Đề kiểm tra giữa kì II môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Hoài Anh 4521
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_sinh_7_nam_hoc_2021_2022_co_dap_a.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Sinh 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM TIẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên học sinh: Môn: SINH 7 TIẾT PPCT: 52 Lớp: ( Thời gian làm bài: 45 phút) ( Đề thi gồm có: 4 trang ) Điểm Lời phê của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài? A. Hô hấp bằng phổi. B. Có mi mắt thứ ba. C. Nước tiểu đặc. D. Tim hai ngăn. Câu 3: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô? A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt. Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương thằn lằn? A. Đốt sống thân mang xương sườn. B. Đốt sống cổ linh hoạt. C. Đốt sống đuôi dài. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
  2. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay. Câu 6: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai? A. Là động vật hằng nhiệt. B. Bay kiểu vỗ cánh. C. Không có mi mắt. D. Nuôi con bằng sữa diều. Câu 7: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim? A. 4000 loài. B. 5700 loài. C. 6500 loài. D. 9600 loài. Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy? A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón. B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước. C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng? A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa. B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn. C. Cánh dài, phủ lông mềm mại. D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn. Câu 10: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt. B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt. C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt. Câu 11: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi? A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai. Câu 12: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp A. thăm dò thức ăn. B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. thỏ giữ nhiệt tốt. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai? A. Con đực có hai cơ quan giao phối. B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm. C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù. D. Là động vật hằng nhiệt. Câu 14: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở (1) , vừa ở cạn và (2) . A. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng
  3. B. (1): nước mặn; (2): đẻ trứng C. (1): nước lợ; (2): đẻ con D. (1): nước mặn; (2): đẻ con Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai? A. Chân có màng bơi. B. Mỏ dẹp. C. Không có lông. D. Con cái có tuyến sữa. Câu 16: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Kanguru có (1) lớn khỏe, (2) to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy. A. (1): chi trước; (2): đuôi B. (1): chi sau; (2): đuôi C. (1): chi sau; (2): chi trước D. (1): chi trước; (2): chi sau Câu 17: Thức ăn của cá voi xanh là gì? A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác. B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác. C. Phân của các loài động vật thủy sinh. D. Các loài sinh vật lớn. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai? A. Có đuôi. B. Không có xương ngón tay. C. Lông mao thưa, mềm mại. D. Chi trước biến đổi thành cánh da. Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Ăn sâu bọ. C. Đào hang bằng chi trước. D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa. Câu 21: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
  4. A. Chuột chũi B. Chuột chù. C. Mèo rừng. D. Chuột đồng. Câu 22: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ? A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt. Câu 23: Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng? A. Di chuyển rất chậm chạp. B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn. C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng. D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt. Câu 24: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ? A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn. Câu 25: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành? A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM TRẮC NGHIỆM Tổng điểm: 10 đ Gồm: 25 câu mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm Câu/Đáp 1C 2D 3A 4D 5C 6C 7D 8A 9B 10C án Câu/Đáp 11D 12B 13A 14A 15C 16B 17A 18B 19A 20C án Câu/Đáp 21D 22B 23C 24A 25D án
  5. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Tổng Vận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng kiến thức cao TN TN TN TN Lớp bò sát C1 C2, C3 C4 Số câu 1 2 1 4 Số điểm 0,4đ 0,8đ 0,4đ 1,6đ Lớp chim C5, C6 C7 C8, C9 C10 Số câu 2 1 2 1 6 Số điểm 0,8đ 0,4đ 0,8đ 0,4đ 2,4đ Đa dạng lớp C14, C15, C19, C20, C23, thú C11, C12, C13 C16, C17, C221, C22 C24, C18 C25 Số câu 3 5 4 3 15 Số điểm 1,2đ 2đ 1,6đ 1,2đ 6đ Tổng số câu 6 8 7 4 25 Tổng số điểm 2,4đ 3,2đ 2,8đ 1,6đ 10đ Ngày tháng năm 2022 Ngày tháng năm 2022 TỔ/ NHÓM DUYỆT ĐỀ T.M. BAN GIÁM HIỆU Trần Thị Thịnh