Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lý Lớp 7

docx 7 trang Hoài Anh 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_dia_ly_lop_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lý Lớp 7

  1. PHÒNG GD ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TRUNG CHÂU Môn: Địa Lý – Lớp 7 Thời gian: 45’ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Dân số thường được biểu hiện cụ thể qua hình thức nào? A. Tháp tuổi B. Hình vẽ C. Tranh D. Lược đồ Câu 2: Tháp dân số cho biết: A. Trình độ văn hóa của người dân. B. Tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động. C. Dân số hoạt động trong các ngành kinh tế. D. Dân số thành thị và nông thôn. Câu 3: Hình dạng tháp tuổi với đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện A. Tỉ lệ trẻ em cao. B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. C. Tỉ lệ người già lớn. D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao Câu 4: Mật độ dân số cho biết A. Số dân nam và số dân nữ của một địa phương. B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của một địa phương. C. Tổng số dân của một địa phương. D. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương. Câu 5: Những khu vực tập trung đông dân cư là A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
  2. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 6: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? A. Đông Nam Bra-xin. B. Tây Âu và Trung Âu. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á. Câu 7: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có. B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế. C. khí hậu mát mẻ, ổn định. D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai Câu 8: Nhân tố nào sau đây giúp con người mở rộng phạm vi sinh sống trên Trái Đất? A. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên. B. tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. sự phát triển của y tế. D. chính sách phân bố dân cư. Câu 9: Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là A. công nghiệp. B. nông – lâm-ngư nghiệp. C. dịch vụ. D. du lịch. Câu 10: Đâu không phải hoạt động kinh tế phổ biến ở quần cư thành thị? A. Công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Thương mại.
  3. D. Nông nghiệp. Câu 11: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Mĩ. D. châu Phi. Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị? A. Phố biến lối sống thành thị. B. Mật độ dân số cao. C. Mật độ dân số thấp. D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao. Câu 13: Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát? A. Ô nhiễm môi trường. B. Ách tắc giao thông đô thị. C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 14: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là A. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. B. Từ chí tuyến Bắc (Nam) về vĩ tuyến 400 Bắc (Nam). C. Từ vĩ tuyến 400 Bắc (Nam) đến 2 vòng cực Bắc (Nam). D. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc (Nam). Câu 15: Từ 5oB đến 5oN là phạm vi phân bố của A. môi trường nhiệt đới. B. môi trường xích đạo ẩm. C. môi trường nhiệt đới gió mùa. D. môi trường hoang mạc.
  4. Câu 16 :Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của Thế giới là ? A/ Đông Nam Á B/ Tây Á C/ Đông nam Á và Nam Á D/NamÁ Câu 17: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây? A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại. B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng. C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi. Câu 18: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là A. xa van, cây bụi lá cứng. B. rừng lá kim. C. rừng rậm xanh quanh năm. D. rừng lá rộng. Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30). C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực. D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%. Câu 20: Cho biểu đồ sau:
  5. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm khí hậu của Xin-ga-po? A. Lượng mưa nhiều quanh năm, không có tháng nào lượng mưa dưới 150mm. B. Các tháng có lượng mưa trên 200 mm là tháng 11, 12, 1. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 260C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7. D. Biên độ nhiệt năm nhỏ, chỉ khoảng 20C. Câu 21: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam). C. vĩ tuyến 50 đến vòng cực Bắc (Nam). D. chí tuyến Bắc (Nam) đến vĩ tuyến 400B (N). Câu 22: Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là A. rừng rậm xanh quanh năm. B. rừng lá kim. C. rừng lá rộng. D. rừng thưa và xavan. Câu 23:
  6. Cho biểu đồ: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Gia-mê-na (Sát). Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. B. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa quanh năm. C. Mưa tập trung nhiều vào mùa đông. D. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7. Câu 24: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. cây lúa mì. B. cây lúa nước. C. cây ngô. D. cây lúa mạch. Câu 25: Cho hai biểu đồ sau:
  7. Biểu đồ trên cho biết biên độ nhiệt năm ở Mum-bai biên độ nhiệt năm chỉ khoảng 50C trong khi ở Hà Nội rất lớn (khoảng 130C). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong chế độ nhiệt giữa hai địa điểm trên là do A. Mum –bai ở vị trí khuất gió mùa đông bắc, Hà Nội đón gió mùa đông bắc. B. Mum-bai tiếp giáp biển, Hà Nội không giáp biển. C. Mum-bai (190B) nằm ở vĩ độ thấp hơn Hà Nội (210B). D. Mum-bai có dòng biển nóng chảy ven bờ. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM