Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 5590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ( TRỰC TUYẾN) NĂM HỌC 2021-2022 MÃ ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 20/12/2021 ĐỀ BÀI ( Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? A. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương các chi B. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân. C. 2 phần: xương đầu, xương thân D. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân Câu 2: Loại xương nào dưới đây là xương ngắn? A. Xương cổ tay B. Xương cẳng tay C. Xương đốt sống D. Xương bả vai Câu 3: Hai đầu của xương dài có chức năng làm gì? A. Giảm ma sát trong khớp xương B. Phân tán lực tác động C. Tạo các ô chứa tủy đỏ D. Giảm ma sát trong khớp xương, phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ Câu 4: Cơ người có tính chất cơ bản là: A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy. Câu 5: Thành phần cấu tạo nào của máu chiếm 55% thể tích? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Huyết tương D. Tiểu cầu Câu 6: Trong cơ thể người có các loại miễn dịch nào dưới đây? A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm Câu 7: Ở người có mấy nhóm máu chính? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ các cơ quan nào? A. Tim,hệ mạchB. Tim,động mạchC. Tim,tĩnh mạchD. Tim,mao mạch Câu 9: Quá trình hô hấp bao gồm các giai đoạn nào dưới đây? A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi. Câu 10: Các cơ quan nào thuộc đường dẫn khí trong hệ hô hấp ? A. Họng B. Thanh quản C. Phế quản D. Lỗ mũi, khoang mũi, họng, khí quản, phế quản, lá phổi. Câu 11: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô
  2. Câu 12: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào không khí ở phế nang ? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 13: Quá trình tiêu hóa trong cơ thể người gồm có mấy hoạt động tiêu hóa? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là: A. Tiết nước bọt B. Nhai và đảo trộn thức ăn C. Tạo viên thức ăn D. Tiết nước bọt, nhai và đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn Câu 15: Trong dạ dày, hoạt động biến đổi lí học là: A. sự tiết nước bọt B. sự co bóp của dạ dày C. sự tạo viên thức ăn D. hoạt động của các enzyme. Câu 16: Ruột non có cấu tạo gồm mấy lớp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Thành phần cấu tạo của xương gồm những chất nào? A. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao) B. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng) C. Chất hữu cơ và chất vô cơ D. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi Câu 18: Ý nghĩa của hoạt động co cơ là gì? A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển. B. Giúp cơ tăng kích thước C. Giúp cơ thể tăng chiều dài D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan Câu 19: Sau khi tiêm phòng, chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là miễn dịch gì? A. Miễn dịch bẩm sinh B. Miễn dịch tập nhiễm C. Miễn dịch chủ động (miễn dịch nhân tạo) D. Miễn dịch tự nhiên Câu 20: Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tế bào máu nào? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Không có tế bào máu nào Câu 21: Hồng cầu có chức năng gì trong cơ thể? A. Vận chuyển các chất thải B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng C. Vận chuyển khí 02 D. Vận chuyển khí 02 và C02 Câu 22: Trong hệ tuần hoàn có mấy loại mạch máu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Cơ quan nào có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo? A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi Câu 24: Khi hít vào thì thể tích lồng ngực thay đổi như thế nào?
  3. A.Cơ hoành co, các xương sườn nâng lên, các cơ liên sườn ngoài co làm tăng thể tích lồng ngực B. Cơ liên sườn ngoài dãn làm giảm thể tích lồng ngực C. Các xương sườn được hạ xuống làm giảm thể tích lồng ngực D. Cơ hoành dãn làm giảm thể tích lồng ngực Câu 25: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa? A. Vitamin B. Gluxit C. Protein D. Lipit Câu 26: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng bao gồm các hoạt động biến đổi nào? A. Chỉ có biến đổi lí học B. Chỉ có biến đổi hóa học C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học D. Chỉ có biến đổi cơ học Câu 27: Biến đổi hóa học ở dạ dày có sự tham gia của thành phần nào? A. Tuyến vị B. Các lớp cơ của dạ dày C. Enzyme pepsin D. Enzyme pepsin và dịch vị Câu 28: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá ? A. Tá tràng B. Manh tràng C. Hổng tràng D. Hồi tràng Câu 29: Loại thức ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ? A. KemB. Sữa tươiC. Cá hồiD. Lòng đỏ trứng gà Cau 30: Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây? A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng ) B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin, C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài D. Khi bị khuyết tật tim, sử dụng chất kích thích, trải qua cú sốc Câu 31: Ở trạng thái nghỉ ngơi, so với người bình thường, vận động viên có: A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn B. nhịp tim không đổi và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim không đổi C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim không đổi D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim không đổi. Câu 32: Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch ? A. Nước ăn chânB. Tay chân miệngC. Tim bẩm sinhD. Bệnh á sừng Câu 33: Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp là gì? A. Bụi B. Nito oxit C. Vi sinh vật gây bệnh D. Bụi, nito oxit, virut Corona Câu 34: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở C. Nói không với thuốc lá D. Đeo khẩu trang khi đi đường, luyện tập thể dục thể thao, không hút thuốc lá Câu 35: Các bệnh nào dưới đây là bệnh thường gặp ở đường hô hấp? A. Hen suyễnB. Lao C. Viêm phế quản D. Hen suyễn, lao, viêm phế quản Câu 36: Tác nhân gây hại nào cho hệ hô hấp gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao?
  4. A. Bụi B. Nito oxit C. Vi sinh vật gây bệnh D. Lưu huỳnh oxit Câu 37: Tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tiêu hóa? A. Vi sinh vật B. Uống nhiều rượu, bia C. Ăn thức ăn ôi thiu D. Vi sinh vật, uống nhiều rượu bia, ăn thức ăn ôi thiu Câu 38: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Vệ sinh răng miệng đúng cách B. Ăn uống hợp vệ sinh C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí D. Vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng Câu 39: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón? 1. Ăn nhiều rau xanh 2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin 3. Uống nhiều nước 4. Uống trà đặc A. 2, 3B. 1, 3 C. 1, 2D. 1, 2, 3 Câu 40: Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh do hệ tiêu hóa? A. Trào ngược acid B. Hội chứng IBS (ruột kích thích) C. Không dung nạp lactose D. Viêm phế quản Hết
  5. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ 01 Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A D A C A C A D D B B D B B C D A C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D C B A A C D A C D A C D D D B D D D D BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Trần Thúy Hồng