Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh Lớp 9

docx 10 trang Hoài Anh 16/05/2022 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Sinh Lớp 9

  1. Họ và tên Lớp Kiểm tra giữa kì I: Sinh 9 Điểm Nhận xét của giáo viên Đề ra: PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phép lai phân tích là A. phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn với cá thể mang tính trạng lặn. B. phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng trội. C. phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. D. phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội của F1 cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Câu 2. Cặp tính trạng nào sau đây làcặp tính trạng tương phản? A. Hạt vàng, thân cao. B. Hạt vàng, hạt xanh C. Hạt vàng , vỏ nhăn. D. Hạt vàng, vỏ trơn Câu 3. Ký hiệu nào sau đây là ký hiệu của bộ NST lưỡng bội? A. n B. 2n C. 3n C. 4n Câu 4. Ý nghĩa sinh học của quy luật phân li độc lập của Menđen là: A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống C. Cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen Câu 5. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con C. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con D. Sự phân li đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con Câu 6. Cho một mạch của đoạn ADN sau: A – T – X – G – T. Xác định mạch bổ sung với nó? A. A – T – T – G – X. B. G – X – A – T – A. C. T – A – G – X – A. D. T – U – G – X – A. Câu 7. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của người con trai là A. XX B. Y C. X D. XY Câu 8. NST tập trung thành 1 đường thẳng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào diễn ra ở kì nào?
  2. A. Kì đầu B. Kì Giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 9. Phép lai phân tích giữa F1 ruồi giấm màu xám, cánh dài với ruồi giấm màu đen, cánh cụt của Moocgan cho kết quả A. 1 xám, dài : 1 đen, cụt B. B. 3 xám dài: 1 đen cụt C. 1 xám dài: 1 xám cụt: 1 đen dài: 1 đen cụt D. 2 xám dài: 1 đen cụt Câu 10. Phép lai nào dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất A. AA x aa B. AA x Aa C. Aa x Aa D. Aa x aa Câu 11. Một đoạn ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1 : A - T - X - A - X Mạch 2 : T - A - G - T - G Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ADN được tổng hợp từ mạch 1 ? A. U – A – G – U – G B. T – U –G – T – G C. A – T – G – X – U D. T - A - G - T - G Câu 12: Từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh nhờ các quá trình A. nguyên phân và phân hoá tế bào. B. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. thụ tinh và phân hoá tế bào. D. nguyên phân và sự phân hoá về chức năng của các tế bào. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những diễn biễn cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Câu 2: (2,0 điểm) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: - A – T – G – X – T – A – G – T - X – Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó Câu 3 (3,0 điểm): Ở đậu Hà lan, tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Cho đậu hoa đỏ thuần chủng giao phần với đậu hoa trắng thu được F 1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. a. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng tính trạng màu hoa do 1 gen quy định. b. Trong số đậu hoa đỏ ở F 2 thì làm thế nào để xác định được cây đậu hoa đỏ thuần chủng? Bài làm:
  3. Họ và tên Lớp Kiểm tra giữa kì I: Hóa 9 Điểm Nhận xét của giáo viên Đề ra: PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1) Chất nào sau đây tác dụng với CO2? A.Mg. B.H2SO4. C.CaCO3. D.KOH. Câu 2) Chất không tác dụng với dung dịch HCl loãng là A.Ca. B.Ag. C.K2O. D.Fe. Câu 3)Công thức hóa học của sắt (III) oxit là A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO D. FeO2. Câu 4) Công thức hóa học của Natrihidroxit là: A. Na2O. B. NaOH. C. NaHCO 3. D. NaCl. Câu 5) Trong các chất sau đây, chất nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ: A. H2O. B. dd H2SO4.C. dd Ca(OH) 2. D. dd Na2SO4. Câu 6) Khi cho BaO tác dụng với nước dung dịch thu được làm cho quỳ tím chuyển thành màu A. xanh. B. Đỏ. C. tím. D. Không màu. Câu 7) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng sẽ thu được một chất khí là A.H2 B. SO3 C. SO2 D. H2S Câu 8) Chất nào sau đây là không phải là oxit? A. Na2O. B. SO2. C. Ca(HCO3)2. D. H2O. Câu 9: Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat. Quan sát được hiện tượng: A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Chỉ có dây đồng bị hòa tan. C. Kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, dây đồng không có sự thay đổi. D. Một phần dây đồng bị hòa tan, kim loại bạc bám ngoài dây đồng, dung dịch chuyển dần thành màu xanh lam. Câu 10: Dung dịch NaOH tác dụng được với chất nào sau đây? A. CuO. B. CO 2. C. FeO. D. H2O. Câu 11: Chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy? A. NaOH B. KOH.C. Zn(OH) 2. D. dd Ba(OH)2.
  4. Câu 12: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dd CuCl2? A. Ag. B. Mg. C. Al. D. Zn. Phần tự luận (7 điểm) Câu 13. Bằng phương pháp hóa học nhận biết bốn dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, HCl. Câu 14. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4 Câu 15. Cho 50g hỗn hợp A gồm 2 muối NaCl và Na 2CO3 tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch axit HCl thu được 4,48 lít khí ở đktc a. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng b. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp A Bài làm:
  5. Họ và tên Lớp Kiểm tra giữa kì I: Hóa 8 Điểm Nhận xét của giáo viên Đề ra: PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Kí hiệu hóa học của kim loại nhôm là A. Cs. B. Co. C. CU. D. Al. Câu 2. Nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt A. Electron, Proton. B. Proton, Nơtron. C. Nơtron, Electron. D. Electron, proton và nơtron. Câu 3. Hóa trị của nhóm nguyên tử SO3 là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 4. Hóa trị của kim loại sắt trong hợp chất Fe2O3 là A. I . B. II. C. III. D. IV. a b Câu 5. Biểu thức của quy tắc hóa trị với hợp chất Ax By là A. a.x = b.y B. a.y =b.x C. a.y b.y Câu 6. Để chỉ bốn nguyên tử Hidro người ta viết A. 4H2. B. 4H. C. H4. D. 2H2 Câu 7. Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có A. số p = số n. C. số n = số e. B. số p = số e. D. tổng số p và số n = số e Câu 8. Công thức hóa học của axit sunfuric (biết trong phân tử có 2H, S, 4O) là A. H2SO4. B. H2SO3 C. H3SO. D. HS3O. Câu 9. Phân tử khối của hợp chất CuO là A. 79 đvC. B. 80 đvC. C. 81 đvC. D. 82 đvC. Câu 10 . Trong các công thức sau CO, CO2 nguyên tố cacbon lần lượt có hóa trị là A. I và II. B. I và IV. C. II và IV. D. II và VI. Câu 11. Số đơn chất và hợp chất trong dãy các chất sau Cl 2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH là A. 3 đơn chất và 3 hợp chất B. 5 đơn chất và 1 hợp chất C. 2 đơn chất và 4 hợp chất D. 1 đơn chất và 5 hợp chất Câu 12. Công thức hóa học của khí hidro là
  6. A. H B. H2 C. H3 D. H2O B. Tự Luận : (7,0 điểm) Câu 1. ( 1,0 điểm) Trong các chất sau chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Na, NaOH, Cl2, H2SO4. Câu 2. (3,0 điểm). Viết CTHH đúng của các chất sau: a. Kim loại natri b. Khí clo c. Sắt (III) oxit: Gồm có Fe (III) và O d. Canxi cacbonat: Gồm Ca và CO3 Tính PTK của các CTHH trên. Câu 3. (3,0 điểm) Phân tử chất A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần a. A là đơn chất hay hợp chất? b. Tính phân tử khối của A ? c. Tính nguyên tử khối của X. Cho biết tên, kí hiệu hoá học của nguyên tố X? Bài làm: