả 0,25 không cao vì chỉ chăm chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành. Bên cạnh đó, cũng có những người rất lười học lí thuyết, cho rằng lí thuyết không quan trọng, nên khi thực hành luôn gặp khó khăn. c. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động - Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn mà mỗi chúng 0,25 ta cần áp dụng trong quá trình học tập và trong cuộc sống. - Là học sinh, chúng ta nhất định phải biết kết hợp chặt chẽ giữa học 0,25 và hành. Lấy việc học làm mục tiêu để tiến bộ, lấy thực hành làm phương pháp khẳng định lí thuyết đã học. *Lưu ý: Với lớp C,D chỉ cần HS nêu được những ý cơ bản, nhưng với lớp A,B HS cần lấy được dẫn chứng, có những lí giải sâu sắc mới được điểm tối đa. 6 Giống đề 1 *Lưu ý chung: - Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, khi chấm bài, GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm cho phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn, lập luận tốt. - Trừ điểm: Trừ điểm tối đa không quá 1 điểm về các lỗi: chính tả (trừ 0,25 điểm); dùng từ (trừ 0,25 điểm); diễn đạt (trừ 0,25 điểm); bố cục (trừ 0,25 điểm). - Bài viết lạc đề hoặc không viết bài sẽ không được điểm./. Ngày tháng 6 năm 2020 Ngày tháng 6 năm 2020 GV ra đề GV duyệt đề Hoàng Mai Hương Lê Thị Tố Lâm