Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022

doc 24 trang Hoài Anh 24/05/2022 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_4_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022

  1. Trường: KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên : . . . . . . . . . . . . Môn: Tiếng Việt 4 Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học : 2021 – 2022 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Nhận xét của giáo viên A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. (Theo Hà Mạnh Hùng) Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi 1,2,3,4,5,6 và làm các bài tập. Câu 1. Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? A. Vào mùa thu B. Vào mùa xuân C. Vào mùa đông D. Vào mùa hạ Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ. D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ. Câu 3. Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? A. Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! B. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. C. Cái cây cong hẳn lại sắp gãy rồi D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp
  2. Câu 4. Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người thật thà và dũng cảm. C. Sóc là người bạn chăm chỉ và siêng năng. D. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5. Câu văn: "Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta".Có mấy từ ghép? A. Có 3 từ ghép. B. Có 4 từ ghép. C. Có 5 từ ghép. D. Có 6 từ ghép. Câu 6. Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy? A. thân thiết, chót vót, cành cây B. sung sướng, vắt vẻo, cây cao C. lao xao, bờ bãi, dẻo dai D. nhanh nhẹn, vội vàng, lơ lửng Câu 7. Gạch chân dưới các động từ trong câu văn sau: "Vua Mi-đát bẻ một cành sồi, cành sồi đó liền biến thành vàng" Câu 8. Xếp các từ ghép dưới đây vào dòng tương ứng: xe máy, hoa hồng, xe cộ, màu đỏ, đường sá, phố phường, bút chì, ruộng vườn, máy móc, đường phố. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: - Từ ghép có nghĩa phân loại : . . Câu 9. Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ như thế nào? Câu 10. Nội dung câu chuyện trên nói lên điều gì? B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) 1.Chính tả : (2đ)
  3. 2. Tập làm văn: (8đ) Đề bài :Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. (8 điểm)
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT-LỚP 4 NĂM HỌC 2021-2022 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - GV cho HS bôc thăm và thi đọc trong các tiết ôn tập - Tùy mức độ đọc của HS, GV ghi điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm): A Câu 2: (0,5 điểm): B Câu 3: (0,5 điểm): B Câu 4: (0,5 điểm): D Câu 5: (0,5 điểm): B Câu 6: (0,5 điểm) D Câu 7: (1 điểm) HS gạch đúng các từ: bẻ, biến Câu 8: ( 1 điểm)- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: xe cộ, đường sá, phố phường, ruộng vườn, máy móc. - Từ ghép có nghĩa phân loại là: xe máy, hoa hồng, màu đỏ, bút chì, đường phố. Câu 9: (1 điểm) Đáp án: Các cháu có một tình bạn thật đẹp Câu 10: (1 điểm). (Giáo viên chấm tùy theo mức độ trả lời của học sinh) B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1- Chính tả: (2 điểm) Viết bài “Đôi giày ba ta màu xanh” ( Giáo viên đọc cho HS viết đầu bài và đoạn từ: "ngày còn bé sợi dây trắng nhỏ vắt ngang." - Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81 ) Yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 đ Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) 1 điểm Kể từ lỗi thứ 6 trở đi mỗi lỗi trừ 0,25 điểm 2/ Tập làm văn: ( 8 điểm) + Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh viết được một bài văn kể chuyện theo yêu cầu đã học. - Bài viết không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. +Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể được các mức điểm thấp hơn.
  5. Trường TH KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên Môn : Toán 4 Lớp : 4 Năm học: 2021 – 2022 Thời gian : 40 phút( Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập Bài 1.(1 điểm) 8 yến = kg A. 80 B. 800 C. 8 D. 8000 Bài 2.(1 điểm) Cho biết 6875 = 6000 + 800 + + 5. Số thích hợp để viết vào ô trống là: A. 875 B. 170 C. 70 D 71 Bài 3.(1 điểm) Trong các góc dưới đây, góc nhọn là: A B C D A . Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D Bài 4.(1 điểm) Số “ Năm mươi ba triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn” viết là: A. 53.462 B. 5346.200 C. 53.462.000 D. 534.620 Bài 5. (1 điểm) Đặt tính rồi tính: a/ 7850 + 2673 b/ 4578 - 3294 Bài 6. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm a. 3 phút 10 giây = giây b. 9 tạ 5 kg .= kg Bài 7. (1 điểm)Tính: a. 101 tạ + 23 tạ x 4 = b. 213 tấn : 3 + 86 tấn =
  6. Bài 8.(1 điểm) Một lớp học có 32 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là là 6 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai , bao nhiêu học sinh gái? Bài giải Bài 9. (1 điểm) Có hai đội tham gia trồng rừng. Đội Một trồng được 2890 cây. Đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 440 cây. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? . Bài giải Bài 10. (1 điểm) Trong cuộc thi chạy 60m. Bình chạy hết 1 phút, Nam chạy hết 4 1 phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây? 5 Bài giải
  7. HD CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: TOÁN – LỚP 4. NĂM HỌC 2021 – 2022 Câu 1. (1 đ) A Câu 2. (1 đ) C Câu 3. (1 đ) B Câu 4. (1đ ) C Câu 5. (1 đ) Đặt tính và tính đúng mỗi bài: 0, 5 đ (Lưu ý: HS đặt tính đúng nhưng tính sai mỗi bài: 0,25 đ) Câu 6. (1đ) Thực hiện đúng mỗi bài 0,5 đ Câu 7.(1đ ) Tính đúng mỗi bài 0,5 đ Câu 8. (1 đ) Bài giải HS vẽ đúng sơ đồ 0, 25 đ Số học sinh trai là: ( 32 +6 ) : 2 = 19 (Học sinh) 0,25 đ Số học sinh gái là: 32 – 19 = 13 (Học sinh) 0,25 đ Đáp số: 19 HS trai 0,25 đ 13 HS gái Câu 9. (1đ) Bài giải Số cây đội Hai trồng được: 2890 + 440 = 3330 ( Cây) 0,25 đ Trung bình mỗi đội trồng được : (2890 + 2330) : 2 = 3110 ( Cây) 0,5 đ Đáp số: 3110 cây (0,25đ) Câu 10. (1 đ) 1 phút = 15 giây 4 1 phút = 12 giây 0,25 đ 5 15 giây > 12 giây. Vậy Nam chạy nhanh hơn Bình và nhanh hơn số giây là: 0,5 đ 15 – 12 = 3 (giây) Đáp số: 3 giây 0,25 đ (Mọi cách giải khác HS giải đúng đều ghi điểm tối đa)
  8. A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Nhận xét của giáo viên Cây sồi và cây sậy Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước? Cây sậy trả lời: - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
  9. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm) A. Vì sồi thấy mình vĩ đại. B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt. C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước. D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy. 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm) A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì. C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước. 3. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?(0.5 điểm) A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi. C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ. D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình. 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?(0,5 điểm) A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn. 5. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau (1 điểm) Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội Từ đơn: Từ phức: . 6. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 diểm) A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn. C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó. 7. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm) . 8. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết” ( 5đ) A. Hòa bình B. Chia rẽ C. Thương yêu D. Đùm bọc 9. Tiếng “ ông ” gồm những bộ phận nào tao thành? (1 đ) A. Âm đầu, vần và thanh. B. Vần và thanh.
  10. C. Âm đầu và vần. D. Chỉ có vần. 10. Em hãy gạch chân dưới động từ trong câu sau: (1 đ) “Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông”. B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) 1.Chính tả : (2đ) Ư 2. Tập làm văn: (8đ) Đề bài : Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT-LỚP 4 NĂM HỌC 2019-2020 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - GV cho HS bôc thăm và thi đọc trong các tiết ôn tập - Tùy mức độ đọc của HS, GV ghi điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1 : B (0,5đ) Câu 2 : A (0,5đ) Câu 3 : C (0,5đ) Câu 4 : A (0,5đ) Câu 5 : ( 1 đ) Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận Từ phức: cuồng phong, dữ dội Câu 6 : C (0,5đ) Câu 7 : ( 1đ) HS có thể viết: - Chúng ta không nên coi thường người khác. - Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta. Câu 8 : B (0,5đ) Câu 9 : B (1đ) Câu 10: “Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông”.(1d) B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1- Chính tả: (2 điểm) Viết bài “Đôi giày ba ta mau xanh” ( Giáo viên đọc cho HS viết đầu bài và đoạn từ: "ngày còn bé sợi dây trắng nhỏ vắt ngang." - Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81 )
  12. Yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 đ Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) 1 điểm Kể từ lỗi thứ 6 trở đi mỗi lỗi trừ 0,25 điểm 2/ Tập làm văn: ( 8 điểm) + Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh viết được một bài văn viết thư đủ 3 phần theo yêu cầu đã học. - Bài viết không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. +Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể được các mức điểm thấp hơn. Trường TH KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên Môn : Toán 4 Lớp : 4 Năm học: 2014 – 2015 Thời gian : 40 phút( Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập Bài 1.(1 điểm) Giá trị của chữ số 2 trong số 52071 là: A. 2 B. 20 C. 2000 D. 20000 Bài 2.(1 điểm) Cho biết 9875 = 9000 + 800 + + 5. Số thích hợp để viết vào ô trống là: A. 875 B. 170 C. 70 D 71 Bài 3.(1 điểm) Trong các góc dưới đây, góc nhọn là: A B C D A . Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D Bài 4.(1 điểm) Số “ ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn” viết là: A. 35.462 B. 3.546.200 C. 35.462.000 D. 354.620 Bài 5. (1 điểm) Đặt tính rồi tính: a/ 3423 + 2235 b/ 4578 - 3214
  13. Bài 6. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm a. 2 phút 10 giây = giây b. 4 tấn 85 kg .= kg Bài 7. (1 điểm)Tính: a. 101 tạ + 23 tạ x 4 = b. 213 tấn : 3 + 86 tấn = Bài 8.(1 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 26m, chiều dài hơn chiều rộng 8 m.Tính chiều dài, chiều rộng mảnh vườn đó . Bài giải Bài 9. (1 điểm) Có hai đội tham gia trồng rừng. Đội Một trồng được 3890 cây. Đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 640 cây. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? . Bài giải Bài 10.(1 điểm) Tìm x
  14. a. X : 6 = 5203 + 38 b. X - 67 x 5 = 6052 - 4172 Trường TH KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên Môn : Toán 4 Lớp : 4 Năm học: 2014 – 2015 Thời gian : 40 phút( Không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập Bài 1.(1 điểm) Giá trị của chữ số 2 trong số 52071 là: A. 2 B. 20 C. 2000 D. 20000 Bài 2.(1 điểm) Cho biết 9875 = 9000 + 800 + + 5. Số thích hợp để viết vào ô trống là: A. 875 B. 170 C. 70 D 71 Bài 3.(1 điểm) Trong các góc dưới đây, góc nhọn là: A B C D A . Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D
  15. Bài 4.(1 điểm) Số “ ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn” viết là: A. 35.462 B. 3.546.200 C. 35.462.000 D. 354.620 Bài 5.(1 điểm) Đặt tính rồi tính:(1 điểm) a/ 52600 - 27532 b/ 237 9 Bài 6. (1 điểm) Tìm x (1 điểm) a/ 536 - x = 328 b/ x 5 = 205 Bài 7.(1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm a. 2 phút 10 giây = giây b. 4 tấn 85 kg = kg Bài 8.(1 điểm) Số đo chiều cao của Mai, Lan, Huệ ( học sinh lớp Bốn) lần lượt là 132cm, 125cm,142cm. Hỏi trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là bao nhiêu xăng- ti- mét? Bài giải Bài 9. (1 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 26m, chiều dài hơn chiều rộng 8 m.Tính diện tích mảnh vườn đó . . Bài giải
  16. Bài 10.(1 điểm) Trung bình cộng của 2 số bằng 36. Biết một trong hai số đó bằng 30.Tìm số kia. Bài giải . HD CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: TOÁN – LỚP 4. NĂM HỌC 2019 – 2020 Câu 1. (1 đ) C Câu 2. (1 đ) C Câu 3. (1 đ) B Câu 4. (1đ ) C Câu 5. (1 đ) Đặt tính và tính đúng mỗi bài: 0, 5 đ (Lưu ý: HS đặt tính đúng nhưng tính sai mỗi bài: 0,25 đ) Câu 6. (1đ) Thực hiện đúng mỗi bài 0,5 đ Câu 7.(1đ ) Tính đúng mỗi bài 0,5 đ Câu 8. (1 đ) Bài giải HS vẽ đúng sơ đồ 0, 25 đ Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật ( 26 +8 ) : 2 = 17 (m) 0,25 đ Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là: 26 – 17 = 9 (m) 0,25 đ Đáp số: Chiều dài 17 m 0,25 đ Chiều rộng: 9m Câu 9. (1đ) Bài giải Số cây đội Hai trồng được: 3890 + 640 = 4530 ( Cây) 0,25 đ Trung bình mỗi đội trồng được : (3890 + 4530) : 2 = 4210 ( Cây) 0,5 đ Đáp số: 4210 cây (0,25đ) Câu 10. (1 đ)
  17. a. x : 6 = 5203 + 38 x : 6 = 5241 ( 0,25 đ) x = 5241 x 6 0,25 x = 31446 b. X - 67 x 5 = 6052 - 4172 X - 335 = 1880 X = 1880 + 335 X = 2215 (Mọi cách giải khác HS giải đúng đều ghi điểm tối đa) Trường: . KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên : . . . . . . . . . . . . Môn: Tiếng Việt 4 Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học : 2017 – 2018 Thời gian: 85 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề cho học sinh khuyết tật) Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Nhận xét của giáo viên A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Đồng tiền vàng Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ ? - Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:
  18. - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. Theo Truyện khuyết danh nước Anh Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm) A. Làm nghề bán báo B. Làm nghề đánh giày C. Làm nghề bán diêm D. Làm nghề bán hàng rong 2. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5điểm) A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ. B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền. C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân. D. Vì Rô-be bận việc 3. Ai mang tiền thừa đến trả lại cho người mua diêm? A. Rô- be B. Em của Rô-be C. Bạn của Rô-be D. Anh của Rô-be 4. Em hãy nêu ý nghĩa cảu câu chuyên: “ Đồng tiền vàng”? . 5. Em hãy tìm 3 từ láy trong bài tả ngoại hình của cậu bé Rô-be? . 6. Em hãy đặt câu với một từ em đã tìm được ở câu 5? 7. Qua ngoại hình và lời nói của Rô-be, em hiểu gì về hoàn cảnh và tính cách của cậu bé? . 8. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ “đoàn kết” ? A. Hòa bình B. Chia rẽ C. Thương yêu D. Đùm bọc 9. Tiếng “ ông ” gồm những bộ phận nào tao thành? A. Âm đầu, vần và thanh. B. Vần và thanh.
  19. C. Âm đầu và vần. D. Chỉ có vần. 10. Em hãy gạch chân dưới động từ trong câu sau: “Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông”. B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ) 1.Chính tả : (2đ) Em hãy nhìn sách chép đầu bài và đoạn « Đêm nay anh đứng gác ở trại .của các em » trong bài Trung thu đọc lập trang 66 sách Tiếng Việt lớp Bốn tập 1 Ư 2. Tập làm văn: (8đ) Đề bài : Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về gia đình em.
  20. Trường TH KIỂM TRA GIỮA KÌ I Họ và tên Môn : Toán 4 Lớp : 4 Năm học: 2017 – 2018 Thời gian : 40 phút( Không kể thời gian phát đề) ( Đề dành cho học sinh khuyết tật) Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập Bài 1.(1 điểm) Giá trị của chữ số 2 trong số 52071 là: A. 2 B. 20 C. 2000 D. 20000 Bài 2.(1 điểm) Cho biết 9875 = 9000 + 800 + + 5. Số thích hợp để viết vào ô trống là: A. 875 B. 170 C. 70 D 71 Bài 3.(1 điểm) Trong các góc dưới đây, góc nhọn là: A B C D A . Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D Bài 4.(1 điểm) Số “ ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn” viết là: A. 35.462 B. 3.546.200 C. 35.462.000 D. 354.620 Bài 5. Đặt tính rồi tính:(4 điểm) a/ 3423 + 2235 b/ 4578 - 3214
  21. c/ 342 x 2 d/ 36 : 3 Bài 6.(2 điểm) Một của hàng ngày đầu bán được 15 tạ gạo. Ngày thứ hai bán được 12 tạ gạo. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu tạ gạo? . Bài giải Bài 9. (1 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 26m, chiều dài hơn chiều rộng 8 m.Tính diện tích mảnh vườn đó . . Bài giải Bài 10.(1 điểm) Trung bình cộng của 2 số bằng 36. Biết một trong hai số đó bằng 30.Tìm số kia. Bài giải