Đề cương ôn tập Sinh học 6

doc 4 trang thaodu 3534
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_sinh_hoc_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Sinh học 6

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 1.Nêu cấu tạo và chức năng các bộ của hoa? Trả lời: - Cấu tạo của hoa: + Hoa gồm: Đài, tràng, nhị và nhụy + Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị, chứa hạt phấn + Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, noãn nằm trong bầu nhụy - Chức năng bộ phận của hoa: + Đài và tràng bảo vệ nhị và hoa + Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa (duy trì nòi giống) 2.Hạt gồm những bộ phận nào? Trả lời: - Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ - Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm - Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc tronh là mầm (với những hạt ko có phôi nhũ) 3. Các loại quả? Trả lời:- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành 2 nhóm: quả thịt, quả khô - Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng (quả cải, quả chò ) - Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả (cà chua, táo ) - Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra (quả đậu, cải ) - Quả khô ko nẻ: khi chín khô vỏ ko tự tách ra (quả thì là, chò ) - Quả mọng: phần thịt của quả dày, mọng nước (cà chua, chanh ) - Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong (táo ta, mơ ) 4. Thụ phấn là gì? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? Trả lời:- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy - Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
  2. TỰ THỤ PHẤN GIAO PHẤN Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn của Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhị rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó nhụy của hoa khác là hoa giao phấn Điều kiện: Hoa lưỡng tính có nhị và Điều kiện:Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng nhụy chín cùng một lúc tính Có nhị và nhụy chín ko cùng lúc 5. Ứng dụng về thụ phấn Trả lời: Con người đã chủ động giúp hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao 6. Giải thích vì sao có những loại thực vật có quả và hạt phát tán xa Trả lời: Con người đã giúp quả và hạt phát tán đi xa 7. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của cây thông Trả lời: Cơ quan sinh dưỡng: - Thân cành màu nâu, xù xì, nhiều vết sẹo do là rụng để lại - Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 => 3 chiếc trên một cành con rất ngắn - Rễ to, khỏe và mọc sâu Cơ quan sinh sản: -Ở thông hạt trần lộ ra ngoài nên được gọi là hạt trần chưa có hoa , quả thật sự - Nón đực: nhỏ mọc thành cụm - Vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn - Nón cái : lớn , mọc riêng từng chiếc - Vảy(lá noãn) mang noãn 8. Nêu cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của hạt kín Cơ quan sinh dưỡng: - Thân : thân gỗ hoặc thân cỏ - Lá: lá đơn hoặc lá kép
  3. - Rễ : rễ cọc hoặc rễ chùm Cơ quan sinh sản: - Hoa: đơn độc hay thành cụm - Đài: màu sắc của đài - Tràng: màu sắc sặc sỡ - Nhị: đếm số nhị - Nhụy: có bầu nhụy chứa nhụy 9. Vai trò của thực vật Trả lời: +) đối với thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm ổn định lượng ôxi và cacbonic, giảm ô nhiễm môi trường. giúp giữ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. +) đối với động vật: cung cấp thức ăn,ôxi, nơi ở cho động vật. +) đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp, làm thuốc, làm cảnh. - tuy nhiên, cũng có 1 số loài thực vật có hại cho sức khỏe con người: cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa. 10. Vai trò của vi khuẩn Trả lời: có lợi -phân hủy các chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng -góp phần hình thành than đá ,dầu lửa -một số có vai trò ứng dụng trong nông nghiệp ,công nghiệp -chế biến thực phẩm có hại -kí sinh gây bệnh cho người ,vật nuôi và cây trồng -hoại sinh làm hỏng thức ăn -phân giải xác động vật ,thực vật gây mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường 11.Nêu tên các ngành thực vật Trả lời: - Ngành tảo
  4. - Ngành rêu - Ngành dương xỉ - Ngành hạt trần - Ngành hạt kín 12. Vai trò của nấm Trả lời: – Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất. – Đối với con người: + Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì Vd: nấm men. + Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi * Nấm có hại: – Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân ). – Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng – Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm đọc đen . 13.Đặc điểm cấu tạo của địa y? Vai trò? Trả lời:- Bao gồm các tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt ko màu. - Vai trò - Tiên phong mở đường cho việc khai phá những vùng đất mới - Làm thức ăn cho một số loài thực vật - Làm nguyên liệu chế biến công nghiệp 14. Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn ko bị thiu làm thế nào? Trả lời:- Thức ăn hay bị ôi thiu là do chúng ta ko biết bảo quản đồ ăn, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn, làm cho thức ăn dễ bị ôi, thiu, thối Để thức ăn ko bị thiu chúng ta cần: - Làm lạnh - Phơi khô - Ướp muối