Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CỬA NAM ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC :2016-2017 Môn : Ngữ văn 9 - Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm) Cho đoạn thơ sau: “ Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống. Cho con ngày một thêm cao." ( Trích “Trong lời mẹ hát “- Trương Nam Hương) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính có trong đọan thơ trên? b. Đoạn thơ trên sáng tác theo thể thơ gì ? c. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ in đậm? d. Viết đoạn văn ( 5-7 câu) cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên. Câu 2 (7 điểm): Phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật ( Ngữ văn lớp 9 - Tập I ) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I- VĂN 9. NĂM HỌC 2016- 2017. Câu 1(3 điểm ) HS trả lời đúng các ý sau: a Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Biểu cảm : 0,5 điểm b. Thể thơ: tự do ( 6 chữ) ) : 0.5 điểm c. Biện pháp tu từ: thời gian chạy -> nhân hóa :0.5 điểm - Tác dụng: diễn tả thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và bộc lộ niềm xót xa của người con đối với mẹ.( 0, 5 điểm) d. Viết đoạn văn cảm nhận * Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết được đoạn văn cảm nhận , đảm bảo hình thức có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn trong sáng, biết cách trình bày bài cảm thụ. * Yêu cầu về nội dung: Cảm nhận được sự vất vả , đức hi sinh thầm lặng của người mẹ đã nuôi con khôn lớn. Từ đó ghi nhớ công lao và lòng biết ơn mẹ. * Cho điểm - §¹t c¸c yªu cÇu vÒ nội dung và hình thức: 1 điểm - §¹t 1/2 các yªu cÇu vÒ nội dung và hình thức khá : 0.5 điểm - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề. Câu 3.(7 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng : - Xác định đúng thể loại văn nghị luận phân tích . - Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. - Bố cục đầy đủ 3 phần. Viết đúng chính tả, chữ viết sạch, đẹp. b. Yêu cầu về kiến thức:
  2. Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả Phạm Tiến Duật và văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính để phân tích, cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh ngươi chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong bài thơ. Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là giải quyết được yêu cầu đề bài đặt ra. Dưới đây là một số định hướng cơ bản: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn dề nghị luận. * Lần lượt phân tích, trình bày cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong văn bản: - Đó là những người lính lái xe luôn luôn trong tư thế hiên, bất khuất, thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ. - Những người lính lái xe hiện lên với tinh thần lạc quan, yêu đời thắm thiết tình đồng đội. - Và có lẽ đẹp nhất trong những con người ấy là tình yêu Tổ quốc, thiết tha nồng nàn, cháy bỏng. * Đánh giá - Bài thơ thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách. một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Giọng thơ sôi nổi, ngang tàng, tếu táo, ngôn ngữ đời thường như cách nói của lớp lính trẻ thời trận mạc và cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo đã thể hiện phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật. - Viết về người lính Trường Sơn bằng cả tấm lòng người trong cuộc, người đã đi qua khói lửa đạn khốc liệt của chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã dành cho người lính với tất cả niềm tin yêu, ngưỡng mộ tự hào. 3. Cách cho điểm: - Điểm 7: Đạt yêu cầu trên về nội dung và kỹ năng. - Điểm 5- 6: Đạt các yêu cầu về nội dung nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa thật khéo léo. - Điểm 4 : Đạt 1/ 2 yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý mạch lạc nhưng kết hợp các phương pháp lập luận nêu trên chưa hiệu quả, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp - Điểm 2 : Bài làm sơ sài trình bày chưa thật rõ ràng. Diễn đạt vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị luận. Lưu ý: - Các thang điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định một cách phù hợp. - Giám khảo cần đặc biệt khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo