Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 7531
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TIÊN DU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS NỘI DUỆ NĂM HỌC 2021-2022 MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 8 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) a. Sự phân hóa khác nhau giữa xương tay với xương chân thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như thế nào ? b. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi máu được lấy ra khỏi mạch và trộn đều với chất chống đông trong ống nghiệm rồi để lắng đọng tự nhiên trong 3 - 4 giờ. Câu 2. (3,0 điểm) a. Giải thích nhận định sau: Dù răng và dạ dày có nghiền nát thức ăn nhỏ đi đến mức nào chăng nữa thì cơ thể vẫn chết đói nếu tuyến tiêu hóa không hoạt động. b. Trong giờ học môn Thể dục do vận động nhiều nên một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau: Nhịp thở nhanh hơn; mồ hôi ra nhiều và khát nước; khi uống nước không nhịn thở nên bị sặc nước. Bằng các kiến thức đã học hãy giải thích các hiện tượng trên? Câu 3. (4,0 điểm) a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào? b. Có quan niệm cho rằng: “ Tiêm văc xin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh cho cơ thể nhanh khỏi bệnh” điều đó có đúng không? Vì sao? c. Hãy mô tả đường đi của máu từ đầu tới tay phải? Câu 4. (2,5 điểm) a. Hãy nêu quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phòng tránh các bệnh đó. Câu 5. (2,0 điểm) Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tủy trên ếch hủy não. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó. Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên trái. Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên phải. Câu 6. (3,0 điểm) a. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Ở tuổi các em, trong học tập và sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị? b. Vào ban đêm, khi ánh sáng yếu vì sao ta không nhìn rõ màu sắc của vật ? Câu 7. (3,5 điểm) a. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ (nhịp tim) và lưu lượng khí oxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút. Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml khí oxi. b. Để tìm hiểu vai trò của Enzim trong nước bọt người ta làm thí nghiệm như sau: Lấy ba ống nghiệm có dung tích như nhau: - Ống A: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước lã.
  2. - Ống B: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt. - Ống C: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt + vài giọt HCl 2%. Cả 3 ống đều được đặt vào trong nước ấm (với thời gian đủ để tinh bột biến đổi thành đường). Theo em: + Trong ống nào hồ tinh bột hồ bột sẽ được biến đổi và ống nào không? + Để nhận biết được ống hồ tinh bột đã biến đổi người ta làm như thế nào? Hết Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký): PHÒNG GD&ĐT TIÊN DU HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NỘI DUỆ BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021-2022 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 8 Câu Đáp án Điể m Câu 1 (2.0 điểm) a - Đứng thẳng chi dưới đảm nhiệm toàn bộ chức năng nâng đỡ cơ thể và di chuyển, 0.5 chi trên được giải phóng thích nghi với chức năng mới: Cầm nắm công cụ lao động - Đứng thẳng và LĐ Sự phân hóa đến sự phân hóa X chi trên và X chi dưới: + Xương chi trên: Nhỏ, đốt ngón dài, các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện được với các ngón khác thích nghi với việc cầm nắm công cụ và thực hiện các động tác lao 0.5 động phức tạp + Xương chi dưới: To khỏe, các khớp không linh hoạt bằng chi trên nhưng chắc chắn thích nghi với chức năng nâng đỡ sức nặng toàn cơ thể và giúp cơ thể di chuyển 0.5 b Các tế bào máu sẽ lắng xuống dưới, Huyết tương sẽ nổi lên trên 0.5 Câu 2. (3,0 điểm) 1 - Nghiền nát thức ăn bởi răng và dạ dày là biến đổi lí học. Dù nhỏ đến đâu thì thức ăn 0.75 vẫn là những phân tử có cấu tạo phân tử lớn, phức tạp không thể hấp thu vào máu được. - Chính các tuyến tiêu hóa có các enzim phân hủy thức ăn với thành phần là những PT lớn có cấu tạo phức tạp thành những phân tử nhỏ đơn giản mới hấp thu vào máu để nuôi 0.75 cơ thể -Vận động nhiều cần nhiêu năng lượng =>tăng cường chuyển hoá=> tăng nhu cầu o ,thải co 2 2 2 0,5 =>tăng nhịp hô hấp(nhịp thở nhanh) - Vận động nhiều(co cơ liên tục) => sinh nhiều nhiệt=> tiết mồ hôi để toả nhiệt.Cơ thể mất 0,5 nước do tiêt nhiều mồ hôi và hô hấp =>khát nước -Cười đùa trong quá trình uống nước=>sụn thanh thiệt nâng lên để lưu thông khí, lỗ khí quản 0,5 mở làm cho nước rơi vào khí quản =>gây ra phản xạ sặc nước đẩy nước ra khỏi đưòng hô hấp Câu 3. (4,0 điểm) 1 - KN MD: Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó. 0,5 - Các loại miễn dịch chính: 2 loại + Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể không bao giờ mắc một số bệnh của động vật khác ( MD 0.5 bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa ( MD tập nhiễm).
  3. + Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văc xin của một bệnh nào đó sẽ miễn 0.5 dịch với bệnh đó. 2 - Ý kiến đó sai. 0,25 - Vì: + Tiêm văc xin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu hoặc chất độc 0,5 do VK, VR tiết ra để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó ( chủ động). + Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bị bệnh ( bị động) 0,75 - Đường đi của máu từ đầu tới tay phải: Máu đi theo con đường: từ đầu qua tĩnh mạch chủ trên → tâm nhĩ phải → Tâm thất phải → Động mạch phổi → Phổi → Tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái → Tâm thất trái → động 1,0 mạch chủ → động mạch nhỏ hơn → Tay phải. Lưu ý: Nếu học sinh nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn không cho điểm. Câu 4. (2,5 điểm) a. Qúa trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận: 1 + Lọc máu + Hấp thụ lại + Bài tiết tiếp b. Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và sỏi bóng đái: Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước 1 tiểu như axit uric, can xi, photphat. Oxalat, xistein, có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và PH thích hợp tạo nên viên sỏi. - Cách phòng tránh: Không ăn các thức ăn có nguồn gốc tạo sỏi : như ăn nhiều protein từ thịt,các loại muối có khả năng kết tinh 0.5 Nên uống đủ nước, ăn các thức ăn lợi tiểu, khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu. Câu 5. (2,0 điểm) KQTN 1: 3 chi co trừ chi sau bên trái 0.5 Giải thích KQTN1: - Do bị kích thích mạnh nên các trung khu vận động các chi đều bị hưng phấn và điều 0.25 khiển sự vận động làm cho cả 3 chi đều co - Vì rễ trước gồm các dây TK vận động rễ trước phụ trách chi sau bên trái bị cắt thì chi sau bên trái sẽ không nhận được xung thần kinh từ tủy sống điều khiển Chi sau 0.25 bên trái không co KQTN 2: Ếch không có phản ứng gì cả( Không có chân nào co) 0.5 Giải thích KQTN2: - Vì rễ sau gồm các dây TK cảm giác rễ sau phụ trách chi sau bên phải bị cắt thì tủy 0.5 sống không nhận được kích thích tủy sống không phát xung TK điều khiển sự vận động Không có sự vận động nào cả Câu 6. (3,0 điểm) - Cơ quan phân tích thị giác gồm: Các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón, tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác (dây số II); vùng thị giác ở thùy 0,5 chẩm. - Ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và 0,5 màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật hiện trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất. - Trong học tập và sinh hoạt cần chú ý để mắt không bị cận thị: + Viết và đọc cần giữ đúng khoảng cách hợp lí. 0,25
  4. + Không xem ti vi quá gần, ngồi với máy vi tính quá lâu. 0,25 + Học tập nơi có đủ ánh sáng, không đọc sách báo trên tàu xe bị xóc nhiều. 0,25 + Giữ cho môi trường luôn sach sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh cho mắt 0,25 Ban đêm ta không nhìn rõ màu sắc của vật vì: - Khi ánh sáng yếu chỉ có tế bào que hoạt động; 0,5 - Tế bào que không có khả năng tiếp nhận kích thích về màu sắc. 0,5 Câu 7. (3,5 điểm) a Đổi 1 phút = 60 giây Vậy 6phút = 360 giây Số nhịp tim hoạt động trong 6phút là: 1 360:0,8 = 450 (nhịp) Số ôxi cung cấp cho tế bào trong 6phút là: 1 450.30 = 13500(mlôxi) b - Ống A, ống C: hồ tinh bột hồ bột không biến đổi. 0,5 - Ống B: hồ tinh bột hồ bột sẽ được biến đổi thành đường. - Để nhận biết được ống hồ tinh bột đã biến đổi người ta cho vào mỗi ống nghiệm 1 vài giọt thuốc thử Strome: 0,5 + Nếu thuốc thử Strome làm chất trong ống nghiệm chuyển sang màu đỏ nâu => tinh bột đã biến đổi. 0,5 + Nếu thuốc thử Strome làm chất trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh => tinh bột không bị biến đổi. Lưu ý khi chấm bài: Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà vẫn đúng bản chất thì cho điểm tối đa.