Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2021-2022
- PHÒNG GD & ĐT ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Lương Thế vinh Năm học: 2021-2022 Họ và tên: Môn: Lịch sử lớp 8 Lớp: (Thời gian làm bài: 45 phút) Hình thức trắc nghiệm (25 câu , mỗi câu khoanh đúng được 0,4 điểm): Học sinh làm trực tiếp vào đề kiểm tra. Câu 1: Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào? A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản. B. Chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản. C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng, D. Chính phủ dân chủ tư sản và chính phủ dân chủ vô sản. Câu 2: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai-1917 là gì? A. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng. B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. C. Chính quyền Xô viết được thành lập. D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập. Câu 3: Tình hình nước Nga trước khi cách mạng bùng nổ? A. Là một đế quốc quân chủ chuyên chế bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế. B. Hậu quả của cuộc chiến tranh ( 1914) đè nặng lên các tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. C. Chính phủ Nga hoàng bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị. D. Tất cả ý trên. Câu 4: Bốn nước đầu tiên trong Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là: A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
- B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan và Ngoại Cap-ca-dơ. C. Nga, U-crai-na, E-xtô-ni-a; và Lít va. D. Nga, U-crai-na, Lít-va, Bê-la-rút-xi-a. Câu 5: Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp? A. Tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ. B. Nông dân được sử dụng lương thực thừa C. Chế độ thu thuế lương thực. D. Tự do buôn bán. Câu 6: Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là gì? A. Ổn định đời sống nhân dân. B. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh. C. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa. D. Giải quyết hậu quả chiến tranh. Câu 7: “Chính sách kinh tế mới” ở Nga được bắt đầu từ ngành nào? A. Công nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp Câu 8: Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ( 1925 – 1941 ) là gì? A. Khôi phục và phát triển kinh tế. B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu. D. Phát triển văn hóa giáo dục. Câu 9: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, tình hình kinh tế - chinh trị như thế nào? A. Ổn định và phát triển B. Tương đối ổn định C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng. D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
- Câu 10: Trong những năm 1918 – 1923, khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng nhất ở đâu? A. Đức và Hung-ga-ri B. Đức C. Anh D. Anh và Pháp. Câu 11: Vì sao giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị? A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình. B. Kinh tế hồi phục, các cuộc đấu tranh của quần chúng lắng xuống . C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa. Câu 12: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì? A. Thực hiện Chính sách mới. B. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường. C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới. D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh. Câu 13: Trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì? A. Thất nghiệp. B. Phân biệt chủng tộc C. Bất công xã hội D. Thất nghiệp và bất công xã hội Câu 14: Trong những năm 1923-1929, Mĩ nắm bao nhiêu phần trăm trữ lượng vàng thế giới? A. 40% trữ lượng vàng. B. 50% trừ lượng vàng, C. 60% trữ lượng vàng. D. 70% trữ lượng vàng. Câu 15: Một trong những bí quyết thành công nhất của chính sách mới của Mĩ là gì? A. Giải quyết nạn thất nghiệp .B. Đạo luật về ngân hàng C. Đạo luật phục hưng công nghiệp D. Nhà nước tham gia điều tiết vào các ngành kinh tế. Câu 16: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?
- A. Thiếu nhan công để sản xuất B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu. D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất. Câu 17: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Thập niên 10 của thế kỉ XX B. Thập niên 20 của thế kỉ XX C. Thập niên 30 của thế kỉ XX D. Thập niên 40 của thế kỉ XX Câu 18: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào? A. Ngăn cản được chiến tranh B. Làm chậm quá trình phát xít hóa C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Câu 19 : Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì hợp tác Quốc-Cộng nhằm mục đích gì? A. Hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật B. Hợp tác Quốc-Cộng chống các đế quốc C. Hợp tác Quốc-Cộng chống phong kiến Mãn Thanh D. Hợp tác Quốc-Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc thống nhất. Câu 20: Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á? A. Phong trào Ngũ tứ B. Xô viết Nghệ Tĩnh C. Cách mạng Mông cổ D. Khởi nghĩa Gia-va Câu 21: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là? A. Xuất hiện các nhóm B. Xuất hiện các phái C. Xuất hiện các chính đảng D. Xuất hiện các hội.
- Câu 22: Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng Mông Cổ 1921-1924 là gì? A. Đảng Nhân dân Mông cổ thành lập. B. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc, C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ thành lập. Câu 23 : Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì? A. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng. B. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi. C. Sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít. D. Giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng. Câu 24: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào? A. Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á. B. Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á, C. Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á. D. Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á. Câu 25: Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp vô sản. C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.