Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người ” ( Việt Bắc – Tố Hữu ) a) Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ trong đoạn thơ trên? b) Từ “ Rừng núi” trong câu: “ Người đi rừng núi trông theo bóng Người” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? c) Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? d) Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) trình bày cảm nhận về một hình ảnh thơ có trong đoạn thơ mà em thích? Câu 2: ( 7 điểm ): Nêu tình huống cơ bản trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tình huống đó? PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS VINH TÂN NGỮ VĂN 9 - Thời gian làm bài 90 phút Câu 1: ( 3 điểm ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người ” ( Việt Bắc – Tố Hữu ) a) Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ trong đoạn thơ trên? b) Từ “ Rừng núi” trong câu: “ Người đi rừng núi trông theo bóng Người” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? c) Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? d) Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) trình bày cảm nhận về một hình ảnh thơ có trong đoạn thơ mà em thích? Câu 2: ( 7 điểm ): Nêu tình huống cơ bản trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tình huống đó?
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 9 Câu 1 ( 3 điểm ): a) ( 0,5 điểm): - PTBĐ : Biểu cảm - miêu tả - tự sự ( 0,25 điểm ) - Thể thơ: Lục bát ( 0,25 điểm ) b) ( 0,5 điểm): - Từ “ Rừng núi” được hiểu theo nghĩa chuyển; chuyển theo phương thức hoán dụ ( 0,5 điểm ) c) ( 1 điểm): * Các biện pháp tu từ: ( 0,5 điểm) - Điệp ngữ : “ nhớ” . - Nhân hóa : “ suối reo”; “ rừng núi trông theo” . - Hoán dụ: “ chân Người” . - Ẩn dụ: “ rừng núi” . - Đảo ngữ: “ ung dung” . * Tác dụng: Nhấn mạnh tấm lòng thương nhớ, kính yêu của đồng bào Việt Bắc với Bác Hồ. ( 0,5 điểm ) d) ( 1 điểm) : - Hình thức: Đoạn văn, đúng dung lượng ( 0,25 điểm ) - Nội dung: Cảm nhận được một hình ảnh thơ hay, giàu ý nghĩa.( 0,75 điểm ) Câu 2: ( 7 điểm ): a.Yêu cầu về kỹ năng: ( 1 điểm ) - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích về một nhân vật trong tác phẩm văn học. - Kết cấu bài chặt chẽ theo bố cục 3 phần - Diễn đạt lưu loát; dùng từ đặt câu chính xác; không sai lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: ( 6 điểm ) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: * Ý 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tình huống cơ bản trong truyện ngắn “ Làng” ( 0,5 điểm ) * Ý 2: Giới thiệu chung về ông Hai và tình huống ( 0,5 điểm ) * Ý 3: Diễn biến tâm trạng của ông Hai để thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai: ( 4 điểm ) + Khi vừa nghe tin: Sững sờ, bàng hoàng, choáng váng vì quá bất ngờ, đau đớn, xót xa + Một lúc sau: Cố trấn tĩnh để xác minh sự thật với hy vọng mong manh nhưng thất vọng, đau đớn, tủi nhục, xấu hổ, nhục nhã. + Về đến nhà: Suy nghĩ trăn trở, tâm trạng phức tạp, ngổn ngang + Những ngày sau đó: Trằn trọc không ngủ được, tin làng chợ Dầu theo Tây trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề trong tâm hồn khiến ông Hai rơi vào tâm trạng nôm nớp, lo sợ, sợ hãi thường xuyên. + Mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi đã đẩy ông Hai vào đỉnh điểm của sự bế tắc, trong tâm hồn ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, quyết liệt + Trò chuyện với đứa con: giãi bày, vơi bớt nỗi khổ đau dằn vặt. * Ý4: Đánh giá: ( 1 điểm ) + Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống bất ngờ, giàu kịch tính, tạo nên một nút thắt cho câu chuyện, gây ra mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn ông Hai, tạo điều kiện thể hiện tâm trạng, tình cảm nhân vật một cách chân thực. Tình huống góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm. - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật trong tình huống đặc biệt.
- - Ngôn ngữ sinh động, chân thực, gần với lời ăn tiếng nói của người nông dân. + Tư tưởng: - Ngợi ca lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai và cũng là ngợi ca tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong buổi đầu kháng chiến. Ông Hai là điển hình về người nông dân mới, ở họ đã có sự thống nhất giữa tình yêu làng với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Nhà văn: - Am hiểu người nông dân - Trân trọng vẻ đẹp người nông dân. - Điểm 6 -7: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn giàu cảm xúc. - Điểm 4 – 5: Bài làm trình bày được 2/3 số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt, trình bày. - Điểm 3 – 4: Bài làm được 1/2 số ý, còn mắc lỗi dừng từ, đặt câu, diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Bài làm chưa bám sát yêu cầu đề ra, sơ sài, diễn đạt yếu.
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 điểm ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người ” ( Việt Bắc – Tố Hữu ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ trong đoạn thơ trên? Câu 2: Từ “ Rừng núi” trong câu: “ Người đi rừng núi trông theo bóng Người” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 4: Viết đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) trình bày cảm nhận về một hình ảnh thơ có trong đoạn thơ mà em thích? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN( 7 điểm ): Nêu tình huống cơ bản trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tình huống đó? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 điểm ): Câu 1( 0,5 điểm): - PTBĐ : Biểu cảm - miêu tả - tự sự ( 0,25 điểm ) - Thể thơ: Lục bát ( 0,25 điểm ) Câu 2( 0,5 điểm): - Từ “ Rừng núi” được hiểu theo nghĩa chuyển; chuyển theo phương thức hoán dụ ( 0,5 điểm ) Câu 3( 1 điểm): * Các biện pháp tu từ: ( 0,5 điểm) - Điệp ngữ : “ nhớ” . - Nhân hóa : “ suối reo”; “ rừng núi trông theo” . - Hoán dụ: “ chân Người” . - Ẩn dụ: “ rừng núi” . - Đảo ngữ: “ ung dung” . * Tác dụng: Nhấn mạnh tấm lòng thương nhớ, kính yêu của đồng bào Việt Bắc với Bác Hồ. ( 0,5 điểm ) Câu 4( 1 điểm) : - Hình thức: Đoạn văn, đúng dung lượng ( 0,25 điểm ) - Nội dung: Cảm nhận được một hình ảnh thơ hay, giàu ý nghĩa.( 0,75 điểm ) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm ): A. Yêu cầu về kỹ năng: ( 1 điểm )
- - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích về một nhân vật trong tác phẩm văn học. - Kết cấu bài chặt chẽ theo bố cục 3 phần - Diễn đạt lưu loát; dùng từ đặt câu chính xác; không sai lỗi chính tả. B. Yêu cầu về kiến thức: ( 6 điểm ) Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: * Ý 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tình huống cơ bản trong truyện ngắn “ Làng” ( 0,5 điểm ) * Ý 2: Giới thiệu chung về ông Hai và tình huống ( 0,5 điểm ) * Ý 3: Diễn biến tâm trạng của ông Hai để thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai: ( 4 điểm ) + Khi vừa nghe tin: Sững sờ, bàng hoàng, choáng váng vì quá bất ngờ, đau đớn, xót xa + Một lúc sau: Cố trấn tĩnh để xác minh sự thật với hy vọng mong manh nhưng thất vọng, đau đớn, tủi nhục, xấu hổ, nhục nhã. + Về đến nhà: Suy nghĩ trăn trở, tâm trạng phức tạp, ngổn ngang + Những ngày sau đó: Trằn trọc không ngủ được, tin làng chợ Dầu theo Tây trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề trong tâm hồn khiến ông Hai rơi vào tâm trạng nôm nớp, lo sợ, sợ hãi thường xuyên. + Mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi đã đẩy ông Hai vào đỉnh điểm của sự bế tắc, trong tâm hồn ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, quyết liệt + Trò chuyện với đứa con: giãi bày, vơi bớt nỗi khổ đau dằn vặt. * Ý4: Đánh giá: ( 1 điểm ) + Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống bất ngờ, giàu kịch tính, tạo nên một nút thắt cho câu chuyện, gây ra mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn ông Hai, tạo điều kiện thể hiện tâm trạng, tình cảm nhân vật một cách chân thực. Tình huống góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm. - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật trong tình huống đặc biệt. - Ngôn ngữ sinh động, chân thực, gần với lời ăn tiếng nói của người nông dân. + Tư tưởng: - Ngợi ca lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai và cũng là ngợi ca tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong buổi đầu kháng chiến. Ông Hai là điển hình về người nông dân mới, ở họ đã có sự thống nhất giữa tình yêu làng với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Nhà văn: - Am hiểu người nông dân - Trân trọng vẻ đẹp người nông dân. - Điểm 6 -7: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn giàu cảm xúc. - Điểm 4 – 5: Bài làm trình bày được 2/3 số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt, trình bày. - Điểm 3 – 4: Bài làm được 1/2 số ý, còn mắc lỗi dừng từ, đặt câu, diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Bài làm chưa bám sát yêu cầu đề ra, sơ sài, diễn đạt yếu. ĐỀ 2: I.Phần đọc – hiểu(3đ): Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gầm mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
- khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hưu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.” ( Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân ) Câu 1: Xác định PTBĐ và ngôi kể trong đoạn văn? Câu 2: Từ “chân” trong “ chân trời ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng? Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu ) cảm nhận về một hình ảnh hoặc một chi tiết đặc sắc mà em thích trong đoạn văn trên? II.Phần tập làm văn(7đ): Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều- Nguyễn Du)? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Phần đọc – hiểu: (3đ) Câu 1: (0,5đ) - PTBĐ: TS-MT-BC (0.25đ) - Ngôi kể: Thứ 1 (0.25đ) Câu 2: (0.5đ) - Từ “ chân” trong “chân trời” được hiểu theo nghĩa chuyển (0.25đ) - Phương thức chuyển : Ẩn dụ (0.25đ) Câu 3: (1đ) - Biện pháp tu từ: nhân hóa; so sánh; liệt kê; điệp ngữ (0.5đ) - Tác dụng: + Gợi hình ảnh dòng thác hùng vĩ, dữ dội + Bức tranh thiên nhiên đẹp sinh động, có hồn (0.5đ) Câu 4: (1đ) Yêu cầu - Viết đúng đoạn văn, giới hạn độ dài - Dùng từ, đặt câu trôi chảy. - Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về một hình ảnh chi tiết mà em thích (dòng thác, con sông, hòn đá, ) II. Phần tập làm văn: (7đ) A. Về kỹ năng: (1đ) - Viết bài văn nghị luận văn học; Bố cục hợp lí. - Dùng từ, đặt câu chính xác; diễn đạt trôi chảy. - Luận điểm rõ ràng B. Về kiến thức: (5đ) * Ý 1: (1đ) Giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em: + Một vẻ đẹp thanh tao, tâm hồn trong trắng. Cả 2 chị em đều đạt đến độ hoàn mĩ từ hình dáng bên ngoài đến tâm hồn bên trong + Họ đều là những trang tuyệt thế giai nhận nhưng vẫn sống một cuộc đời êm đềm, giữ gìn khuôn phép * Ý 2: (4đ)
- Vẻ đẹp riêng: a) Vẻ đẹp Thúy Vân: - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, cách nói ẩn dụ, so sánh, tác giả gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân một cách sinh động chi tiết: ( khuôn mặt, nét ngài, miệng cười, giọng nói, mái tóc, làn da, ) => Vân có một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu, quý phái ít ai có được. - Dự báo số phận của nhân vật: Suôn sẻ bình lặng không có sóng gió chông gai b) Vẻ đẹp của Thúy Kiều: - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều qua đôi mắt=> vẻ đẹp tâm hồn - Dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy, Nguyễn Du tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm nền, tôn thêm vẻ đẹp của Thúy Kiều - Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa phải hờn ghen đố kị - Khi tả Kiều tác giả tập trung nhiều câu thơ miêu tả tài năng: Cầm, kì, thi, họa. Tài nào Kiều cũng đạt đến trình độ kĩ xảo vượt lên trên tất cả => Vẻ đẹp của Kiều có sự kết hợp Sắc, tài, tình => Bức chân dung Thúy Kiều là bức chân dung manh tính cách số phận. Cuộc đời của nàng rồi đây khó tránh khỏi éo le, đau khổ, sóng gió, chông gai Đánh giá: (1đ) - Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy; thân phận hóa ngoại hình => Thể hiện trình độ bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật (0.5đ) - Thái độ của tác giả: Ngợi ca tôn vinh vẻ đẹp, tài năng trí tuệ của người phụ nữ; lo lắng cho số phận của nhân vật => thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả (0.5đ) C. Biểu điểm: - Điểm 6 -7: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn giàu cảm xúc. - Điểm 4 – 5: Bài làm trình bày được 2/3 số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt, trình bày. - Điểm 3 – 4: Bài làm được 1/2 số ý, còn mắc lỗi dừng từ, đặt câu, diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Bài làm chưa bám sát yêu cầu đề ra, sơ sài, diễn đạt yếu.