Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3điểm): Đọc đoạn thơ sau: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao (Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? b. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ ? c. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2: (7điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân, SGK Ngữ Văn 9 – tập 1). Hết ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3điểm): Đọc đoạn thơ sau: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao (Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? b. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ ? c. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2: (7điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân, SGK Ngữ Văn 9 – tập 1). Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 9 Câu 1: (3đ) a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0.5đ) b. Học sinh chỉ ra được các phép tu từ đặc sắc: Nhân hoá, ẩn dụ, hình ảnh thơ đối lập, sử dụng từ láy giàu sức gợi (chỉ cần chỉ ra được 2 phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ đạt 1.0 đ) c. ( 1.5 đ) * Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh cảm nhận được nội dung nghệ thuật của đoạn thơ: + Nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ -> giúp người đọc hình dung thời gian trôi đi thật nhanh, tóc mẹ dần điểm bạc + Từ láy “nôn nao” -> diễn tả một cách cụ thể tinh tế cảm xúc, tâm trạng của người con, lo lắng, quan tâm, thương mẹ vô cùng + Nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh thơ đối lập trong hai câu thơ cuối-> gợi lên bao gian lao vất vả mẹ đã trải qua để nuôi con khôn lớn trưởng thành. -> Làm nổi bật tình yêu thương, đức hi sinh của mẹ -> Tình cảm xót thương, lòng biết ơn vô hạn của con dành cho mẹ. * Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết đúng kiểu bài cảm nhận đoạn thơ. - Bố cục một đoạn văn hoàn chỉnh. - Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, không sai chính tả. Thang điểm: + Đạt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt: 1.5 đ + Đạt 2/3 yêu cầu trên: 1.0 đ + Đạt 1/2 yêu cầu: 0.5đ Các thang điểm khác giáo viên tự điều chỉnh. Câu 2: (7 đ) + Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết của mình về văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân, học sinh phải trình bày được những ý cơ bản sau: * Giới thiệu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật. * Học sinh phân tích được diễn biến tâm trạng của ông Hai: Ông Hai, nhân vật chính của truyện ngắn “Làng” là người yêu làng nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt vào một tình huống đầy thử thách: nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đúng đắn cho mình. - Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng sững sờ, đau đớn, ông cảm thấy xấu hổ, tủi nhục. - Những ngày sau đó sống trong tâm trạng lo sợ nơm nớp, xấu hổ. Ông tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương mình mang tiếng là dân làng Việt gian. - Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu, tâm trạng ông Hai càng căng thẳng hơn. Ông cảm thấy lo sợ, tuyệt vọng vì không còn đường sinh sống. Ông cảm thấy vô cùng bế tắc
  3. Dằn vặt, đau đớn, ông Hai đã lựa chọn: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình làng. - Trong tình cảnh bị dồn nén, bế tắc ấy ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con. Qua đó bộc lộ niềm tin tưởng, trung thành tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ và tình yêu sâu kín với làng. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai được tác giả đặt trong một tình huống cụ thể và miêu tả một cách tinh tế sinh động qua hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt qua miêu tả nội tâm nhân vật. Sự giằng xé nội tâm quyết liệt và đau đớn để lựa chọn con đường đúng đắn cho mình trong tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đã khẳng định tấm lòng yêu làng, yêu nước son sắt của ông Hai. Điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thân của họ. + Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự thông qua tình huống cụ thể của truyện. - Bố cục mạch lạc, hành văn lưu loát, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, chữ viết cẩn thận rõ ràng. - Khuyến khích những bài làm có giọng điệu riêng hoặc có nhiều sáng tạo trong cảm nhận và thể hiện. Thang điểm: + Đạt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt: 6.5 - 7 đ + Đạt 2/3 yêu cầu trên: 4.5 - 6 đ + Đạt 1/2 yêu cầu: 3 - 4 đ + Đạt 1/3 yêu cầu: 1.5 - 2.5 đ Các thang điểm khác giáo viên tự điều chỉnh.