Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Nụ

doc 18 trang thaodu 9410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Nụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_ha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Nụ

  1. Ngày dạy: 8A: TIẾT 42 : KIỂM TRA VĂN 8B: 8C: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học trong phần truyện kí hiện đại. 2. Kĩ năng : Nhận biết,thông hiểu ,vân dụng xây dựng, phân tích sự việc, nhân vật ,viết văn mạch lạc . 3. Thái độ : HS có ý thức tự giác , nghiêm túc , thi cử ,độc lập, tập sáng tạo văn bản . 4. Hình thành năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề. 5. Nội dung tích hợp: Giữa ba học phần Văn + Tiếng Việt + Tập làm văn II - HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức ra đề : Tự luận - Thời gian : 45 phút,viết bài tại lớp III - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Chủ đề thấp cao - Biết được -Hiểu đúng Truyện kí tác giả,tác nghệ thuật ý nghĩa bài -Viết bài văn hiện đại phẩm nội dung . học từ đoạn ngắn văn - Số câu: câu:1 câu: 2 câu 3 câu: 4 Số câu: 4 - Số điểm: Số điểm:1 Số điểm:2 Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm:10 - Tỷ lệ : % Tỷ lệ :10 % Tỷ lệ :20 % Tỷ lệ :20 % Tỷ lệ :50 % Tỷ lệ:100 % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Đọc câu văn và trả lời câu hỏi : “Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng”. Câu 1: (1 điểm) Câu văn trên trong tác phẩm nào? của ai ? Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt tâm trạng của nhân vật từ đoạn trích trên ? Câu 3:(2 điểm) Nêu cảm nhận về nội dung trên (3 đến 5 câu) và rút ra ý nghĩa bài học . 1
  2. Câu 4:(5 điểm) Dựa vào văn bản đã học, hãy nói lên về tình yêu thương của nhà văn với người mẹ bất hạnh . V. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI Câu ý Hướng dẫn chấm bài Điể m 1 Câu văn được trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn 1 Nguyễn Hồng. -Tâm trạng vui mừng, xúc động mãnh liệt của bé Hồng được gặp lại mẹ 2 ,được ở trong lòng mẹ .( 1 đ) 2 -Tình cảm yêu thương tha thiết với người mẹ bất hạnh.( 1 đ) Cảm nhận (3 đến 5 câu) 3 -Nội dung: Có cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng cực 2 điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. .(2,đ) - Rút ra ý nghĩa bài học .(0,5 đ) -Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu sáng tạo.(0,5 đ) Dựa vào văn bản đã học, hãy nói lên về tình yêu thương của nhà văn với người mẹ bất hạnh . Yêu cầu - Về hình thức: Viết một đoạn văn mạch lạc ,nổi bật yêu cầu kĩ năng - Về kĩ năng: Viết văn Chữ đẹp,rõ ràng. Yêu cầu - Về nội dung: Tình yêu thương giữa người với người. kiến thức Mở bài Khái quát tình yêu thương của nhà văn với người mẹ bất 0,5 hạnh .(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) -Tình yêu thương với người mẹ bất hạnh thể hiện: 4 + Nỗi niềm khao khát được gặp mẹ" chạy theo ,vội vàng + Bé Hồng sung sướng khi được gặp mẹ "nước mắt " Thân bài + Khi ở trong lòng mẹ ,không nghĩ đến tủi cực vừa qua 4 + Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra ánh sáng, hồi sinh thế giới dịu dàng đầy ắp kỉ niệm êm đềm. Kết bài Khái quát tình cảm trong lòng mẹ -Tình mẫu tử - Khơi dậy 0,5 tình cảm nhân ái sống tốt đẹp hơn * Lưu ý:Chỉ cho điểm tối đa khi bài văn trình bày sạch ,chữ đẹp, có sự sáng tạo. - Điểm 7: Bài viết bố cục rõ , mạch lạc, trình bày khoa học, không sai lỗi chính tả. - Điểm 5 - 6: Bài viết bố cục rõ ràng, , diễn đạt khá lưu loát có thể sai hai, ba lỗi chính tả. - Điểm 4 - 5 : Bài đủ ba phần theo yêu cầu,có thể hơi sơ sài mắc vài ba lỗi các loại. - Điểm 3- 4: Bài sơ sài hoặc thiếu ý, diễn đạt chưa lưu loát, sai 5, 6 lỗi - Điểm 1 - 2: Bài diễn đạt yếu, thiếu ý hoặc bố cục không rõ , mắc nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. 2
  3. * Thu bài, nhận xét giờ viết bài * Hướng dẫn HS tự học ở nhà :Xem lại bài, tự đánh giá bài viết của mình. - Chuẩn bị bài : Ôn tập truyện kí VN BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN Ngày 31 tháng 10 năm 2019 PHÊ DUYỆT DUYỆT ĐỀ Người ra đề Hà Thị Nụ Đọc "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ men. Nó là một bức tranh đã cứu sống một mạng người đó là Giôn-xi .Sức sống mãnh liệt của chiếc lá ấy đã giúp Giôn-xi vượt qua cái chết vượt qua cửa tử thần. Kiệt tác ấy được thể hiện bằng cả tình yêu thương,lòng đồng cảm sâu sắc của những người nghèo khổ. Để có được kiệt tác ấy của bơ men đã hi sinh cả tính mạng của mình qua đó ta thấy được chiếc lá cuối cùng của cụ không phải là một vật vô tri vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống lòng yêu thương của cụ dành cho người nghèo khổ bằng cả tấm lòng ,"Chiếc lá "đã thức tỉnh con người cần có niềm tin và hi vọng ,có ý chí và nghị lực vượt lên để chiến thắng bệnh tật trong cuộc sống đồi thường. Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng Bài làm: Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng. Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người Toùm taét Gioân-xi oám naëng vaø naèm ñôïi chieác laù thöôøng xuaân cuoái cuøng beân cöûa soå ruïng thì coâ cuõng seõ cheát. Nhöng qua ñeâm möa gioù phuõ phaøng, chieác laù cuoái cuøng vaãn coøn ñoù. Ñieàu ñoù khieán Gioân-xi thoaùt khoûi yù nghó veà caùi cheát. Xiu cho coâ bieát, chieác laù cuoái cuøng chính laø kieät taùc cuï Bô-men ñaõ veõ trong ñeâm möa gioù. Cuï ñaõ cheát vì söng phoåi. Viết đoạn văn diễn dịch (quy nạp) từ 7- 10 câu, trình bày cảm nhận của em về truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O Hen-ri cảm nhận về cụ Bơ men* "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ men. Nó là một bức tranh đã cứu sống một mạng người đó là Giôn-xi .Sức sống mãnh liệt của chiếc lá ấy đã giúp Giôn-xi vượt qua cái chết vượt qua cửa tử thần. Kiệt tác ấy được thể 3
  4. hiện bằng cả tình yêu thương,lòng đồng cảm sâu sắc của những người nghèo khổ. Để có được kiệt tác ấy của bơ men đã hi sinh cả tính mạng của mình qua đó ta thấy được chiếc lá cuối cùng của cụ không phải là một vật vô tri vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống lòng yêu thương của cụ dành cho người nghèo khổ bằng cả tấm lòng vô cùng ấy đã thức tỉnh con người cần có niềm tin và hi vọng ,có ý chí và nghị lực vượt ên để chiến thắng bệnh tật trong cuộc sống đồi thường. “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri là một truyện ngắn chứa chan tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người cùng kiệt khổ, rất cảm động. Xiu và Giôn- xi là hai đồng nghiệp, không, phải là hai chị em tốt mới đúng. Tuy không phải máu mủ ruột rà nhưng Xiu vẫn chăm sóc Giôn- xi ân cần, chu đáo. Cả cụ già Bơ- men nữa. Cụ cũng là đồng nghiệp của họ, nhưng hình ảnh cụ trong Xiu và Giôn- xi lại giống hình ảnh của người ông tốt với hai cô cháu gái nhỏ. Chắc hẳn vì tình cảm này mà cụ Bơ- men đã vẽ lên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Tuy nó không hẳn là kiệt tác về phương diện nghệ thuật nhưng nó là bức tranh đã cứu sống một con người, bức tranh gieo vào lòng người niềm tin và hi vọng để vượt qua lưỡi hái tử thần. Có thể nói, bằng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo với kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O Hen- ri đã thể hiện được vẻ đẹp cao cả của tình người, của tấm lòng đồng cam cộng khổ giữa những lúc nguy nan thật độc đáo, hài hoà. Nhân vật Giôn - xi: "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính. Nhân vật cụ Bơ Men: "Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá 4
  5. giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính. I/ Cách viết phần mở bài: 1. Mục đích : Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thưc chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất : a. Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó. Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Mở bài trực tiếp : Nói đến Chính Hữu không thể khong nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó, nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu trung có 4 cách cơ bản: Cách 1: Diễn dịch (suy diễn ) Cách 2: Quy nạp Cách 3: Tương liên (tương đồng ) Cách 4: Tương phản (đối lập ) Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề: * Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ. * Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài ) * Nêu cảm nhận của mình về vấn đề. 3. Một số vấn đề cần tránh : - Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề. - Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. - Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần Mở bài. 4. Một mở bài hay cần : - Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu. - Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề ) - Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc. - Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng vềgượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu 5
  6. bởi sự giả tạo. Cách 1 : - Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua nhưng ánh sáng chói lọi của nó vẫn luôn tồn tại cùng với lịch sử dân tộc ta qua các tác phẩm văn học như Và có những con người bình dị, đã làm nên cuộc kháng chiến ấy, đó là những người lính, những cô thanh niên xung phong, những chiến sĩ vô danh . « Những ngôi sao xa xôi » viết về những con người như vậy. Ba cô gái thanh niên họp thành một tổ trinh sát mặt đường . Họ đã sống và chết. Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm nên đất nước. Cách 2 : - Truyện « những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. - Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bm thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. Qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ : Hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai. - Họ đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc, giúp người đọc nhận ra rằng trong chiến thắng vinh quang của dân tộc trước một cường quốc lớn, có những con người làm việc và hiến dâng cả tuổi xuân, cả máu của mình cho đất nước. Đề bài: Cảm nhận về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ry Bài làm O-hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của O-hen-ri người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. “Chiếc lá cuối cùng” trích trong tác phẩm cùng tên của O-hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên. “Chiếc lá cuối cùng” có thể xem là kiệt tác để đời của nhà văn Mỹ này, ông đã tái hiện thành công hiện thực xã hội Mỹ thời bấy giờ, có những con người cùng cực, nghèo khổ, ước mơ và khát vọng vẫn còn đó nhưng bị vùi dập. Tuy nhiên đọc những trang viết của ông người đọc nhận ra sự kiên cường, tinh thần bất diệt không chịu đầu hàng số phận, và cả những người chịu hi sinh bản thânmình vì ước mơ và sự sống của người khác. Đoạn trích cùng tên “chiếc lá cuối cùng” có thể xem là đã lột tả được hết những điều đó. Một đoạn trích giàu giá trị nhân văn và nghệ thuật, xứng là là tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc. 6
  7. “Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng. O-hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vât, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này. Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho XIu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Hình ảnh cô gái trẻ Giôn xi vì bệnh tật mà cự tuyệt tất cả, phó mặc cho số phận, nói đúng hơn là phó mặc cho những chiếc lá vô tri vô giác ở ngoài kia. Cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để đi nữa. Cô khiến người đọc trở nên xung đột với mình, cô có đáng trách không, hay cô đáng thương. Thực ra cô là cô gái có khát vọng nhưng vì hiện thực khắc nghiệt nên mới rơi vào tình trạng này. Cô vẫn luôn có ước mơ “được vẽ vịnh Na-Plo”. Cảm nhận về “Chiếc lá cuối cùng” – văn lớp 8 O-hen-ri khiến người đọc hồi hộp, chờ đợi tình huống truyện tiếp theo xảy ra như thế nào. Trên dây thường xuân chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng, chiếc lá ấy chính là niềm hi vọng cũng là sự tuyệt vọng của Giôn xi. Gion xi thất vọng “hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”. Nhưng có một tình huống bất ngờ xảy ra như một phép nhiệm màu. Đêm hôm ấy gió mưa tràn về nhưng kỳ lạ thay “chiếc lá vẫn còn đó”, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Giôn xi cảm thấy rất khó hiểu nhưng cũng tràn đầy niềm tin. Hóa ra sau tất cả sự khắc nghiệt và khó khăn thì chiếc lá ấy vẫn còn. Tình huống truyện đảo ngược ở cuối truyện thực sự đã khiến trái tim của một cô gái tuyệt vòng trở nên có niềm tin hơn. Nhưng sự thật tì chiếc lá cuối cùng bám lại trên tường ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ men, cụ đã bất chấp thời tiết nắng mưa ấy làm một việc vô cùng nhân văn, tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ. Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Đây chính là bức tranh cuối cùng, là kiệt tác trong cả một đời làm họa sĩ của cụ Bơ men. Không bất kỳ ai biết được sự thật đó, chỉ 7
  8. sau khi cụ Bơ men ra đi thì mọi người mới bừng tỉnh. Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ của mình thực sự cụ Bơ men đã có được kiệt tác để đời. Một kiệt tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn thấm đẫm tình người. Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hi sinh bản thân mình để tạo tin yêu và hi vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng. O-hen-ri với cách xây dựng tình huống truyện ngược cùng cách khắc họa tâm lý nhân vật cực kỳ sâu sắc đã mang đến cho tác phẩm này một sức sống mãnh liệt nhất, đó là tình yêu thương người với người vô bờ bến. “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri thực sự là những trang viết ám ảnh với ngược đọc bởi tình nhân văn sâu sắc và tính nghệ thuật cực kỳ độc đáo. Với thông điệp “hãy yêu thương mọi người và không ngừng hi vọng vượt lên số phận” thì tác giả đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất. Đề : Phân tích nghệ thuật mô tả tâm trạng và xây dựng truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Mỹ O’Hen-ri trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng để làm rõ bức thông điệp nghệ thuật cảm động của ông. Bài của học sinh Lê Phan Vỹ Ái (Văn khoá 5) Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộâng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả . “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men – người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần 8
  9. như chiến thắng được bệânh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ- men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả. Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ . đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. 9
  10. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ. Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”. Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn- xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ- men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc la ùlay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sã chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu. Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế – một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em – nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thươmng yêu để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại. Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” – kiệt tác của cụ Bơ-men – Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. 10
  11. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cảm êm dịu, hiền hoà, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp. Còn Giôn-xi, người biết sự thật cuối cùng? Cảnh ngộ của cô thật đáng thương. Cái nghèo túng cùng cơn bệnh hoành hành cướp đi của cô tất cả sức lực. Cô gần như tuyệt vọng. Mỗi tiếng đếm lùi khi từng chiếc lá rơi xuống là mỗi lúc cô cảm thấy gần kề với cái chết hơn. Lưỡi hái tử thần cứ chập chờn trước mặt Giôn-xi đầy đe doạgắn với hình ảnh của nhưng chiếc lá thường xuân nhỏ bé. Sự sống mong manh của cô khác nào những chiếc lá ấy, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể lìa cành? Người đọc chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước, sự tuyệt vọng của Giôn-xi làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men, để rồi nỗi lo sợ lại len lỏi vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành chỉ còn lại một chiếc lá, khiến không ai có thể dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm. Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Giôn-xi có tàn nhẫn quá không khi bóp nghẹt trái tim người thân yêu bằng cách ra lệnh kéo mành như thế? Thật khó mà hồn nhiên, vui vẻ khi nghĩ rằng mình sắp chết, nhất là lúc con người đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời! Nghe những lời thủ thỉ tâm tình của Xiu, Giôn- xi cũng cô đơn lắm chứ. “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”. Cô đơn “khi những mối dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới xung quanh cứ lơi lỏng dần từng sợi một”. Và nỗi sợ hãi choán hết tâm trí cô. Nhưng khi đêm đã qua rồi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”,cái nhìn như dần sưởi ấm trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Có lẽ cô đang nghĩ và so sánh mình với sự mạnh mẽ của chiếc lá: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào” và chợt nhận ra “muốn chết là cái tội”. Khoảng thời gian diễn ra sự hồi sinh diệu kì trong tâm hồn cô. Chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Và niềm hi vọng được vẽ cảnh vịnh Na-plơ lại bùng cháy. Nhận được sự dộng viên, khích lệ âm thầm lặng lẽ của cụ Bơ-men, của Xiu, Giôn-xi đã tự mình biến cái không tưởng thành hiện thực. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giờ phút này cô lại chấp nhận buông xuôi. Nhưng không, người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành. Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì thêm. Biết đâu mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giôn-xi được tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua nhưng khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng 11
  12. người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán Ngoài nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí và khắc hoạ tính cách ba nhân vật, nhà văn O’hen-ri đã thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện. Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu. Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tinh tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O’Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri là Bức thông điệp màu xanh Bài làm “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sống ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên o. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm. “Chiếc lá cuối cùng” là “bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình – cũng chính là bức tranh cuối cùng – để mang lại cho Giôn- xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giảm 12
  13. chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng. Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục. Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người . . Mở bài: O.Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ 20. Để ghi nhận và tưởng nhớ thành tựu văn học của ông, người Mỹ đã lấy tên ông đặt tên cho một giải thưởng văn chương. Giải thưởng O.Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất được tổ chức đều đặn hàng năm. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của O.Hen-ri.Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ôm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ- men. Có thể xem tác phẩm là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người . Thân bài: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri dã thể hiện một tình bạn cao quý và cảm động. Giôn- xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo khó mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em, cùng chung nhau thuê một phòng trọ vùng ngoại ô để vẽ. Mùa đồng năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hùng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men đều trở thành “vô 13
  14. dụng”. Trước bệnh tật, cô yên trí là mình “không thể khỏi được”. Quá tuyệt vọng, Giôn-xi nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng phía ngoài cửa sổ mà cô trong thấy rụng xuống thì cô cũng ra đi. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách cao độ. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt đầm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản” Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như mật pho tượng bị đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em bằng những lời lẽ đầy cảm thông và động viên. Xiu đã không nghĩ gì cho riêng mình. Cô dành tất cả cuộc sống và sự quan tâm cho Giôn-xi. Cô đã tận tình săn sóc em, lúc thì quây nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gốì, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng lội nghiệp. Có thể nói, Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Tình yêu thương của Xiu khiến cho người đọc xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông điệp màu xanh” của “Chiếc lá cuối cùng”. “Bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người” thể hiện sâu sắc qua nhân vật Xiu nhưng được khẳng định ở nơi cụ Bơ-men, một lão họa sĩ cô độc và thất bại. Bơ-men là một họa sĩ giàu khát vọng và thủy chung với nghề. Cụ đã 60 tuổi và sống khắc khổ trong một phòng trọ tồi tàn. Đã 40 năm cầm bút vẽ mà cụ vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất ”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân Vì sự sông của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng trở thành một kiệt tác bất hủ mà cụ để lại cho đời, vì sự sông và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và đức hi sinh vô hạn. Hơn một thế kỉ nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng minh trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men. . Kết bài: “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình người, tình đời trong cuộc sống này. “Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tâm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta. Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất! "Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" mà tác giả Ô hen ry gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác 14
  15. nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn- xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng. Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục. Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện. "Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. 15
  16. TRƯỜNG PTDTBTTHCS PHÚC SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2018-2019 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) NỘI DUNG Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng dụng cao - Ngữ - Nhận biết - Khái quát Viết Viết bài liệu: văn thể loại/ chủ đề/ nội đoạn văn văn bản nghệ phương dung thuật thức biểu chính/vấn đề - Tiêu đạt /từ loại/ chính/ mà chí lựa biện pháp tu văn bản đề chọn: từ/ được cập. Đoạn sử dụng - Hiểu được văn/ văn trong văn ý nghĩa của bản phù bản. hình ảnh/ chi hợp với - Thu thập tiết/ biện đối thông tin pháp nghệ tượng trong văn thuật/ học sinh. bản trong văn bản. - Hiểu được quan điểm, tư tưởng, của tác giả. Tổng Số câu: 2 1 1 1 5 cộng Số điểm: 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0 Tỉ lệ: 10% 10% 30% 50% 100% 16
  17. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu: 1 (3,0 ®iÓm) §äc ®o¹n v¨n sau vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái. “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: - Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương ” (Ng÷ v¨n 8, tËp 1, trang44) a. (0.5 ®iÓm). §o¹n v¨n trªn trÝch trong v¨n b¶n nµo? T¸c gi¶ lµ ai? b. (0,5 ®iÓm). X¸c ®Þnh c¸c ph­¬ng thøc biÓu ®¹t. c. (1,0 ®iÓm). Nªu néi dung ®o¹n v¨n. d. (1,0 ®iÓm). C©u v¨n“Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.” sö dông biÖn ph¸p nghÖ thuËt nµo? Nªu t¸c dông. Câu 2 (2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Câu 3 (5,0 ®iÓm). Qua ®o¹n trÝch "Tøc n­íc vì bê" vµ truyÖn ng¾n "L·o H¹c", em hiÓu g× vÒ sè phËn vµ phÈm chÊt cña ng­êi n«ng d©n trong x· héi phong kiÕn. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2018-2019 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu Ý Nội dung Điểm a - Đoạn văn trên trích trong văn bản “Lão Hạc”- 0,5 điểm 1 Nam Cao b - Các PTBĐ: Tự sự, biểu cảm, nghị luận. 0,5 điểm 17
  18. c - Nội dung: Đoạn văn kể về cuộc sống đói nghèo đến bần cùng của lão Hạc và bộc lộ lòng thương 1,0 điểm cảm của ông giáo với lão Hạc. - BPNT: Liệt kê các món ăn của lão Hạc: củ chuối, d sung luộc, rau má, củ ráy,bữa trai, bữa ốc. - Tác dụng: Làm nổi bật cuộc sống đói nghèo, khổ đau đến cùng cực, đáng thương của lão Hạc. Qua đó 1,0 điểm phản ánh số phận nghèo khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. - Viết đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp đảm bảo 2,0 điểm hai ý sau: 2 - Chị Dậu là người giàu tình yêu thương - Chị Dậu có sức sống ttiềm tàng mạnh mẽ - Giới thiệu "Tức nước vỡ bờ" và "Lão Hạc" 0,5 điểm Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn 1,5 điểm "Lão Hạc" được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột 1,5 điểm 3 nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là 1,0 điểm trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một 0,5 điểm sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công 18