Ôn tập môn Sinh học Lớp 8

doc 40 trang Hoài Anh 27/05/2022 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_mon_sinh_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Ôn tập môn Sinh học Lớp 8

  1. KIẾN THỨC ÔN TẬP SINH 8 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI I. TRẮC NGHIỆM Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất. Câu1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là: A. Cơ thể di chuyển được C. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động B. Có lông mao D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa. Câu2: Môn học “ Cơ thể người và vệ sinh”không nghiên cứu về: A.Cấu tạo các cơ quan trong cơ thể người. B. Vị trí của người trong hệ thống phân loại sinh vật. C. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. D. Các biện pháp rèn luyện cơ thể. Câu3: Phương pháp để học tập tốt bộ môn “ Cơ thể người và vệ sinh”: A. Quan sát , thí nghiệm . C. Học kỹ lý thuyết không cần thí nghiệm. B. Nghe thầy giảng trên lớp D. Quan sát , thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế Câu4: Bộ môn “ Cơ thể người và vệ sinh” giúp ta tìm hiểu về : A. Thế giới động vật và thực vật . B. Những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. C. Những hiểu biết về quy luật tự nhiên D. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường Câu5: Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là: A. Trái ngược nhau C. Thống nhất nhau. B. Lấn át nhau D. Không phụ thuộc nhau Câu6: Hệ tuần hoàn của cơ thể người bao gồm: A. Tim và thận C. Tim và phổi. B. Tim và hệ mạch D. Tim và gan Câu7: Cơ thể là một khối thống nhất vì: A. Các cơ quan trong một hệ, các hệ cơ quan trong một cơ thể, hoạt động riêng B. Các giác quan hoạt động độc lập C. Phối hợp hoạt động của hệ tuần hoàn bài tiết thần kinh D. Các cơ quan, các hệ cơ quan chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ chế thể dịch Câu8: Những cơ quan nào dưới đây tham gia trực tiếp vào chức năng dinh dưỡng của cơ thể: A. Hệ vận động , hệ thần kinh và các giác quan B. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết C. Hệ vận động, hệ tiêu hoá , hệ tuần hoàn, hệ hô hấp D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp ,hệ tiêu hoá,hệ bài tiết. Câu9: Sự biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho cơ thể là chức năng của: A. Hệ tiêu hoá C. Hệ bài tiết . B. Hệ tuần hoàn. D. Hệ hô hấp. Câu10: Hệ cơ và bộ xương tạo ra khoang chứa,bảo vệ các cơ quan bên trong là khoang , cơ A. Khoang sọ C. Khoang ngực,khoang bụng, cơ hoành. B. Khoang xương D. Khoang sọ, khoang ngực, khoang bụng cơ hoành Câu11: Các bào quan trong tế bào có ở: A. Lưới nội chất C. Nhân. 1
  2. B. Chất tế bào D. Màng sinh chất. Câu12: Nơi xảy ra sự tổng hợp Prôtêin của tế bào: A. Nhân C. Ti thể B. Nhiễm sắc thể D. Ri bô xôm Câu13: Hoạt động sống của tế bào thể hiện ở: A.Trao đổi chất C. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. B. Sinh sản và cảm ứng D. Sinh trưởng và phát triển. Câu14: Thành phần hoá học của tế bào: A. Chất hữu cơ C. A xit Nulêic. B. Nước , muối khoáng D. Chất hữu cơ và vô cơ Câu15: Mô là : A. Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo khác nhau B. Chất phi bào C. Tế bào, phi bào D.Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau và chất phi bào cùng đảm nhận chức năng nhất định Câu16: Mô nào dưới đây không phải là mô liên kết: A.Mô máu , mô sụn C. Mô cơ , mô thần kinh B. Mô xương, mô sợi D. Mô mỡ Câu17: Một bộ phận trong tế bào có vai trò đảm nhiệm sự liên hệ giữa các bào quan là: A. Lưới nội chất C. Nhân con B. Trung thể D. Ti thể Câu18: Mô biểu bì có ở: A.Mặt trong ruột , thành mạch máu C. Mạch máu, thành ống tiêu hoá B. Tuyến vị, mặt trong của ống tiêu hoá D. Tim, gan , phổi Câu19: Một loại mô có cấu tạo chắc, đàn hồi , có chức năng đệm và giảm ma sát khi xương chuyển động là: A. Mô sụn C. Mô sợi B. Mô xương D. Mô cơ Câu20: Chân giò lợn có các loại mô: A. Mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu, mô cơ vân, mô thần kinh. B. Mô biểu bì, mô cơ, mô xương. C. Mô biểu bì, mô cơ vân, mô xương, mô thần kinh. D. Mô biểu bì, mô cơ vân, mô xương, mô thần kinh, mô máu. Câu21: Cách làm tiêu bản mô cơ vân: A. Lấy 1 bắp cơ đùi ếch ( thịt lợn tươi) . Rạch Ngang bắp cơ. B. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ấn mép rạch . C. Dùng kim lưỡi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ tách ra, lấy 1 sợi mảnh dính vào lam kính. D. Lấy 1 bắp cơ đùi ếch ( thịt lợn tươi).Rạch dọc bắp cơ.lấy 1 sợi mảnh dính vào lam kính. Nhỏ dung dịch 0,65% NaCl. Đậy la men. Nhỏ axít axêtic. Câu22: Dụng cụ, mẫu vật để quan sát tế bào và mô. A.Kính hiển vi, tiêu bản, tranh C. Tranh , kính lúp. B. Tiêu bản D. Kính hiển vi. Câu23: Cấu tạo của nơ ron. A. Thân và cành C. Sợi dọc, sợi ngang. B. Hình sao , hình tròn. D.Thân ,Sợi trục, sợi nhánh. Câu24: Chức năng cơ bản của nơ ron: A. Cảm ứng và hưng phấn C. Dẫn truyền và hưng phấn. B. Phản ứng và dẫn truyền D. Cảm ứng và dẫn truyền. 2
  3. Câu 25: Chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng là : A. Nơ ron liên lạc C. Nơ ron li tâm. B. Nơ ron cảm giác D. Nơ ron hướng tâm Câu 26: Đường lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng được gọi là: A. Phản xạ C. Cung phản xạ. B. Vòng phản xạ D. Phản ứng Câu27: Vòng phản xạ khác với cung phản xạ: A. Nhiều nơ ron C. Có xung thần kinh thông báo ngược B. Ít nơ ron D. Nhiều nơ ron, có xung thần kinh thông báo ngược Câu 28: Muốn quan sát rõ nhân tế bào: A. Nhỏ 1 giọt axít axêtic1%vào 1 cạnh của la men. B. Nhỏ 1 giọt dung dịch 0,65% NaCl vào 1 cạnh của la men. C. Nhỏ 1 giọt axít axêtic1%vào tế bào cơ. D. Nhỏ 1 giọt dung dịch 0,65% NaCl vào tế bào cơ Câu 29: Muốn tiêu bản không có bọt khí ta phải đặt la men: A. Đặt cả la men ập xuống ngay lam kính. B .Đặt la men xuống di đều trên lam kính C. Lót giấy thấm rồi đặt la men lên trên. D. Đặt một cạnh la men tiếp xúc với dung dịch NaCl , hạ dần la men xuống. Câu 30: Phản xạ chỉ thực hiện khi: A. Có kích thích và đủ 5 yếu tố tham gia. C. Có kích thích, có 4 yếu tố tham gia. B. Không có kích thích , có đủ 5 yếu tố tham gia. D. 5 yếu tố tham gia. II. TỰ LUẬN Câu 1. Cơ thể người có cấu tạo như thế nào? Câu 2. Đặc điểm giống, khác nhau giữa cơ thể người và động vật thuộc lớp thú? Ý nghĩa? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 B 21 D 2 B 12 D 22 A 3 D 13 C 23 D 4 D 14 D 24 D 5 C 15 D 25 C 6 B 16 C 26 C 7 D 17 A 27 D 8 D 18 B 28 A 9 A 19 A 29 D 10 D 20 B 30 A 3
  4. II. TỰ LUẬN Câu 1. Cơ thể người có cấu tạo như thế nào? - Cơ thể người được cấu tạo từ các hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục và hệ thần kinh - Các hệ cơ quan baog ồm các cơ quan có cùng 1 chức năng tạo thành. - Trong từng cơ quan lại được các mô cấu tạo nên - Mô lại được cấu tạo từ các tế bào có cấu trúc, chức năng giống nhau. => Cơ thể người được cấu tạo từ các tế bào. Câu 2. Đặc điểm giống, khác nhau giữa cơ thể người và động vật thuộc lớp thú? Ý nghĩa? Giống nhau: + Có lông mao trên cơ thể. + Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. => Người và thú chung nguồn + Có vú, có tuyến sữa. gốc + Đẻ con và nuôi con bằng sữa. Khác nhau: Người Thú + Bộ xương phân hóa thích nghi với dáng + Bộ xương kém phân hóa hơn, hai chi trước đứng thẳng, đi bằng 2 chân; lao động bằng vẫn là cơ quan vận động - di chuyển. tay. + Kiếm ăn theo bản năng chưa có mục đích, + Lao động có mục đích, biết chế tạo và sử chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên. dụng công cụ lao động, bớt lệ thuộc vào tự + Ăn sống, nuốt tươi. nhiên. + Chưa có tư duy trừu tượng, chưa có tiếng + Phát hiện ra lửa và dùng lửa nấu chín thức nói, chữ viết. ăn. + Phát sinh phát triển tiếng nói, chữ viết giúp + Mặt lớn hơn não. bộ não phát triển và hình thành ý thức (Tư duy trừu tượng). + Sọ não lớn hơn sọ mặt, não phát triển. => Người phát triển tiến hóa cao hơn. CHƯƠNG II: HỆ VẬN ĐỘNG I. TRẮC NGHIỆM Hãy chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất. Câu1: Xương thân bao gồm: A. Xương sườn, xương lồng ngực C. Cột sống và lồng ngực. B. Cột sống và các đốt sống D. Cột sống và các xương sườn. Câu 2: Xương đầu của người có đặc điểm: A. Xương sọ lớn hơn xương mặt C. Xương sọ bằng xương mặt. B. Xương sọ nhỏ hơn xương mặt. D. Xương sọ lớn hơn xương hàm Câu3: Loại khớp thường gặp ở chân, tay; A. Khớp động C. Khớp bất động. B. Khớp bán động D. Khớp bán động, khớp bất động. Câu4: Cấu tạo của xương: A. Màng xương, thân xương, tuỷ xương. C. Màng xương, mô xương cứng, mô xương xốp 4
  5. B. Màng xương, đầu xương. D. Màng xương, nan xương, đầu xương. Câu5: Thành phần hoá học của xương: A. Chất cốt giao C. Prôtêin, can xi. B. Muối khoáng D. Chất cốt giao và muối khoáng Câu6;Tính chất cơ bản của xương: A. Mềm dẻo,nhẹ nhàng C. Nhẹ nhàng, rắn chắc. B. Mềm dẻo, bền chắc D. Mềm dẻo, xốp. Câu7: Xương người già giòn và dễ gãy là do: A.Thành phần cốt giao giảm C. Prôtêin giảm B. Muối khoáng giảm D. Thành phần cốt giao tăng. Câu8: Nguyên nhân làm cho xương người khác xương động vật: A. Người biết lao động. C. Người có dáng đứng thẳng B. Người có tiếng nói, chữ viết. D. Người biết lao động và có dáng đứng thẳng Câu9: Vai trò của bộ xương: A. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể C. Chỗ bám của các cơ. B. Cùng với hệ cơ làm thành hệ vận động. D.Nâng đỡ ,bảo vệ và vận động Câu10: Xương động vật đun sôi lâu thì bở, nước hầm xương thường sánh và ngọt là do: A. Chất cốt giao bị phân huỷ C. Muối khoáng bị phân huỷ B. Prôtêin bị phân huỷ D. Can xi bị phân huỷ Câu 11: Số lượng cơ trên mỗi cơ thể người có khoảng: A. 600 cơ C. 400 cơ B. 500 cơ D. 300 cơ Câu 12: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là: A. Bó cơ B. Bắp cơ C. Tơ cơ D. Bụng cơ Câu 13: Cấu trúc nào dưới đây có kích thước lớn nhất: A. Tơ cơ B. Bắp cơ C. Bó cơ D. sợi cơ Câu 14: Cơ chế của sự co cơ: A. Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại B. Do tơ cơ mảnh co ngắn lại. Đĩa sáng ngắn lại . C. Do tơ cơ dày co ngắn lại. Đĩa sáng dài ra. D. Do đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dài ra. Câu 15: Cơ co tạo ra một lực để sinh : A. Điện B. Nhiệt C. Công D. Lao động Câu 16: Sự ô xi hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể tạo ra: A. Năng lượng C. Axít lắctíc B. Khí CO2 D. Năng lượng Axít lắctíc,Khí CO2, Câu 17: Cơ xương là tên gọi của loại cơ nào dưới đây: A. Cơ vân C. Cơ tim B. Cơ trơn D. Cơ trơn và cơ tim Câu 18: Lực cơ tạo ra khi: A. Cơ co C. Cơ co rồi dãn B. Cơ dãn D. Cơ dãn rồi co Câu 19: Nguồn năng lượng cung cấp cho sự co cơ là: A. Máu C. Chất dinh dưỡng của xương B. Sự ôxy hoá các chất dinh dưỡng trong cơ D. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng Câu 20: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ là: A. Trạng thái thần kinh 5
  6. B. Khối lượng của vật cần phải di chuyển C. Nhịp độ lao động D. Trạng thái thần kinh, khối lượng của vật nhịp độ lao động Câu21. Xương mặt ở người có đặc điểm: A. Xương mặt nhỏ hơn xương sọ . C. Xương mặt có lồi cằm. B. Xương mặt lớn hơn xương sọ. D. Xương mặt nhỏ hơn xương sọ, Xương mặt có lồi cằm. Câu 22. Xương cột sống ở người thích nghi với tư thế đứng thẳng: A. Cột sống đứng, có 2 chỗ cong. B. Cột sống nằm ngang, có 4 chỗ cong, tạo 2 hình chữ S. C. Cột sống có 4 chỗ cong, tạo 2 hình chữ S nối tiếp nhau. D. Cột sống là 1 vòm cong, nằm ngang. Câu 23.Số cơ vận động bàn tay: A. 18 B. 8 C. 10 D. 6 Câu 24. Cơ gây cử động lưỡi phát triển là do: A. Người có tiếng nói, chữ viết. C. Người có tư duy trừu tượng . B. Người có tiếng nói phong phú. D. Người có lao động, học tập. Câu 25. Ngồi học đúng tư thế có tác dụng: A. Chống mỏi cơ C. Chống cốt hoá xương nhanh. B. Chống cong vẹo cột sống. D. Chống còi xương. Câu 26. Dụng cụ để băng bó khi gãy xương là: A. Nẹp C. Gạc hoặc vải sạch B. Bông, băng D. Nẹp, Bông, băng ,Gạc hoặc vải sạch Câu 27. Sự giải phóng đôi tay khỏi hoạt động đi đứng ở người có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của: A. Xương đầu B. Xương cổ C. Lồng ngực D. Xương chậu Câu 28. Phương pháp băng cố định xương đùi: A. Dùng nẹp dài buộc cố định phần thân. B. Băng từ trong ra cổ chân. C. Băng từ cổ chân vào D. Dùng nẹp dài buộc cố định phần thân,Băng từ cổ chân vào Câu 29. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú: A. Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hoá như động vật. B. Cơ chân lớn khoẻ, cử động chân chủ yếu là duỗi. C. Tay có nhiều cơ phân hoá thành các nhóm nhỏ phụ trách các phần như nhau D. Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hoá khác động vật, tay cử động linh hoạt Câu 30. Khi gặp người bị gãy xương thì: A. Nắn lại chỗ xương gãy - Sơ cứu - Đưa đi bệnh viện. B. phải nắn bóp, lau rửa nhẹ nhàng và sơ cứu tạm thời. C. Chưa chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay. D. Sơ cứu tạm thời ,chuyển nạn nhân lên co sở y tế gần nhất II. BÀI TOÁN TÍNH CÔNG CƠ Bài 1. Một người kéo một bao cát nặng 20 kg từ tầng 1 lên gác tầng hai cao 5m. hỏi người đó sinh được 1 công là bao nhiêu? Bài 2. Ba học sinh nam lớp 8 có tầm vóc, sức khỏe và trạng thái tâm lí gần giống nhau cùng tham gia việc kéo cát lên mái nhà cao 4m chống bão. Trong vòng 30 phút mỗi bạn kéo được kết quả như sau: - Bạn A kéo được 20 bao, mỗi bao nặng 5kg 6
  7. - Bạn B kéo được 15 bao, mỗi bao nặng 15kg - Bạn C kéo được 5 bao, mỗi bao nặng 25kg a, tính công sinh ra từ mỗi hoạt động của mỗi bạn? b, Em có nhận xét gì về kết quả sinh công từ mỗi hoạt động của mỗi bạn trên? Gợi ý: Công của cơ (A) được tính bằng độ lớn lực (F) nhân với quãng đường (s). hoặc được tính bằng trọng lực (P = 10. m) nhân với chiều cao (h). ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 A 21 D 2 A 12 C 22 C 3 A 13 B 23 A 4 C 14 A 24 B 5 D 15 C 25 B 6 B 16 D 26 D 7 A 17 A 27 C 8 D 18 A 28 D 9 D 19 B 29 D 10 A 20 D 30 D CHƯƠNG III: HỆ TUẦN HOÀN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là: A. Sự chênh lệch huyết áp trong mạch B. Sự đàn hồi của thành mạch. C. Sự co bóp của cơ bắp ảnh hưởng đến thành mạch, sức hút của lồng ngực và tâm nhĩ. D. Sự chênh lệch huyết áp trong mạch, sự đàn hồi của thành mạch Câu 2. Yếu tố chủ yếu gây sự tuần hoàn máu là: A. Sự co dãn của tim C. Sự co bóp của các cơ tĩnh mạch. B. Sự co dãn của động mạch D. Tác dụng của các van tĩnh mạch. Câu 3. Số nhịp tim của người bình thường lúc nghỉ ngơi là: A. 85 nhịp / phút C. 75 nhịp / phút B. 90 nhịp / phút. D. 60 nhịp / phút. Câu 4. Dụng cụ để sơ cứu khi cầm máu là: A. Bông , băng C. Dây cao su (Dây vải) B. Gạc, vải sạch D. Bông, băng Gạc, vải sạch, dây cao su (Dây vải). Câu 5. Phương pháp sơ cứu vết thương chảy máu ở mao mạch là: A. Không nên bịt chặt miệng vết thương . B. Sát trùng vết thương . Không dán hoặc băng vết thương lại. C. Bịt chặt miệng vết thương – Buộc garô - Sát trùng – băng lại. D. Bịt chặt miệng vết thương cho tới khi máu không chảy nữa, dán hoặc băng vết thương lại. Câu 6. Khi buộc dây garô cần chú ý : A. Buộc cách vết thương khoảng 10 cm về phía tim B. Buộc cách vết thương khoảng 5 cm dưới vết thương. 7
  8. C. Sau 10 phút lại nới lỏng dây garô và buộc lại. D. Buộc cách vết thương khoảng 5 cm về phía tim.Sau 15 phút nới lỏng dây garô và buộc lại. Câu 7. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là: A. Người lớn tuổi nên động mạch Chưa bị xơ cứng. C. Lao động nhẹ, lo lắng, hồi hộp. B. Do ăn nhạt, ăn thịt nhiều. D.Động mạch bị xơ cứng, chế độ ăn và luyện tập không hợp lý Câu 8. Khi bị đứt tay chảy máu ở tĩnh mạch có hiện tượng : A. Máu chảy ít , chậm C. Máu chảy nhiều , nhanh hơn mao mạch. B. Máu chảy nhiều , mạnh thành tia D. Máu không chảy, đông lại . Câu 9. Huyết áp giảm dần trong các mạch theo thứ tự sau : A. Động mạch chủ -> động mạch lớn -> động mạch nhỏ -> mao mạch -> tm B. Động mạch chủ -> động mạch nhỏ -> động mạch lớn -> mao mạch -> tm C. Tĩnh mạch -> mao mạch -> động mạch. D. Động mạch -> Tĩnh mạch -> mao mạch . Câu 10. Khi bị thương , sau khi máu đã đông có 1 chất nước vàng chảy ra . Chất nước vàng này là: A, Bạch huyết C. Tơ máu B. Hêmôglôbin D. Bạch cầu. Câu11. Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều có: A. Động mạch C. Mạch bạch huyết B. Tĩnh mạch và mao mạch D. Động mạch ,Tĩnh mạch và mao mạch Câu 12. Một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng: A. 0,6 giây C. 0,8 giây B. 0,7 giây D. 1 phút. Câu 13. Loại mạch nào có nhiều sợi đàn hồi nhất: A. Động mạch C. Mao mạch B. Tĩnh mạch D. Tĩnh mạch và mao mạch Câu 14. Máu di chuyển chậm nhất trong : A. Động mạch C. Mao mạch B. Tĩnh mạch D. Tĩnh mạch, mao mạch Câu 15. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là : A. Tâm nhĩ trái C. Tâm thất trái B. Tâm nhĩ phải D. Tâm thất phải Câu 16. Câu có nội dung sai dưới đây là: A. Tim là một túi cơ 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới) B. Tâm nhĩ có lỗ thông tĩnh mạch. C. Giữa tâm thất và động mạch có lỗ thông. D. Hệ mạch gồm : Tim , tĩnh mạch, động mạch. Câu 17. Trong mỗi chu kỳ co dãn của tim , thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là: A. 0,5 giây B. 0,4 giây C.0,3 giây D. 0,2 giây Câu 18: Van nhĩ – thất của tim có tác dụng giúp máu di chuyển một chiều từ : A. Tâm thất trái -> động mạch chủ C. Tâm nhĩ -> tâm thất B. Tâm thất phải -> động mạch phổi D. Tĩnh mạch -> tâm nhĩ. Câu 19. Máu được đẩy vào động mạch ở pha: A. Co tâm nhĩ B. Co tâm thất C. Dãn tâm nhĩ D. Dãn tâm thất Câu 20. Mỗi ngăn tim của người bình thường lúc nghỉ ngơi đều chứa được khoảng: A. 60 ml máu. C. 65 ml máu B. 70 ml máu. D. 80 ml máu. 8
  9. Câu 21.Đông máu là hiện tượng: A. Máu chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm. B. Máu chuyển từ dạng lỏng sang dạng cục. C. Máu kết hợp với nhau tạo thành cục. D. Máu loãng sau khi chảy ra khỏi thành mạch bị đông lại thành cục. Câu 22. Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành : A. Tơ máu B. Cục máu đông C. Huyết thanh. D. Bạch huyết. Câu 23. Tế bào nào tham gia vào quá trình đông máu: A. Hồng cầu C. Tiểu cầu B. Bạch cầu D. Hồng cầu và bạch cầu. Câu 24: Câu nào sau đây không đúng: A. Vòng tuần hoàn nhỏ, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu O2. B. Vòng tuần hoàn nhỏ, máu giàu O2 theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. C. Vòng tuần hoàn lớn, máu động mạch đi nuôi cơ thể giàu O2 D. Vòng tuần hoàn lớn, máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo O2. Câu 25: Vai trò của hệ tuần hoàn máu và bạch huyết: A. Luân chuyển máu trong toàn cơ thể B. Luân chuyển bạch huyết trong toàn cơ thể C. Luân chuyển huyết tương trong toàn cơ thể D. Luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. Câu 26. Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ: A. Có ít hồng cầu , nhiều tiểu cầu. C. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít. B. Có nhiều hồng cầu , không có tiểu cầu D. Không có hồng cầu, tiểu cầu nhiều Câu 27. Nhóm máu O có khả năng truyền cho nhóm: A. A B. B C. O D. A,B,O Câu 28: Người bị bệnh máu khó đông , trước khi phẫu thuật phải: A. Chuẩn bị muối can xi, vitamin K để làm tăng sự đông máu. B. Tiêm chất sinh tơ máu. C. Làm vỡ tiểu cầu để có en zim tác dụng với ion Ca++ D. Tiếp máu Câu 29:Phân hệ bạch huyết lớn thu bạch huyết ở: A. Nửa trên bên phải cơ thể. C. Nửa phải và phần trên cơ thể. B. Nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể. D. Nửa trái và phần trên Câu 30. Hướng luân chuyển bạch huyết đúng trong mỗi phân hệ là: A.Tĩnh mạch-> Mao mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> ống bạch huyết. B. Mao mạch bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> ống bạch huyết-> Tĩnh mạch. C. Mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> ống bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> Mao mạch bạch huyết ->Tĩnh mạch . D. Tĩnh mạch -> mao mạch -> ống bạch huyết Câu 31. Tỉ lệ nước chứa trong huyết tương là: A. 55% B. 90 % C. 92 % D. 45 % Câu 32. Thành phần của máu bao gồm: A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu C. Huyết tương và các tế bào máu. B. Huyết tương và hồng cầu. D. Huyết thanh và các tế bào máu. Câu 33. Câu nào dưới đây có nội dung sai: A. Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. B. Thành phần của môi trường trong luôn thay đổi C. Hồng cầu là tế bào không nhân, hình đĩa , lõm 2 mặt. 9
  10. D. Có 5 loại tế bào bạch cầu. Câu 34. Chức năng của huyết tương là: A. Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. C. Tiêu huỷ các chất thải, thừa do tế bào đưa ra. D. Duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Câu 35. Chức năng của bạch cầu là: A. Giúp quá trình vận chuyển O2 và CO2. C. Giúp cho quá trình đông máu. B. Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn. D.Tạo năng lượng cho hoạt động sống Câu 36. Sự miễn dịch của cơ thể xuất hiện do được tiêm văcxin là loại miễn dịch : A. Tự nhiên C. Nhân tạo B. Di truyền D. Bị động Câu 37. Điểm giống nhau của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu là: A. Không tự sinh sản được C. Đều không có nhân trong tế bào. B. Đều có nhân trong tế bào. D. Đều có thể biến đổi hình dạng. Câu 38. Tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng khi cơ thể bị: A. Nhiễm khuẩn cấp tính ( viêm ruột thừa, viêm phổi.) C. Nhiễm vi rút B. Nhiễm độc kim loại nặng. D. Nhiệt độ cơ thể giảm Câu 39. Hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố) có thể kết hợp với : A. CO2 C. O2. B. CO D. CO2, , CO ,O2. Câu 40. Tế bào limphô T đã phá huỷ các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách: A. Tiết ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó. B. Nuốt và tiêu hoá tế bào bị nhiễm đó. C. Ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong. D. Bảo vệ cơ thế chống bệnh tật. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất hỏi: a) số lần mạch đập trong một phút b) thời gian hoạt động của một chu kì tim c) thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ,co tâm thất,dãn chung Bài 2 Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi : a) Số lần mạch đập trong một phút ? b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim ? c) Thời gian hoạt động của mỗi pha : co tâm nhĩ; co tâm thất; giãn chung. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 D 21 D 31 B 10
  11. 2 A 12 C 22 C 32 C 3 C 13 A 23 C 33 B 4 D 14 C 24 A 34 D 5 D 15 B 25 D 35 B 6 D 16 D 26 C 36 C 7 D 17 A 27 D 37 A 8 C 18 C 28 B 38 A 9 A 19 B 29 B 39 D 10 A 20 A 30 B 40 A II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất hỏi: a) số lần mạch đập trong một phút b) thời gian hoạt động của một chu kì tim c) thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ,co tâm thất,dãn chung Giải a, Trong 1 phút tâm thất trái co và đẩy: 7560 : (24.60) = 5,25l=5250ml Số lần tâm thất trái co trong 1 phút: 5250 : 70 = 75 lần Vậy số mạch đập trong 1 phút là 75 lần b, Thời gian hoạt động của 1 chu kì co dãn tim: 1 phút = 60 giây Có 60 : 75 = 0,8 giây c, Thời gian pha dãn chung: 0,8 :2 = 0,4 giây Gọi thời gian tâm nhĩ co là x giây Thời gian pha thất co là 3x Có x + 3x = 0,4 => x = 0,1 giây Vậy trong 1 chu kì co dãn tim : +Tâm nhĩ co 0,1 giây +Tâm thất co 0,1 . 3 =0,3 giây Bài 2 Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi : a) Số lần mạch đập trong một phút ? b) Thời gian hoạt động của một chu kì tim ? c) Thời gian hoạt động của mỗi pha : co tâm nhĩ; co tâm thất; giãn chung. Hướng dẫn giải : Đổi : 7560 lit = 7560.000 ml - Số phút trong 1 ngày đêm là : 24 giờ x 60 phút = 1440 phút - Lượng máu đẩy đi trong 1 phút là : 7560.000 ml : 1440 = 5250 ml - Vậy số lần mạch đập là : 5250 ml : 87,5 ml = 60 ( lần ) * Vậy một chu kì co tim là : 60 giây : 60 lần = 1 ( giây / lần ) == > Pha giãn chung là : 1 giây : 2 = 0,5 giây X == > Gọi thời gian Thất co = X ( giây ) ; thì nhĩ co là : 3 11
  12. Ta có : Nhĩ co + Thất co = 1 – 0,5 = 0,5 giây X == > 3 + X = 0, 5 ; Giải ra ta có : X = 0, 375 giây == > Nhĩ co là : 0,375 : 3 = 0,125 giây CHƯƠNG IV: HỆ HÔ HẤP I. Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng nhất. Câu1. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là: A. Bụi C.Các vi khuẩn gây bệnh B. Các khí độc hại như NOx; SOx; CO, nicôtin D. Bụi , khí độc, vi khuẩn gây bệnh. Câu 2. Bệnh nào dưới đây có thể gây tổn thương cho hệ hô hấp: A. Viêm phổi B. Viên phế quản. C. Lao phổi D. Viêm phổi, viên phế quản, lao phổi. Câu 3. Để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh cần : A. Luyện tập thể dục thể thao đúng cách. B. Tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên , từ bé. C. Hút thuốc lá. D. Luyện tập đúng cách, tập thở đúng cách, thường xuyên từ bé. Câu 4. Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo thường được áp dụng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Dụng cụ để tiến hành hô hấp nhân tạo là : A. Chiếu B. Gối C. Gạc hoặc vải D. Chiếu, gối, gạc hoặc vải. Câu 6. Phương pháp hô hấp nhân tạo nào có nhiều ưu thế hơn: A. Hà hơi thổi ngạt C. Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực. B. Ấn lồng ngực D. Tuỳ từng trường hợp mà áp dụng 1 trong 2 cách. Câu 7. Chất độc có trong khói thuốc lá là: A. NO2 B. SO2 C. CO , nicôtin. D. SO2 , nicôtin. Câu 8. Các bệnh nào sau đây dễ lây qua đường hô hấp. A.Bệnh Sars , bệnh lao phổi, cúm , ho gà. C. Bệnh kiết lị B.Bệnh thương hàn, thổ tả. D. Bệnh về giun sán. Câu 9. Ở nơi đông người, nếu có một em nhỏ bị ngất xỉu, mặt tái tím và ngừng hô hấp đột ngột. Em xử lý như thế nào? A. Đưa em nhỏ bị nạn đi bệnh viện cấp cứu. B. Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người. C. Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. D. Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người, hà hơi thổi ngạt. Câu 10. Điểm giống nhau trong các tình huống được hô hấp nhân tạo là: A. Thiếu O2 C. Thiếu CO2 B. Thiếu O2 , mặt tím tái. D. Thiếu nước Câu 11. Quá trình hô hấp gồm : A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi C. Hít vào thật sâu, thở ra gắng sức B. Trao đổi khí ở tế bào D. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, ở tế bào. Câu 12. Hệ hô hấp gồm: A. Đường dẫn khí và 2 lá phổi C. Mũi , phế quản và 2 lá phổi. B. Thanh quản , khí quản và 2 lá phổi D. Mũi , khí quản và 2 lá phổi. Câu 13. Hô hấp là: A. Quá trình không ngừng cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể. B. Loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 12
  13. C. Sự trao đổi khí O2 và CO2. D. Cung cấp O2 và loại CO2 cho các tế bào. Câu 14. Các mao mạch dưới lớp niêm mạc của xoang mũi có chức năng: A. Sưởi ấm không khí trước khi vào phổi. B. Thực hiện trao đổi khí với môi trường. C. Giữ bụi trong không khí khi qua xoang mũi. D. Ngăn vi khuẩn khi qua xoang mũi. Câu 15. Các tuyến amiđan và tuyến V.A nằm ở : A. Xoang mũi. B. Họng. C. Thanh quản. D. Phế quản. Câu 16: Khí quản được cấu tạo bởi: A. Một nửa bằng sụn , một nửa bằng xương. C. Bằng xương B. Các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. D. Các vòng sụn hoàn toàn. Câu 17. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì: A. Không có vòng sụn mà là các vòng cơ C. Các vòng sụn có khả năng đàn hồi B. Không có vòng sụn mà là các thớ cơ . D. Các lớp tế bào có thành cơ mỏng . Câu 18. Cử động hô hấp là: A. Tập hợp các lần hít vào trong 1 phút C. Các lần hít vào và thở ra trong 1 phút B. Tập hợp các lần thở ra trong 1 phút D. Một lần hít vào và một lần thở ra. Câu 19. Động tác hít vào bình thường xẩy ra do: A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài co và cơ hoành dãn. B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co. D.Cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co. Câu 20. Sự trao đổi khí ở tế bào gồm: A. Sự di chuyển của khí O2 từ máu vào tế bào B. Sự di chuyển của khí CO2 từ tế bào vào máu. C. Sự khuếch tán O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu. D. Sự khuếch tán CO2 từ máu vào tế bào. II. Bài tập Bài 1/ Gọi X là khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường. Gọi Y ,, ,, ,, ,, sau khi thở ra bình thường. Gọi A ,, ,, ,, ,, sau khi hít vào gắng sức Gọi B ,, ,, ,, ,, sau khi thở ra gắng sức. Hãy tính: a) Thể tích khí lưu thông. b) Thể tích khí bổ sung. c) Thể tích khí dự trữ. d) Dung tích sống. Theo X ; Y ; A ; B . Bài 2: Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thông; thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200 ml. Dung tích sống là 3800 ml. Thể tích khí dự trữ là 1600 ml. Hỏi : a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức b) Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 D 2 D 12 A 3 D 13 D 4 B 14 A 5 D 15 B 13
  14. 6 A 16 B 7 C 17 B 8 A 18 D 9 D 19 B 10 B 20 C II. Bài tập Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: a) Thể tích khí lưu thông = V (hít vào thường) - V (khí có trong phổi sau thở ra thường) = > V (lưu thông ) = X - Y b) Thể tích khí bổ sung = V(khí có trong phổi khi hit vào sâu) - V( khí có khi hít vào thường) c) Thể tích khí dự trữ = V(khí trong phổi khi hít vào thường) - V (khí trong phổi khi hít sâu) d) Dung tích sống = V(khí trong phổi khi hít vào sâu) - V( khí trong phổi sau khi thở ra sâu) Bài 2 : * Gọi V khí lưu thông là X ml ;= > V khí hit vào thường là : 7X ml a) V khí thở ra gắng sức = V hit vào sâu - V dung tích sống. Thay vào ta có: V (thở ra gắng sức) = 5200 - 3800 = 1400 ml b) Ta biết : V hit vào thường = V lưu thông + V thở ra thường (1) Mà ta lại có: V thở ra thường = V thở ra sâu + V dự trữ = 1400 + 1600 = 3000 ml Thay vào (1) ta có : 7X = X + 3000 == > 6 X = 3000 ml . Vậy : X = 500 ml * Vậy : V khí hit vào thường là : 7 x 500 = 3500 ml Đáp số : a- V (thở ra gắng sức) = 1400 ml b - V hit vào thường = 3500 ml CHƯƠNG V: HỆ TIÊU HÓA I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thức ăn đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt : A. Lí học là chủ yếu C. Lí hoá ngang nhau. B. Hoá học là chủ yếu D. Không được biến đổi. Câu 2. Cơ cấu tạo thành ruột non thuộc loại: A. Cơ vòng và cơ chéo C. Cơ dọc và cơ chéo B. Cơ vòng và cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. Câu 3. Dịch mật được tiết ra từ : A. Gan B. Tuyến ruột C. Tuyến tuỵ D. Tuyến vị Câu 4. Axit béo và glixêrin được tạo ra từ sự tiêu hoá hoá học chất ở ruột non là: A. Axit amin B. Đường đơn C. Prôtêin D. Lipít Câu 5. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hoá hoá học chất gluxit ở ruột non là: A. Lipít B. Đường đơn C. Axit béo D. Glixêrin Câu 6. Dịch mật và dịch tuỵ đều tiết ra mạnh mẽ khi: 14
  15. A. Thức ăn được chạm vào lưỡi và niêm mạc dạ dày B. Chỉ cần ngửi thấy mùi thơm của thức ăn C. Chỉ cần nghe thấy nói tên thức ăn D. Tiết theo giờ. Câu7. Dịch mật có vai trò hỗ trợ tiêu hoá chất : A. Đường đơn B. Tinh bột C. Prôtêin D. Lipít Câu 8. Sau khi được hấp thụ qua ruột non, li pit được vận chuyển qua con đường nào: A. Máu C. Máu và bạch huyết B.Bạch huyết D. Đường máu trước và đường bạch huyết sau Câu 9. Cơ quan có vai trò khử độc lẫn trong chất dinh dưỡng hấp thu là: A. Gan B. Thận C. Ruột non D. Phổi. Câu 10. Các chất hấp thu được vận chuyển theo đường máu trước khi đổ vào tim phải đi qua : A. Tĩnh mạch chủ dưới C. Động mạch ruột B. Tĩnh mạch phổi D. Động mạch gan Câu 11. Các phương tiện để nghiên cứu tác dụng của enim trong nước bọt A. Tinh bột chín, nước bọt C. Tinh bột chín, nước bọt, dụng cụ thí nghiệm, thuốc thử. B. Ống nghiệm, đèn cồn, nhiệt kế D. Dung dịch iôt, thuốc thử Strôme Câu 12. Trong ống nghiệm A đựng 2 ml hồ tinh bột. Khi cho thêm 2ml nước bọt vào ống nghiệm đó và ngâm trong nước nóng 37oC trong 15 phút thì : A. Tinh bột biến đổi thành đường C. Tinh bột biến đổi thành đường Mantôzơ. B. Tinh bột không biến đổi D. Tinh bột biến đổi thành đường Glucô. Câu 13. Trong ống nghiệm B đựng 2 ml hồ tinh bột. Khi cho thêm 2ml nước bọt và nhỏ vài giọt dung dịch HCL 2% vào ống nghiệm đó ngâm trong nước nóng 37 oC trong 15 phút thì : A. Tinh bột biến đổi thành đường C. Tinh bột ngả sang màu xanh B. Tinh bột không biến đổi D.Tinh bột ngả sang màu đỏ nâu. Câu 14. Enzim tiêu hoá của dịch vị là: A. Pepsin B. Amilaza C. Tripsin D. Amilaza và Tripsin. Câu 15. Số lớp cấu tạo của thành dạ dày là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Loại cơ cấu tạo thành dạ dày: A. Cơ vòng C. Cơ chéo, cơ vòng B. Cơ dọc, cơ chéo D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo Câu 17. Trong ống nghiệm C đựng 2 ml hồ tinh bột . Khi cho thêm 2ml nước lã vào ống nghiệm đó ngâm trong nước nóng 37oC khoảng 15 phút rồi nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào ống thì : 15
  16. A. Tinh bột biến đổi thành đường C. Tinh bột ngả sang màu xanh B. Tinh bột không biến đổi D. Tinh bột ngả sang màu đỏ nâu. Câu 18 . Thành phần dịch vị gồm: A. Nước C. Axit clohiđric B. Enzim pepsin, chất nhầy D. Nước, Enzim pepsin, chất nhầy, Axit clohiđric. Câu 19. Trong ống nghiệm D đựng 2 ml hồ tinh bột. Khi cho thêm 2ml nước bọt vào ống nghiệm đó ngâm trong nước nóng 37 oC trong 15 phút rồi nhỏ vài giọt thuốc thử Strôme thì: A. Tinh bột biến đổi thành đường C. Tinh bột ngả sang màu xanh B. Tinh bột không biến đổi D. Tinh bột ngả sang màu đỏ nâu. Câu 20. Loại chất nào không được tiêu hoá hoá học ở dạ dày: A. Prôtêin C. Gluxit B. Lipit D. Lipit và Gluxit . Câu 21. Các chất trong thức ăn là: A.Các chất hữu cơ và axit amin C. Các chất hữu cơ và các chất vô cơ B.Các chất vô cơ và đường đơn. D. Prôtêin và muối khoáng. Câu 22. Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá là: A. Vitamin C. Thức ăn lipit. B. Muối khoáng và nước. D.Vitamin , muối khoáng và nước. Câu 23. Quá trình tiêu hoá thức ăn là quá trình biến đổi thức ăn về mặt Kết quả là thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản, hoà tan vào máu để cung cấp cho tế bào sử dụng. A. Lí học, hoá học - hấp thụ C. Lí học, hoá học - tràn B. Sinh lí - hấp thụ D. Hấp thụ - lí ,hoá học Câu 24. Cơ quan không phải bộ phận của ống tiêu hoá là: A.Thực quản B. Ruột non C. Ruột già D. Tuỵ Câu 25. Cấu trúc dưới đây không được xem là bộ phận của ống tiêu hoá là: A.Thực quản B.Gan C. Ruột già D. Ruột thẳng Câu 26. Chất bị biến đổi qua tiêu hoá hoá học là: A. Lipit B. Vitamin C. Nước D. Muối khoáng Câu 27. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì: A. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ. B. Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường glucô. C. Cơm biến đổi thành đường mantôzơ nhờ loại men Pepsin. D. Cả B,C đúng. Câu 28. Hoạt động nào dưới đây không xảy ra trong hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng: A. Nhai B.Tiết nước bọt C. Đảo trộn thức ăn D. Thải bã Câu 29. Khi nuốt thức ăn thì: A. Môi hở ra C. Cười B. Môi ngậm lại và ngừng thở. D. Môi ngậm lại. 16
  17. Câu 30. Sau khi nuốt thức ăn, đầu chúc xuống đất nhưng thức ăn vẫn được chuyển đến dạ dày vì: A. Đã thành thói quen B. Do sự co, dãn của các cơ vòng và cơ dọc ở thành thực quản. C. Do sức dãn của dạ dày D. Do sức đẩy của người khi nuốt II.TỰ LUẬN HS trả lời các câu hỏi sau mỗi bài học ở SGK. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 C 21 C 2 B 12 C 22 D 3 A 13 B 23 A 4 D 14 A 24 D 5 B 15 C 25 B 6 A 16 D 26 A 7 D 17 C 27 A 8 C 18 D 28 D 9 A 19 D 29 B 10 A 20 D 30 B CHƯƠNG VI-VIII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG - DA I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Chức năng của da: A.Bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường B. Sắc tố da có tác dụng chống lại tác hại của tia tử ngoại C.Bảo vệ, cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt, tạo vẻ đẹp của người D. Bảo vệ cơ thể chống thấm nước Câu 2. Da có cấu tạo mấy lớp: A.1 lớp C.3 lớp B. 2lớp D.4 lớp Câu 3. Cấu tạo da gồm các lớp: A. Lớp biểu bì, lớp bì B. Lớp bì, lớp mỡ dưới da C, Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ có vai trò cách nhiệt D. Lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da Câu 4.Tế bào đã hoá sừng, không màu là những tế bào của: A. Tầng manpighi C. Lớp bì B. Tầng sừng D. Lớp mỡ Câu 5. Nhiệm vụ của tầng sừng A. Bảo vệ phần da trong B. Không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể 17
  18. C. Tạo màu cho da D. Bảo vệ không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể Câu 6.Da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là nhờ: A. Da chứa nhiều sợi đàn hồi C. Da có cấu tạo bởi mô liên kết B. Da chúa nhiều tuyền mồ hôi D. Có các tuyến nhờn Câu 7. Ý nghĩa của vân tay A. Trong công tác điều tra phá án hiện nay B. Người ta vẫn còn áp dụng phương pháp so sánh vân tay C. Để tìm ra thủ phạm D. Dựa vào dấu vân tay tìm ra thủ phạm Câu 8. Hình thức rèn luyện da phù hợp là: A. Tắm nắng lúc 7 giờ C. Chơi thể thao buổi sáng B. Chạy buổi chiều D. Tắm nắng lúc 8-9 giờ,chạy buổi sáng,chơi thể thao buổi chiều Câu 9. Da bị xây xát có hại là: A. Vi khuẩn làm hỏng ra xâm nhập C. Gây viêm nhiễm có mủ B.Gây các bệnh nan y D.Vi khuẩn dễ xâm nhập,gây bệnh ngoài ra Câu 10.Để bảo vệ da, điều cần nên làm: A. Gạy bỏ các nụm trứng cá trên mặt C.Mang vác nhiều vật nặng B.Giữ da tránh xây xát và không bị bỏng D.Khi tắm dùng khăn dày và cứng Câu 11.Bệnh loãng xương ở người lớn tuổi do thiếu: A.Vitamin C C.Muối khoáng sắt B.Vitamin D D.Muối khoáng kali Câu 12.Thiếu vitamin A gây bệnh gì: A.Còi xương C. Khô giác mạc của mắt B.Thiêu máu D. Lão hoá Câu 13.Vitamin dưới đây không thuộc nhóm tan trong nước là: A.Vitamin E C. Vitamin B1 B. Vitamin C D. Vitamin B12 Câu 14. Vitamin dưới đây thuộc nhóm tan trong nước là: A. Vitamin A C Vitamin D B Vitamin B6 D Vitamin K Câu 15.Loại muối khoáng tham gia vào cấu tạo của hêmôglôbin là: A.Can xi C. Kali B.Sắt D. Kẽm Câu 16. Chất bị thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương là: A.VitaminE C.Muối khoáng phốt pho B.Muối khoáng Ka li D.VitaminD , Muối khoáng can xi, phốt pho Câu 17. Ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng : A.Chậm lớn C.Suy dinh dưỡng B.Bình thường D.Yếu ớt Câu 18. Nguyên tắc lập khẩu phần: A.Đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng B.Cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp muối khoáng và vitamin C. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể D. Đủ lượng, đủ chất, đủ năng lượng phù hợp với đối tượng Câu 19. 4,1kcal được giải phóng khi ô xi hoá hoàn toàn 1 gam chất: A.Prôtêin C. Gluxit B.Lipít D. Muối khoáng 18
  19. Câu 20. Loại thức ăn nào dưới đây có chứa nhiều lipít : A.Bí đao C.Lạc,vừng B.Bắp cải D.Cà chua II.TỰ LUẬN HS trả lời các câu hỏi sau mỗi bài học ở SGK. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 B 2 C 12 C 3 D 13 A 4 B 14 B 5 D 15 B 6 D 16 D 7 D 17 C 8 D 18 D 9 D 19 A 10 B 20 C CHƯƠNG VII: BÀI TIÊT I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1.Phân tích 1 khẩu phần cho trước cần: A. Nắm vững các bước tiến hành lập khẩu phần B. Dựa trên một khẩu phần mẫu C. Biết xây dựng một khẩu phần hợp lí cho bản thân D. Đúng các bước, đủ lượng, đủ năng lượng phù hợp với đối tượng cơ thể Câu 2. Khẩu phần là: A. Lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 bữa B. Lượng thức ăn cung cấp cho cả nhà trong một tuần C. Lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày D. Lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 tháng Câu 3. Có mấy bước lập khẩu phần cho 1 người: A. 4 bước C. 3 bước B. 5 bước D. 2bước Câu 4. Chức năng của cơ quan bài tiết : A. Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã B. Các chất độc hại khác và các chất thừa trong thức C. Để thay đổi tính ổn định của môi trường trong cơ thể D. Thải các chất thừa, chất độc duy tri ổn định môi trường trong cơ thể Câu 5. Cơ quan nào dưới đây là bộ phận cấu tạo của thận: A. Nang cầu thận C. Ống dẫn nước tiểu B. Bàng quang D. Cầu mắt Câu 6.Tỉ lệ sản phẩm bài tiết (trừ CO2) được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu là: A.10% C. 70% 19
  20. B. 40% D. 90% Câu 7. Cấu tạo của thận gồm: A. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu B. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận C. Phần vỏ,phần tuỷ với các đơn vị chức năng bể thận D. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận Câu 8. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: A. Cầu thận, nang cầu thận C. Cầu thận, ống thận B. Nang cầu thận, ống thận D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận Câu 9. Nước tiểu đươc tạo ra từ: A. Bể thận C. Bàng quang B. Đơn vị thận D. ống dẫn tiểu Câu 10. Cơ thể có các cơ quan bài tiết chủ yểu là: A. Phổi – ruột C. Phổi - da B. Phổi – thận - da D. Phổi - gan Câu 11. Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu đầu và máu là: A. Trong máu không có các sản phẩm thải B. Trong nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin C. Trong nước tiểu đầu có prôtêin nhưng không có tế bào máu D. Trong máu không có bạch cầu có ít hồng cầu Câu 12. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là: A. Đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài B. Lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc,chất dư thừa để đưa ra ngoài C. Lọc máu lấy lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể D. Cả A,B đúng Câu 13. Quá trình tạo nước tiểu được chia làm mấy giai đoạn: A.1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Lượng nước tiểu mà thận lọc được mỗi ngày là : A.0,5 lít B.1,0 lít C.1,5 lít D. 2,0 lít Câu 15. Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở: A. Bể thận B. Bóng đái C. Cầu thận D. Ống thận Câu 16. Cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới: A.150ml B. 200ml C. 252ml D. 300ml Câu 17. Khi đường dẫn tiểu bị sỏi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ: A.Gây bí tiểu hoặc không đi tiểu được B. Đi tiểu ra máu C. Bàng quang căng có thể vỡ làm chết người D. Tắc đường dẫn tiểu, đau dữ dội tiểu ra máu. căng bàng quang có thể vỡ. Câu 18. Bệnh sỏi xuất hiện ở thận và đường dẫn tiểu là do: A.Nước tiểu tạo quá nhiều ở thận B.Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin C. Sự kết tinh muối khoáng và 1 số chất khác trong nước tiểu D. Uống ít nước, ăn nhạt Câu 19. Người bị sỏi thận cần hạn chế dùng thức ăn nào dưới đây: A. Muối khoáng B. Đường C. Vitamin D. Nước Câu 20. Mỗi ngày, các cầu thận 1 người trưởng thành phải lọc khoảng : A. 1600 – 1700 lít máu / ngày C. 1400 lít máu / ngày B. 160 – 170 lít máu / ngày D. 1800 – 1900 lít máu / ngày II.TỰ LUẬN 20
  21. HS trả lời các câu hỏi sau mỗi bài ở SGK. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 B 2 C 12 B 3 A 13 C 4 D 14 C 5 A 15 C 6 D 16 B 7 D 17 D 8 D 18 C 9 B 19 A 10 B 20 C CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu1.Nơron là: A. Tế bào thần kinh C.Các cơ quan thần kinh B.Mô thần kinh D. Hạch thần kinh Câu2.Chất xám trong trung ương thần kinh được cấu tạo từ: A.Thân nơron C .Thân nơron và các sợi nhánh B. Các sợi nhánh D .Thân nơron, các sợi nhánh và sợi trục Câu3. Thân của tế bào thần kinh có dạng: A. Hình sao C. Hình nón B. Hình que D. Nhiều hình dạng Câu4. Chức năng của nơ ron là: A. Hưng phấn và phản xạ C.Tiếp nhận và dẫn truyền B.Cảm ứng, dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận hưng phấn Câu5. Sợi trục của nơ ron là thành phần của: A.Chất xám C. Trung ương thần kinh B.Chất trắng D. Chất trắng và dây thần kinh Câu6. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống gồm: A. 1 bước C. 3 bước B. 2 bước D. 4 bước Câu7. Điền vào chỗ trống các phương án đúng : Ở tuỷ sống chất xám là của các phản xạ và chất trắng là các nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và A.Trung cư - không điều kiện - đường dẫn truyền - với não bộ B. Trung khu - không điều kiện - đường dẫn truyền - với não bộ C. Trung khu - có điều kiện - đường truyền - với não bộ D.Trung khu có điều kiện và không điều kiện. Câu8. Màng tuỷ gồm: 21
  22. A.Màng cứng, màng nuôi, màng nhân B.Màng cứng, màng nhện, màng nuôi C.Màng cứng, màng mạch, màng nuôi D.Màng cứng màng, màng nuôi . Câu9. Ếch đã huỷ não treo lên giá để khoảng 3-5 phút mục đích là: A.Cho ếch không giãy B. Cho hết choáng rồi tiến hành thí nghiệm C. Dễ làm thí nghiệm D. Cho ếch không giẫy dễ làm thí nghiệm. Câu10. Điền vào chỗ trống các phương án đúng : Nơron là đã được biệt hoá cao độ phân chia nhưng có thể hoạt động trong suốt cuộc đời . A.Các tế bào-mất khả năng-một con người B.Bào quan-có khả năng-một con người C. Các tế bào-có 1 chức năng-của cơ thể D.Các tế bào -> có khả năng -> một con người . ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án 1 A 2 C 3 D 4 B 5 D 6 C 7 B 8 B 9 B 10 A II. TỰ LUẬN: HỌC CÁC NỘI DUNG SAU 1,Cấu tạo và chức năng của noron: - Thân chứa nhân - Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có thể có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Rangvie - Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các noron này với các noron khác hoặc với cơ quan trả lời. - Chức năng của noron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh 2, Nêu cấu tạo của hệ thần kinh: - Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. - Bô phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống 22
  23. - Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thần kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh. 3, Nêu cấu tạo, chức năng của tủy sống: - tủy sống bao gồm chất xám ở trong tạo thành một dải liên tục và chất trắng ở ngoài - Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện đơn giản, vô thức, bẩm sinh - chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não. 4, Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy: - Có 31 đôi dây thần kinh tủy - Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động) - Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy. 5, Chức năng của dây thần kinh tủy: - rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan phản ứng ( cơ chi) - rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương - Dây thần kinh tủy là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều 6, Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? - Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động. Dây thần tủy dẫn truyền luồng thần kinh theo 2 chiều 7,Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian: - Não trung gian nằm giữa đại não và trụ não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi - Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não. Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt 8,Nếu cấu tạo và chức năng của tiểu não: - Tiểu não gồm 2 thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám - Chất xám là thành lớp vỏ tiểu não ở ngoài và các nhân xám ở trong. - Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh ( tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não) - Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. 9,Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não: - Trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong) - Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám - Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não - Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:dây cảm giác, dây vận động, dây pha. Chức năng: - Chất xám: điều khiển, điều hòa các hoạt động của nội quan. 23
  24. - Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên và các đường dẫn truyền xuông 10,Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi? - Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. Sự phân vùng chức năng của đại não? - Vùng thị giác ở thùy chẩm Đại não là trung - Vùng thính giác ở thùy thái dương khu của các phản - Vùng vận động ở hồi trán lên (trước rãnh đỉnh) xạ có điều kiện: - Vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên (sau rãnh đỉnh) Cảm giác, ý thức, - Vùng vận động ngôn ngữ nằm gần vùng vận động trí nhớ, trí khôn. - Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết nằm gần vùng thính giác và thị giác. 11,Nêu cấu tạo của đại não: - Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa - Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám làm thành vỏ não - Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não nơi chứa thân noron lên tới 2300-2500cm2 - Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe. - Vỏ não chỉ dày khoảng 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp - Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy. - Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh - Rãnh thái dương ngăn cahc1 thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương - Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. - Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền - Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau - Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống - Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống 12,Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú. - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các noron ( khối lượng chất xám lớn hơn) - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?- Đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên tủy sống và trong trụ não Nêu cấu tạo cơ quan phân tích: - Bao gồm: Cơ quan thụ cảm - Dây thần kinh ( Dẫn truyền hướng tâm) - Bộ phận phân tích ở trung ương 13,Nếu cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác: - gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt 24
  25. - Dây thần kinh thị giác ( dây số II) - vùng thị giác ở thùy chẩm 14,Nêu cấu tạo của cầu mắt: - Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày, lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô - Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt - Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt - Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt - Tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt - Lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que 15. Nêu cấu tạo của màng lưới: - Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que - Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc - Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm - Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực. Tuy nhiên, nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.  Do đó, khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng. - Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy. - Như vậy, sự phân tich` ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm 16,Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? - Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ - trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tinh nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác 17,Nêu sự tạo ảnh ở màng lưới: - Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật/ Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt: Thủy tinh thể ở người có khả năng phồng dẹp, điều chỉnh ảnh của vật rơi đúng trên màng lưới. Khi vật tiến lại gần, mắt phải điều tiết để thể thủy tinh phồng lên kéo ảnh về phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới => người ta gọi là căng mắt ra mà nhìn Đồng tử sẽ ntn khi đèn phin vào mắt? Đồng tử ở người có khả năng mở rộng hoặc co hẹp để điều chỉnh lượng ánh sáng vào phòng tối trong cầu mắt. Khi dọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi dọi đèn. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng qua 1 nhiều sẽ làm lóa mắt. 25
  26. 18,. Nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục các tật của mắt: cận thị và viễn thị? Từ đó đề ra biện pháp vệ sinh mắt. Các tật Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị - Bẩm sinh: Cầu mắt dài Đeo kính cận( kính mặt - Do không giữ vệ sinh khi đọc sách( đọc quá gần) lõm) Viễn thị - Bẩm sinh: Cầu mắt quá ngắn Đeo kính viễn( kính mắt lồi) - Do thủy tinh thể bị lão hóa( già) mất khả năng điều tiết Phòng các bệnh về mắt: - giữ vệ sinh mắt - không được dụi tay bẩn vào mắt - Không dùng khăn chung, chậu với người khác - Không tắm chung trong ao tù bẩn - Đi đường phải đeo kính - Đọc sách nơi có đủ ánh ánh sáng, không đọc sách trên tàu xe, không nằm đọc sách , giữ khoảng cách giữa mắt và sách là 25- 30 cm Trị : dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, rửa mặt bằng nước muối pha loãng 19, Bệnh đau mắt hột: Hiện tượng mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa Nguyên nhân do virus gây nên Cách lây lan dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù đọng Cách phòng chống không được dụi tay bằng tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt - Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời 20,/Tại sao người già thường phải đeo kính lão? - Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thùy tinh thể bị lão hóa (già) mất khả năng điều tiết 21,/Nêu cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác: - tế bào thụ cảm thính giác ( nằm trong 1 bộ phận của tai: cơ quan Coocti) - dây thần kinh thính giác ( dây số VIII) - Vùng thính giác ở thùy thái dương 22/Nêu cấu tạo của tai: - chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong -Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ông tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ -Tai giữa là 1 khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai gồm: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong gọi là màng cửa bầu.(R= 1/18 R màng nhĩ) - Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng -Tai trong gồm 2 bộ phận: + Bộ phần tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian 26
  27. + ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng. • Ốc tai màng là 1 ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2 vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng vên áp suất vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc • Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác. 23,Nêu cách thu nhận sóng âm của tai: - Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng mâ làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết vể âm thanh đã phát ra. 24/Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay trái? - thể xác định được âm phát ra bên nào là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và ngược lại 25/Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? - Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ - trong khi ở vùng ngoại vi nhiều tế bào nón và que hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác 26/ Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. Hệ thần kinh vận động: Hệ thần kinh sinh dưỡng: - Điều khiển hoạt động của cơ - Điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan vân. sinh sản. - Là hoạt động có ý thức. - Là hoạt động không có ý thức. 27/ Hãy trình bày quá trình thành lập một phản xạ có điều kiện (tự chọn) ở cá nuôi. - Hình thành phản xạ có điều kiện: Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện. - Điều kiện để sự hình thành phản xạ có kết quả: + Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (vỗ tay kết hợp với thả mồi) + Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây. + Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên được củng cố. 28/ Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện - PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện - có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn) 29,Trình bày quá trình thành lập và ức chế PXCĐK - Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì (kích thích có điều kiện) với kích thích của 1 phản xạ không điều kiện 27
  28. - KTCĐK phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của PXKDK và hình thành đường liên hệ tạm thơi - Quá trình kết hợp đó phải được lập lại nhiều lấn và thường xuyên được củng cố. - ức chế PXCĐK xảy ra khi hành động thói quen đó không được củng cố, làm mất đường liên hệ tạm thời. 30/ Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quá tốt đối với con người 31/ Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết: - tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng có thể gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao. - Là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất - Là cơ sở của tư duy 32/Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với sức khỏe? Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động. Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? - đi ngủ đúng giờ - đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, chuẩn bị cho giấc ngủ - đảm bảo không khí yên tĩnh - tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ. - ăn no trước khi ngủ - dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá tại sao không nên làm việc quá sức? thức quá khuya? - vì sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi cho hệ thần kinh 33/Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh? - tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh - Đảm bao giấc ngủ hằng ngày - Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo - Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí CHƯƠNG X: NỘI TIÊT I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu1. Hoóc môn có tác dụng kích thích sự sản xuất tinh trùng ở nam là: A. FSH B. LH C. Testôstêrôn D. LH +Testôstêrôn Câu2. Hoóc môn Testôstêrôn được tiết ra từ : A. Buồng trứng B. Tuyến yên C. Tinh hoàn D. Nang trứng Câu3. Hiện tượng xuất hiện ở giai đoạn dậy thì của cơ thể nam là : A. Vỡ tiếng C. Mọc lông nách, lông mu B. Mọc ria mép D.Vỡ tiếng,Mọc ria mép,Mọc lông nách, lông mu Câu4. Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng là: A. Sản sinh ra chất dịch C. Sản sinh ra trứng B. Sản sinh ra tinh trùng D. Sản sinh tinh trùng và trứng . Câu5. Những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản: 28
  29. A. Xuất tinh lần đầu ở nam C. Xuất tinh và hành kinh lần đầu B. Hành kinh lần đầu ở nữ D. Hay ngủ mơ. Câu6. Hoóc môn coóctizôn được tiết từ : A. Vỏ tuyến trên thận C. Tuyến tụy B. Tuỷ tuyến trên thận D. Tuyến giáp. Câu7. Hoóc môn của tuyến yên điều kiển hoạt động của tuyến nội tiết khác là: A. ACTH B. TSH C. LH D. ACTH, TSH, LH Câu8. Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng: A. Duy trì tính thay đổi của môi trường bên trong B. Đảm bảo cho các quá trình diễn ra bình thường C. Các thông tin ngược ( trong cơ chế tự điều hoà) D. Điều hòa ổn định môi trường trong cơ thể. Câu9. Chức năng chung của 2 loại hoóc môn insulin và glucagôn là : A. Điều hoà sự trao đổi nước của tế bào C. Điều hoà lượng glucôzơ trong máu B. Điều hoà sự phát triển cơ, xương D. Điều hoà hoạt động sinh dục Câu10. Hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài dẫn tới : A. Lượng glicôgen trong máu giảm C. Glucôgen trong máu tăng. B.Lượng glucôzơ trong máu giảm D. Lượng glucôzơ trong máu tăng Câu11. Tuyến nội tiết quan trọng nhất trong cơ thể là: A. Tuyến yên B. Tuyến giáp C. Tuyến tụy D. Tuyến trên thận Câu 12. Hoóc môn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra điều khiển hoạt động của tuyến trên thận là: A. Ôxitôxin B. ACTH C. ADH D. Canxitônin Câu 13. Hoóc môn của tuyến yên điều khiển hoạt động của tuyến giáp là: A. ACTH B. TSH C. LH D. FSH Câu 14. Hoóc môn quan trọng nhất của tuyến giáp là: A. Canxitônin B. Tirôxin C. ACTH D. Ôxitôxin Câu 15. Hoóc môn tham gia điều hoà lượng đường trong máu là: A. Glucagôn C. Ađrênalin B. Insulin D. Glucagôn,Insulin,Ađrênalin Câu 16. Hoóc môn gây biến đổi glucôzơ trong máu thành glicôgen dự trữ là: A. Ađrênalin B. Noađrênalin C.Insulin D. Glucagôn Câu 17. Hoóc môn do tuyến trên thận tiết ra là: A. Ađrênalin B. Insulin C. Tirôxin D. Ôxitôxin Câu 18. Hoóc môn làm tăng nhịp tim là: A. Ôxitôxin C. Insulin B. Ađrênalin D. Glucagôn Câu 19. Hoóc môn của thuỳ trước tuyến yên , nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ : A. Kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường B. Làm cho người lùn C. Làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều D. Thần kinh luôn bị kích thích , hốt hoảng Câu 20. Bệnh Bazơđô là do : A. Tuyến giáp hoạt động mạnh C. Tuyến giáp hoạt động bình thường B. Tuyến giáp hoạt động yếu D. Thiếu iốt trong khẩu phần ăn Câu 21.Bản chất của giấc ngủ: A. Ức chế vỏ não 29
  30. B. Là một quá trình tự nhiên có tác dụng bảo vệ C. Phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh D. Quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh Câu 22. Sức khoẻ của con người phụ thuộc vào: A.Sự hấp thụ thức ăn C. Trạng thái hệ thần kinh B.Lao động và giải trí D. Hoạt động của hệ tuần hoàn . Câu 23. Để có giấc ngủ tốt , điều cần tránh là: A.Ăn quá no trước khi đi ngủ C.Dùng nhiều chất kích thích B.Lo nghĩ quá nhiều D.Tinh thần thỏa mái tránh ăn no, không dùng chất kích thích. Câu 24. Ngủ là : A. Sự ức chế của vỏ não C.Phản xạ của thần kinh trước kích thích B.Sự hưng phấn của hệ thần kinh D.Hưng phấn của vỏ não Câu 25. Hoóc môn là: A. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết B. Sản phẩm tiết của các tuyến ngoại tiết C. Sản phẩm tiết của quá trình trao đổi chất D. Sản phẩm của tuyến nội tiết và ngoại tiết. Câu 26. Đặc điểm của tuyến nội tiết là: A. Có kích thước và khối lượng rất lớn C. Có ống dẫn. B. Không có ống dẫn D. Sản phẩm của các cơ quan. Câu 27. Tuyến dưới đây không phải là tuyến nội tiết: A. Tuyến yên C. Tuyến ruột B. Tuyến giáp D. Tuyến tụy Câu 28. Tuyến dưới đây là tuyến nội tiết: A. Tuyến trên thận C. Tuyến nước bọt B. Tuyến nhờn D. Tuyến ráy tai Câu 29. Hoóc môn có tính chất : A. Mỗi hoóc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định B.Có hoạt tính sinh học rất cao C. Không mang tính đặc trưng cho loài D. Ảnh hưởng đến cơ quan đích, có hoạt tính cao,không đặc trưng cho loài. Câu 30. Tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết: A. Tuyến yên , tuyến giáp , tuyến trên thận B. Tuyến tụy, tuyến sinh dục C. Tuyến ruột , tuyến tụy, tuyến mồ hôi D. Tuyến sinh dục, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến giáp ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 A 21 D 2 C 12 B 22 C 3 D 13 B 23 D 4 D 14 B 24 A 5 C 15 D 25 A 6 A 16 C 26 B 7 D 17 A 27 C 8 A 18 B 28 A 30
  31. 9 C 19 A 29 D 10 B 20 A 30 B II. TỰ LUẬN: Học các nội dung sau: 1,Nêu đặc điểm của hệ nội tiết: - điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmon từ các tuyến nội tiết tiết ra. - Chúng tác động thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng - Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hoocmon - trong số các tuyến có tuyến tụy là tuyến pha: vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là 1 tuyến nội tiết quan trọng. tuyến sinh dục cũng là tuyến pha. *2, Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết -Giống nhau: ở chỗ các tế bào tuyến đề tạo ra các sản phẩm tiết - Khác nhau: tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết - không có ống dẫn, chất tiết ngấm trực tiếp - Có ống dẫn, chất tiết không ngấm vào máu mà vào máu và theo máu đến các cơ quan theo ống dẫn tới các cơ quan - Có tác dụng điều hòa các quá trình trao - Có tác dụng trong các quá trình dinh dưỡng( đổi chất và chuyển hóa tuyến tiêu hóa ) thải bã( tuyến mồ hôi), sát trùng - Kích thước tuyến nhỏ - Kích thước tuyến to *3, Hooc môn là gì? Tính chất của hoocmon: + Hooc môn : là sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết + Tính chất của Hooc môn - Hoocmon có tính đặc hiệu: Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định, mặc dù các hoocmon này theo đường máu đi khắp cơ thể - Hoocmon có hoạt tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài: insulin của ngựa có thể chữa bệnh đái đường cho người *4, Vai trò của hoocmon: - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường - Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí *5, thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết ? a, Tuyến nội tiết: là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó được gọi là hoocmon ngấm trực tiếp vào máu rồi theo máu đến các cơ quan gây tác dụng Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp b,Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc đến cơ quan đích. (các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ, tuyến nước bọt .) 6, Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến giáp? Nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường thì dẫn đến tác hại gì? a, cấu tạo và chức năng của tuyến giáp + Cấu tạo: tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng 20-25g + Chức năng: - Hoocmon tuyến giáp là tiroxin ( TH), trong thành phần có chứa iôt - Hoocmon tiroxin có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất 31
  32. trong tế bào - Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết canxitonin cùng với hoocmon của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu b, Nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường thì dẫn đến tác hại gì? + Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh so với bình thường : Lượng tirôxin tiết nhiều hơn bình thường => tăng cường trao đổi chất , tăng tiêu dùng ôxi của tế bào và cơ thể, tăng nhịp tim => gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước ở các tổ chức sau cầu mắt. Người bệnh luôn luôn ở trạng thái hồi hộp, căng thẳng mất ngủ, sụt cân nhanh + Nếu tuyến giáp hoạt động yếu hơn so với bình thường: Lúc ấy tuyến yên sẽ tiết ra hoocmon TSH thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động => gây phì đại tuyến giáp => gây bệnh bướu cổ => bệnh Bazơđô - Tuyến giáp hoạt động yếu => lượng hoocmon tiroxin tiết ít=> trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn bị giảm sút hoạt động thần kinh và trí nhớ kém 7, Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu ièt: Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bệnh Bazơđô: Bệnh bướu cổ Bệnh Bazơđô Nguyên Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, Tirôxin Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhân không tiết ra được, tuyến yên tiết hooc môn nhiều Tirôxin làm tăng quá trình thúc đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh TĐC, tăng tiêu dùng oxi. - Tuyến nở to bướu cổ - Nhịp tim tăng hồi hộp, căng Hậu quả và trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, cách khắc người lớn bị giảm sút hoạt động thần kinh mắt lồi phục và trí nhớ kém - cần bổ sung iốt vào thành phần thức ăn. - Hạn chế thức ăn có iốt. 8, Nêu chức năng của tuyến tụy: tuyến tụy là tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hóa( chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmon( c/năng nội tiết) + Chức năng ngoại tiết : tuyến tụy tiết ra dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non + Chức năng nội tiết: tiết hoocmon insulin và glucagon có tác dụng đối lập nhau để điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định - Có 2 loại tế bào trong đảo tụy: tế bào tiết glucagon, tế bao  tiết insulin - insulin làm giảm đường huyết khi lượng đường trong máu tăng -Glucagon làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm 9, Tại sao lượng đường trong máu luôn luôn giữ ở mức ổn định là 0.12%( trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ mức ổn định) .Nêu nguyên nhân của bệnh đái tháo đường và cách chữa trị + Tỉ lệ đường huyết trung bình chiếm 0.12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào  tiết insulin. Hoocmon này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ + Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào tiết glucagon, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường - Nhờ có tác dụng đối lập của 2 loại hoocmon trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. - Hai loại HMôn adrênalin và norađrênalin góp phần cùng glucagon điều chinht lượng đường trong máu khi bị hạ đường huyết 32
  33. - Vỏ tuyến trên thận tiết ra cooctizôn biến đổi axit amin và glixêrin thành glucôzơ góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi lượng đường huyết giảm -Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ huyết áp + Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường: Do hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn => lượng insulin tiết ra ít, => làm cho lượng glucôzơ trong máu tăng quá cao => thận không điều chỉnh được lượng đường trong máu => đái tháo đường - cách chữa: tiêm insulin và có chế độ ăn kiêng( ăn ít tinh bột, không ăn đường) 10,Sơ đồ về quá trình điều hòa lượng đường huyết: Khi đường huyết tăng Khi đường huyết giảm ( sau bữa ăn ) ( xa bữa ăn,Cơ thể hoạt động ) Kích thích Kích thích Đ ả o t u ỵ Kìm hãm kìm hãm Tế bào  Tế bào Insulin Glucagôn Glucôzơ Glicôgen Glucôzơ Đường huyết giảm xuống Đường huyết tăng lên mức bình thường mức bình thường 11,Khái quát cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận: a, Cấu tạo: - Gồm vỏ tuyến và phần tủy - Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hoocmon khác nhau: + Lớp ngoài ( lớp cầu) tiết hormone điều hòa các muối natri, kali trong máu + Lớp giữa ( lớp sợi): tiết hormone điều hòa đường huyết ( tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit) + lớp trong ( lớp lưới): tiết hormone điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam - Tủy tuyến tiết adrenalin và noradrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch. Các hoocmon này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết b, Chức năng( vai trò) của tuyến trên thận: - Phần vỏ: tiết hooc môn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam - Phần tủy: tiết adrênalin và noradrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch. Các hormone này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu khi bị hạ đường huyết. 12, Những hoạt động nêu dưới đây có ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? giải thích. 33
  34. A, Ăn một lượng lớn thức ăn mặn. B, Chơi thể thao( như bóng đá) - Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng -> nhu cầu uống nước nhiều để loại bỏ bớt muối ra khỏi cơ thể => lượng nước tiểu tăng . - Chơi thể thao => mồ hôi ra nhiều, thở gấp làm thoát nhiều hơi nước => lượng nước bài tiết qua thận giảm 13, giải thích nguyên nhân của bệnh đái tháo đường và cánh chữa trị. Vai trò của hai loại hooc môn insulin và glucagôn của tuyến tụy trong việc điều hòa lượng đường trong máu( thi 2013) + Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường: Do hoạt động của tuyến tụy bị rối loạn => lượng insulin tiết ra ít, => làm cho lượng glucôzơ trong máu tăng quá cao => thận không giữ được lượng đường trong máu => đái tháo đường + cách chữa: tiêm insulin và có chế độ ăn kiêng( ăn ít tinh bột, không ăn đường) +Vai trò của hai loại hooc môn insulin và glucagôn của tuyến tụy trong việc điều hòa lượng - Bình thường lượng glucô trong máu luôn ổn định ở mức 0,12% - nếu > 0,12% tế bào  tiết insulin tiết ra biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ - Nếu làm cho lượng glucôzơ trong máu ổn định Khái quát chung về tuyến sinh dục: - là 1 tuyến pha - gồm tinh hoàn ( nam) và buồng trứng (nữ) 14, Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng: a, Trình bày chức năng của tinh hoàn + Tạo tinh trùng + Tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam ( testosteron) b, Trình bày chức năng của buồng trứng + Sinh ra trứng + Tiết hormone sinh dục nữ ( ơstrôgen) 15, Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ( trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó , biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? a,Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam. - Do tinh hoàn tiết hormone sinh dục nam ( testosteron) - Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam thì lần xuất tinh đầu tiên là biến đổi quan trọng nhất, chứng tỏ có khả năng sinh con b, Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nữ - Do buồng trứng tiết hormone sinh dục nữ ( ostrogen) - Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nữ thì hành kinh đầu tiên là biến đổi quan trọng nhấ,t chứng tỏ có khả năng sinh con 16, Những dấu hiệu ở tuổi dạy thì nam: Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ - Lơn nhanh, cao vụt - Lớn nhanh - Sụn giáp phát triển, lộ hầu - Da trở nên mịn màng 34
  35. - Vỡ tiếng, giọng ồm - Thay đổi giọng nói - Mọc ria mép - Vú phát triển - Mọc lông nách - Mọc lông mu - Mọc lông mu - Mọc lông nách - Cơ bắp phát triển - Hông nở rộng - Cơ quan sinh dục to ra - Mông, đùi phát triển - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển - Bộ phận sinh dục phát triển - Xuất hiện mụn trứng cá - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển - Xuất tinh lần đầu - Xuất hiện mụn trứng cá - Vai rộng, ngực nở Bắt đầu hành kinh 17,Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết: - Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điều khiển của các hormone tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hormone do các tuyến này tiết ra - Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược 18. Trình bày cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy - Khi đương huyết tăng kích thích tế bào  của đảo tụy tiết insulin biến đổi glucozo dư thành glycogen dự trữ => làm cho đường huyết giảm xuống mức bình thường , điều này kìm hãm tế bào  không tiết insulin nữa - Khi đương huyết giảm, kích thích tế bào của đảo tụy tiết glucagon biến đổi glycogen dự thành glucôzơ => làm cho đường huyết tăng lên mức bình thường , điều này kìm hãm tế bào không tiết glucagon nữa - Sự phối hợp hoạt động của tế bào và  của đảo tụy đảm bảo lượng đường trong máu ổn định cũng là cơ chế tự điều hòa hoạt động của tuyến tụy 19. Vai trò của sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết? - Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ thông tin ngược( trong cơ chế tự điều hòa) Chuyên đề XI: SINH SẢN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu1. Số trứng ở cơ thể nữ được phát triển và chín trong mỗi chu kỳ rụng trứng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu2. Mỗi chu kỳ rụng trứng có thời gian là: A. 15 ngày C. 20 –25 ngày B. 15 – 20 ngày D. 28 – 32 ngày Câu3. Sự thụ tinh xảy ra ở : A. Thân tử cung C. Khoảng 1/3 đoạn đầu của ống dẫn trứng B. Đoạn giữa của ống dẫn trứng D. Đoạn cuối của ống dẫn trứng Câu4. Nơi xảy ra trao đổi chất giữa cơ thể mẹ với thai là: A. Tử cung C. Dây rốn B. Nhau thai D. Ống dẫn trứng Câu5. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ làm tổ và phát triển thành thai ở : A. Tử cung C. Buồng trứng B. Ống dẫn trứng D. Ổ bụng Câu6. Việc sử dụng bao cao su khi giao hợp có tác dụng: A. Ngăn cản trứng chín và rụng C. Không cho trứng gặp tinh trùng 35
  36. B. Ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh D. Giúp quá trình thụ tinh. Câu7. Biện pháp để ngăn trứng chín và rụng: A. Uống thuốc tránh thai C. Đặt vòng B. Dùng bao cao su khi giao hợp D. Thắt ống dẫn trứng. Câu8. Bộ phận thực hiện trao đổi chất giữa máu mẹ với máu của thai nhi là: A.Tử cung C. Nhau thai B. Ống dẫn trứng D. Màng ối Câu9.Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng : A. Không xảy ra hành kinh B. Do lớp niêm mạc tử cung không bong ra không chảy máu C. Lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu( hiện tượng hành kinh) D. Không có hiện tượng gì . Câu10. Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử sẽ: A. Di chuyển theo ống dẫn trứng tới tử cung B. Không di chuyển C. Di chuyển trong cơ thể D. Làm tổ ngay nơi thụ tinh. Câu11. Tinh hoàn có chức năng là: A. Sản sinh ra tinh trùng C. Nuôi dưỡng tinh trùng B. Sản xuất ra testôstêrôn D. Sản sinh ra tinh trùng và testôstêrôn Câu12. Nhiệt độ phù hợp cho tinh hoàn sản xuất tinh trùng là: A. 30 – 320 C C. 35 – 360 C B. 33 – 340 C D. 370 C Câu13. Thời gian sống của tinh trùng trong cơ quan sinh dục nữ là: A. 1 – 2 ngày C. 5 – 6 ngày B. 3 – 4 ngày D. 7 ngày Câu14. Phía trên mỗi tinh hoàn là : A. Ống sinh tinh , nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo B. Mào tinh , nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo C. Bìu, nơi tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng D. Ống dẫn tinh, nơi dẫn tinh trùng đến chứa tại túi tinh Câu15. Cơ quan sinh dục nữ gồm: A. Buồng trứng sản sinh ra trứng B. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo C. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung , ống dẫn nứoc tiểu và âm đạo D. Buồng trứng, ống dẫn trứng và âm đạo Câu16.Buồng trứng có chức năng : A. Sản sinh ra giao tử cái C. Tiết hoóc môn điều hòa hoạt động sinh dục B. Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo D. Sản sinh ra giao tử cái và hoóc môn. Câu17. Số buồng trứng trong mỗi cơ thể của nữ là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu18. Vùng nào sau đây của tinh trùng có chứa nhân: A. Vùng đầu C. Vùng thân B. Vùng đuôi D. Vùng đầu và vùng thân Câu 19. Nơi để trứng thụ tinh làm tổ và phát triển thành thai là: A. Tử cung C. Âm đạo B. Buồng trứng D. Phễu của ống dẫn trứng 36
  37. Câu20. Nếu gặp được tinh trùng , khả năng trứng có thể thụ tinh trong khoảng thời gian là: A. 1 ngày B. 2 ngày C. 3 ngày D. 4 ngày ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 D 2 D 12 B 3 C 13 B 4 B 14 B 5 A 15 B 6 C 16 D 7 A 17 B 8 C 18 A 9 C 19 A 10 A 20 A II. TỰ LUẬN: Học các nội dung sau: Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ. 1. Cấu tạo v à chức năng cơ quan sinh dục nam. a) Tuyến sinh dục. Là đôi tinh hoàn. Tinh hoàn thực hiện 2 chức năng: Vừa sản xuất tinh trùng, vừa tiết ra hoocmon sinh dục nam là testosteron. - Tinh trùng có thể tham gia thụ tinh tạo hợp tử - Testosteron gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện những dấu hiệu sinh dục phụ ở nam. Trên mỗi tinh hoàn có mào tinh hoàn làm nhiệm vụ nhận tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra. b) Đường sinh dục: - ống dẫn tinh: có chức năng chuyển tinh trùng từ mào tinh hoàn đến dự trữ ở túi tinh. - Túi tinh: Làm nhiệm vụ dự trữ và dinh dưỡng tinh trùng. - ống đái:dẫn tinh trùng từ túi tinh ra ngoài khi phóng tinh, ống đái còn làm nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bóng đái đào thải ra ngoài. c) Các tuyến hỗ trợ sinh dục nam: - Tuyến tiền liệt: tiết dịch hòa trộn với tinh trùng để tạo thành tinh dịch. - Tuyến hành (côpơ): tiết dịch nhờn để bôi trơn và làm giảm ma sát khi quan hệ tình dục, và dọn tinh trùng đi qua. 1. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ: a. tuyến sinh dục: Là đôi buồng trứng nằm trong khoang bụng. Buồng trứng thực hiện 2 chức năng : Vừa sản xuất trứng, vừa tiết hoocmon sinh dục nữ là ơstrogen. - Trứng có thể tham gia tạo hợp tử - ơstrogen gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ ở nữ. b. Đường sinh dục: 37
  38. - ống dẫn trứng: làm nhiệm vụ dẫn trứng sau khi chín và rụng từ buông trứng vào tử cung. - Tử cung (dạ con): là nơi để trứng thụ tinh làm tổ và phát triển thành thai. - Âm đạo: Là nơi nhận tinh dịch phóng vào từ cơ quan sinh dục nam khi quan hệ tình dục. Câu 2: So sánh trứng với tinh trùng 1. Điểm giống nhau: - Đều được sản xuất từ tuyến sinh dục ở giai đoạn dậy thì đến khi tuyến ngừng hoạt động trước luc về già. - Đều có khả năng thụ tinh tạo hợp tử. 2. Điểm khác nhau: Trứng Tinh trùng Được sản xuất từ buồng trứng Được sản xuất từ tinh hoàn Không có đuôi có đuôi Có kích thước lớn hơn tinh trùng Có kích thước nhỏ hơn trứng ở người chỉ có một loại trứng mang X ở người có hai loại tinh trùng khác nhau là X và Y Câu 3: nêu cấu tạo và hoạt động của tinh trùng. - Từ giai đoạn dậy thì trở đi (15 – 16 tuổi), tinh trùng sản xuất trong tinh hoàn. Kích thước tinh trùng rất nhỏ dài khoảng 0,06 mm gốm có đầu, cổ, và đuôi. Đuôi là bộ phận vận chuyển của tinh trùng. Có 2 loại tinh trùng X và Y. Tinh trùng Y nhỏ, nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết, còn tinh trùng X lớn hơn và có sức chống đỡ hơn tinh trùng Y. - Khi quan hệ tình dục, tinh trùng hòa với dịch do tuyến tiền liệt tiết ra tạo tinh dịch và được phóng váo cơ quan sinh dục nữ. Mỗi lần phóng thích có tới 200 đến 300 triệu tinh trùng. - Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống từ 3- 4 ngày. Từ âm đạo, tinh trùng có thể di chuyển qua tử cung để vào ống dẫn trứng. Tốc độ di chuyển của tinh trùng khoảng 2 - 3 mm/ phút trong tử cung và ống dẫn trứng. Câu 4: Giải thích sự thụ tinh và phát triển của bào thai. b. Sự thụ thai: Sau khi thụ tinh, hợp tử vừa di chuyển vừa phân chia từ ống dẫn trứng xuống tử cung mất 7 ngày. Khi tới tử cung khối tế bào, đã phân chia, lúc này được gọi là phôi dâu, sẽ bám vào lớp niên mạc tử cung đã được biến đổi và chuẩn bị đón nhận thai như dày, xốp, xung huyết. PHôi dâu bám và làm tổ ở lớp niên mạc tử cung gọi là sự thụ thai. Trong thời gian mang thai, lớp niên mạc tử cung được duy trì và dày lên nhờ hoocmon progesteron tiết ra từ thể vàng. Thể vàng được hình thành từ vỏ nang trứng sau khi trứng đã rụng. Progesteron còn kìm hãm hoạt động bài tiết của hoocmon, kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời gian mang thai. c. Sự phát triển của thai: Sau khi thụ thai, phôi dâu tiếp tục phân chua tạo nhiều tế bào hơn để phát triển tế bào phôi. Dần dần phôi được phân hóa và phát triển thành thai. Tại nơi phôi dấu trước đây làm tổ sẽ hình thành nhau thai bám chắc vào thành tử cung. Thai liên hệ với nhau nhờ cuống nhau và thực hiện sự trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai để lớn lên. Câu 5: Nêu tác hại của việc có thai ở tuổi vị thành niên. ở tuổi vị thành niên, tử cung , buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, đường đẻ (đường sinh dục nữ) hẹp. BÊn cạnh đó, hoạt động nội tiết điều khiển các quá trình sinh sản chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc có thai ở tuổi này có thể dẫn đến các tác hại sau đây: - Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao. 38
  39. - Khó đẻ con, vỡ ối sớm, kèm theo đó là hiện tượng sót nhau, băng huyết, nhiễm trùng - Dễ bị xảy thai hoặc con sinh ra thấp cân, kém phát triển, tỉ lệ tử cong cao Các tác hại trên có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển cơ thể, thậm chí gây chết cả mẹ và con. Câu 6: trình bày cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Muốn có con, trứng sau khi rụng phải gặp được tinh trùng để phát triển thành thai trong lớp niên mạc dạ con. Vì vậy, khi chưa muốn có con hoặc không muốn có con thì phải: - Ngăn cản sự chín và rụng trứng - Tránh không cho tinh trùng gặp trứng - Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh 1. Các biện pháp ngăn cản trứng chín và rụng: Dùng thuốc gây ức chế hoạt động của tuyến yên làm tuyến này không tiết được hoocmon gây trứng chín và rụng. 2. Các biện pháp không cho tinh trùng gặp trứng: - Vợ chồng khi giao hợp tránh thời kì rụng trứng - Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng bằng cách sử dụng: + Các dụng cụ tránh thai: bao cao su, mũ tử cung + Dùng thuốc diệt tinh trùng đặt trong âm đạo + Thắt ống dẫn tinh (ở chồng) hoặc thắt ống dẫn trứng (ở vợ) 3. Biện pháp ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh: Trứng đã thụ tinh trong ống dẫn trứng chuyển dần xuống làm tổ ở lớp niên mạc tử cung.Nếu dùng dụng cụ tử cung (còn gọi là vòng tránh thai) có thể ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Câu 7: Trình bày đặc điểm và tác nhân gây bệnh lậu và bệnh giang mai. 1.Bệnh lậu: Tác nhân gây bệnh là song cầu khuẩn. d. Đặc điểm sinh học của song cầu khuẩn gây bệnh lậu. - sống kí sinh trong các tế bào niêm mạc của đường sinh dục - dễ chết ở nhiệt độ 400C và nơi khô ráo e. Đường lây truyền: Song cầu khuẩn gây bệnh lậu lây truyền qua quan hệ tình dục 2.Bệnh giang mai: Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn: a. Đặc điểm sinh học: - Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai sống thuận lợi ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. - Dễ chêt do các chất diệt khuẩn, nơi khô ráo và nhiệt độ cao. b. Đường lây truyền: Song cầu khuẩn gây bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, ngoài ra chúng còn lây truyền qua các con đường khác như: qua truyền máu, qua các vết xây xát trên cơ thể và từ mẹ sang con. Câu 8: Nêu tác nhân gây bệnh AIDS, bệnh lậu, giang mai? Trình bày tác hại và các đường lây truyền của AIDS, bệnh lậu, giang mai 1. Tác nhân gây bệnh AIDS, bệnh lậu, bệnh giang mai. - tác nhân gây bệnh AIDS : là virut HIV sống kí sinh bắt buộc trong cơ thể người. - Tac nhân gây bệnh lậu: là song cầu khuẩn - Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn 39
  40. 2. các đường lây truyền và tác hại của bệnh AIDS, lậu, giang mai. Trình bày tác hại và các đường lây truyền của AIDS, bệnh lậu, bệnh giang mai Bệnh đường lây truyền Tác hại AIDS qua đường máu Gây hội trứng suy giảm miễm dịch mắc phải, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến các bệnh cơ hội và chết qua nhau thai nếu mẹ nhiễm HIV Bệnh - quan hệ tình dục - gây vô sinh ( cả ở nam và nữ) lậu - có nguy cơ mang thai ngoài tử cung - con sinh ra có thể bị mù do nhiễm khuẩn khi qua âm dạo Giang - qua truyền máu thiếu an toàn và - tổn thương các phủ tạng ( tim, gan, thận) và mai các xây xát trên cơ thể hệ thần kinh - qua quan hệ tình dục - con sinh ra có thể mang khuyết tật hay dị - qua nhau thai, từ mẹ nhiễm bệnh dạng bẩm sinh sang con Hết 40