Đề cương giữ kì 1 môn Sinh học Lớp 6

doc 8 trang Hoài Anh 17/05/2022 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương giữ kì 1 môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_giu_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương giữ kì 1 môn Sinh học Lớp 6

  1. Bài 18: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG I. Tế bào là gì? - Khái niệm: Tất cả cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người ) đều được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ bé, gọi là tế bào. Nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống - Chức năng: Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản. II. Hình dạng và kích thước tế bào: 1. Hình dạng tế bào: - Có nhiều loại tế bào. Hình dạng các loại tế bào thường phản ánh chức năng khác nhau của chúng. VD: hình cầu ở tế bào trứng và chua; hình lõm hai mặt ở tế bào hồng cầu; hình sao ở tế bào thần kinh 2. Kích thước tế bào: + Kích thước tế bào khác nhau giữa các nhóm sinh vật và giữa các cơ quan trong cơ thể. + Có rất ít tế bào kích thước đủ lớn để có thể quan sát được bằng mắt thường, hầu hết tế bào đều rất nhỏ và chúng ta chỉ có thể quan sát thấy chúng bằng kính hiển vi. Bài 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO I. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực (Tế bào ĐV, (Tế bào VK) TV) Giống nhau Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân Khác Tế bào Không có hệ thống nội màng, Có hệ thống nội màng, các bào nhau chất các bào quan không có màng bao quan có màng bao bọc, có nhiều bọc. bào quan khác nhau. Nhân Chưa hoàn chỉnh: không có Hoàn chỉnh: có màng nhân màng nhân II. Tìm hiểu về tế bào động vật và tế bào thực vật Thành phần Tế bào ĐV Tế bào TV Thành TB Không có Có, giữ hình dạng tế bào được ổn định Tế bào chất Có chứa: ti thể, 1 số tế Có chứa: ti thể, không bào lớn, lục lạp bào có không bào nhỏ chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng mặt
  2. trời. Màng TB Có Có Nhân Có nhân hoàn chỉnh Có nhân hoàn chỉnh Lục lạp Không có Có lục lạp BÀI 20: SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO I. Sự lớn lên của tế bào: - Nhờ trao đổi chất (lấy vào chất cần thiết, loại bỏ chất không cần thiết) mà TB lớn lên. - TB không lớn lên mãi vì đến một giới hạn xác định màng TB sẽ vỡ II. Sự sinh sản (phân chia) của tế bào - Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sinh sản (từ một tế bào mẹ thành hai tế bào con). - TB non nhờ quá trình lớn lên mà thành TB trưởng thành có khả năng phân chia (sinh sản). Kết quả quá trình phân chia lại sinh ra những TB non mới. III. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào: - Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển. Bài 22: CƠ THỂ SINH VẬT I.Cơ thể là gì: - Cơ thể chỉ một cá thế sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: Cảm ứng ,dinh dưỡng,sinh trưởng và sinh sản. Nội dung Vật sống Vật không sống Ví dụ -Con gà ,con vịt,con trâu, con -Hòn đá ,cái bút,cái mèo,cây đậu. bàn Đặc điểm phân biệt -Cảm ứng,dinh dưỡng sinh -Không có khản năng trưởng ,sinh sản. đó. II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào: +Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào . -VD: Nấm men bánh mì, vi khuẩn, trùng biến hình,vi khuẩn gây bệnh uốn ván. +Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào,các tế bào phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trình sống của cơ thể. -VD:Cây quất, con thỏ, con bướm ,cây mai BÀI 23: TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO
  3. I. Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào - Các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào: Tế bào-> Mô->Cơ quan->Hệ cơ quan-> Cơ thể II. Từ tế bào tạo thành mô - Mô: là 1 nhóm các tế bào cùng thực hiện 1 chức năng liên kết với nhau - VD + Ở người: mô liên kết, mô mỡ, mô thần kinh, mô biểu bì + Ở thực vật: mô mạch gỗ, mô mạch rây, mô biểu bì III. Từ mô tạo thành cơ quan - Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định gọi là cơ quan. -VD: + Một số cơ quan trên cơ thể người: não, tim, gan, ruột, thận + Một số cơ quan thường trên cơ thể thực vật: thân, rễ, lá, hoa quả, hạt IV. Từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan - Nhiều cơ quan cùng phối hợp thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó gọi là hệ cơ quan. -VD: trên cơ thể người có hệ: tiêu hóa, vận động, bài tiết, hệ cơ, hệ thần kinh BÀI 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT -Khái niệm: Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo thứ tự nhất định. I.Tìm hiểu về hệ thống phân loại sinh vật - Loài là bậc phân loại cơ bản gồm 1 nhóm cá thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới. - Hệ thống phân loại sinh vật từ cao đến thấp: Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi (Giống) Loài - Bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các loài sinh vật càng ít. 1. Giới Động vật 2. Giới Thực vật   Ngành Dây sống Ngành Hạt kín   Lớp Động vật có vú Lớp 1 lá mầm   Bộ Ăn thịt Bộ Hành   Họ Mèo Họ Bách hợp  
  4. Giống Báo Chi Loa kèn   Loài Sư tử Loài Hoa li III. Cách gọi tên khoa học các loài sinh vật - Tên địa phương: là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. - Tên khoa học: cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài. - Mỗi loài được đặt theo một tên khoa học khác nhau và không trùng với loài nào khác. - Tên khoa học (viết nghiêng) = tên chi/giống (viết hoa chữ cái đầu) + tên loài (viết thường) III. 5 giới và hệ thống phân loại 5 giới. - Giới: bậc phân loại cao nhất, bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. -Sinh vật được chia thành năm giới:giới khởi sinh, giới nguyên sinh vật, giới nấm, giới thực vật và giới động vật. + Giới ĐV: Gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng, có thể di chuyển, môi trường sống đa dạng. + Giới Nấm: Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng. + Giới Khởi sinh: Gồm những sinh vật nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng + Giới Nguyên sinh: Gồm những sinh vật nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc cơ thể sinh vật. + Giới TV: Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp, môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển B. Trắc nghiệm: Câu 1: Tại sao nói “Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” a) Vì tế bào rất nhỏ bé. b) Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. c) Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. d) Vì tế bào rất vững chắc. GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập theo nhóm Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
  5. a) Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. b) Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. c) Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. d) Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật. Câu 3: Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau: a) Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất d) Sưu tập hình ảnh các loại tế bào em đã tìm hiểu được Câu 4: Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó em hãy đưa ra cách bảo quả thực phẩm phù hợp? Câu 5. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con? A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Câu 6. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang D. Sự vươn cao của thân cây tre Câu 8. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản B. Trao đổi chất C. Sinh sản D. Cảm ứng Câu 9. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu? A. 32 TB B. 4 TB C. 8 TB D. 16 TB Câu 10. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là:
  6. A. Phân chia TB chất phân chia nhân B. Phân chia nhân phân chia TB chất. C. Lớn lên phân chia nhân D. Trao đổi chất phân chia TB chất. Câu 11. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng? A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB. B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình. C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia. D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng. Câu 12. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB? A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ. B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát. C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường). D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường. Câu 13. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy ở tế bào của nhóm sinh vật nào? A. Động vật. B. Thực vật. C. Người. D. Vi khuẩn. Câu 14. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc của tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát triển của trứng thành gà con là gì? TL: Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất. Nếu trứng được thụ tinh, phôi nằm ở phần lòng đỏ sẽ phát triển thành gà con nhờ chất dinh dưỡng được cung cấp bởi lòng đỏ (chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoáng). Câu 15. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào? A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp Câu 16. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật? A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp Câu 17. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Chất tế bào B. Vách tế bào C. Nhân D. Màng sinh chất
  7. Câu 18. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật? 1. Chất tế bào 2. Màng sinh chất 3. Vách tế bào 4. Nhân A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 19. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó? A. Không bào B. Nhân C. Vách tế bào D. Màng sinh chất Câu 20. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào? A. Antonie Leeuwenhoek B. Gregor Mendel C. Charles Darwin D. Robert Hook Câu 21. Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Câu 22. Cơ thể thực vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 23. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang D. Sự vươn cao của thân cây tre Câu 24. Cho các diễn biến sau : 1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con 2. Phân chia chất tế bào 3. Phân chia nhân Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào? A. 3 - 1 – 2 B. 2 - 3 – 1 C. 1 - 2 – 3 D. 3 - 2 - 1 Câu 25. Một tế bào lá tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu? A. 32 tế bào B. 4 tế bào C. 8 tế bào D. 16 tế bào Câu 26 Thành phần nào dưới đây tham gia vào quá trình phân bào ở thực vật? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Chất tế bào C. Vách tế bào D. Nhân
  8. Câu 27. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào? A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào B. Có thể di chuyển được C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc là sinh vật nhân sơ. D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn. Câu 28. Đâu là sinh vật đơn bào A. Cây chuối B. Trùng kiết lị C. Cây hoa mai D. Con mèo Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào? A. Có thể sinh sản B. Có thể di chuyển C. Có thể cảm ứng D. Có nhiều tế bào trong cùng một cơ thể. Câu 29. Chọn câu trả lời đúng: A. Cơ thể đa bào cấu tạo gồm nhiều 1 tế bào B. Cơ thể đa bào cấu tạo gồm nhiều tế bào giống nhau C. Cơ thể đa bào cấu tạo gồm nhiều tế bào khác loại D. Cơ thể đa bào cấu tạo gồm nhiều hệ cơ quan phức tạp Câu 30. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn? A. Tim B. Mạch máu C. Máu D. Phổi Câu 31. Ở thực vật, người ta chia cơ thể thành mấy hệ cơ quan chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32. Hệ cơ quan nào dưới đây thực hiện chức năng thải nước tiểu? A. Hô hấp B. Tuần hoàn C. Bài tiết D. Sinh dục Câu 33. Hệ cơ quan có nhiều cơ quan nhất trong cơ thể là A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản