Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4711
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Trung Đô (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 9– Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ và thể thơ được sử dụng. b. Trong đoạn thơ có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó. c. Viết một đoạn văn có độ dài 4 - 5 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Dựa vào phần trích truyện ngắn Làng ( SGK Ngữ văn 9- Tập 1) làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. - Hết- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 9– Thời gian làm bài : 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ) Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng ( Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ và thể thơ được sử dụng. b. Trong đoạn thơ có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó. c. Viết một đoạn văn có độ dài 4 - 5 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ. Câu 2: (7 điểm) Dựa vào phần trích truyện ngắn Làng ( SGK Ngữ văn 9- Tập 1) làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai qua tình huống ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. - Hết-
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG ĐÔ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 9 Câu 1: (3 điểm) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm 0,5 điểm Thể thơ được sử dụng: Thể thơ lục bát 0,5 điểm b. Phép tu từ có trong đoạn thơ: phép nhân hoá. Hình ảnh được nhân hoá là hình ảnh cây tre 0,5 điểm Tác dụng của phép tu từ nhân hoá: Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh hơn, tre trở nên sống động, có những tình cảm như con người 0,5 điểm c. Yêu cầu: - Về kĩ năng: (0,25 điểm) Viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Sử dụng đúng từ ngữ, câu -Về kiến thức: (0,75 điểm) Cảm nhận được những nét cơ bản về hình ảnh cây tre: Cây tre biết đùm bọc, yêu thương nhau để tạo thành thành luỹ vững chắc. Dù chẳng may có thân gãy cành rơi vẫn giữ nguyên sức sống mãnh liệt, vẫn giữ được cái gốc để truyền sự sống cho thế hệ kế tiếp. Hình ảnh cây tre mang những đức tính tốt đẹp, là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam Câu 2: (7 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (1 điểm) - Viết thành bài văn có bố cục hợp lí. Lời văn trong sáng; diễn đạt rành mạch. Không mắc lỗi về dùng từ ngữ, câu, chính tả *Yêu cầu kiến thức: (6 điểm) - Giới thiệu đoạn trích Làng, nhân vật ông Hai và tình cảm yêu làng, yêu nước của ông trong tình huống ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây 0,5 điểm - Làm rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của ông qua tình huống: 5 điểm + Thấy bàng hoàng, đau đớn trước tin dữ về làng. Niềm tin, niềm tự hào về làng sụp đổ. + Thấy xấu hổ nhục nhã đến mất ăn mất ngủ vì bây giờ bị mang tiếng là dân làng làm Việt gian. Với ông Hai, làng theo Tây là nỗi nhục lớn, không chỉ là nỗi nhục của riêng ông mà còn là nỗi nhục của cả đời con, đời cháu. + Tin làng theo Tây đã trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề, khiến ông sợ hãi, không dám bước chân ra ngoài.
  3. + Khi rơi vào thế bế tắc, tình yêu làng trỗi dậy khiến ông Hai nảy sinh ý nghĩ trở về làng. Làng đối với ông Hai vẫn là một điểm tựa tinh thần để ông tìm về trong những lúc đau khổ, tuyệt vọng. + Nhưng ông Hai quyết không chấp nhận cái làng làm Việt gian theo Tây. Ông căm thù cái làng theo Tây ấy để một lòng ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Sự lựa chọn của ông Hai rất đau đớn nhưng hoàn toàn đúng đắn cho thấy ở ông Hai, tình cảm yêu nước, yêu cách mạng, yêu kháng chiến lớn hơn hết, bao trùm và chi phối tình yêu làng. - Đánh giá chung: (0,25 điểm) Với nỗi đau khi nghe tin làng theo Tây, ta hiểu được lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai và cũng là lòng yêu làng, yêu nước của bao người nông dân Việt Nam khác trước cách mạng Tháng Tám. - Nhận xét nghệ thuật: (0,25 điểm) Đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống có nhiều thử thách. Khám phá và miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế.