Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 7260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_chuong_trinh_lop_6_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Phú (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT VINH ĐÊ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGHI PHÚ (NĂM HỌC 2016-2017) MÔN: SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1 : Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Câu 2: Phân biệt các loại rễ chính và lấy ví dụ? Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều? Câu 3 :Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng? Câu 4: Chức năng chính của lá là gì ? Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào Câu 5 :Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 - Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định 0,25 - Màng sinh chất bao bọc bên ngoài chất tế bào 0,25 - Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp 1,5đ - Nhân thường chì có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt 0,25 sống của tế bào 0,5 - không bào chứa dịch tế bào 0,25 2 - Rễ cọc: gồm một rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất,và các rễ con 0,75 VD: cây bưởi, cây cải, cây chanh, 3,5 đ - Rễ chùm: nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân. 0,75 VD: cây lúa, ngô, hành, tỏi, mía - Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng (nước và muối khoáng) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn. nhu cầu nước và muối khoáng càng nhiều thì bộ rễ cây phải 1 phát triển để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ hoạt động sống của cây. Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng 1 3 Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận nước và muối khoáng - Cắt 2 cành hoa màu trắng trong nước và cắm vào 2 cốc: cốc A nước có pha màu 0,5 đỏ, cốc B nước trong không màu. Để ra chỗ thoáng. - Sau một thời gian ta thấy màu sắc cánh hoa ở cốc nước A có pha màu đỏ chuyển 0,5 2đ sang màu đỏ. Cánh hoa ở cốc nước B không chuyển màu. - Cắt ngang cành hoa đã nhuộm màu, dùng kính lúp quan sát ta thấy mạch gỗ đã nhuộm màu đỏ. 0,5 Kết luận: Mạch gỗ của thân vận nước và muối khoáng 0,5 4 - Chức năng chính của lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây 0,5
  2. Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên 1 trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá. 1,5đ * Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá. * Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. * Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây 5 Khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong vì: + Cá khi hô hấp sẽ hút khí ôxi trong bể kính, làm lượng khí ôxi trong bể giảm và lượng khí cacbonic tăng lên 0,5 1,5đ + Cho rong vào bể kính để rong quang hợp tạo thêm khí ôxi và hút bớt khí cacbonic trong nước giúp cá phát triển bình thường. 1