Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 208 - Trường THPT Lê Lợi

doc 2 trang thaodu 6510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 208 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_208_truong_th.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 208 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THPT Lê Lợi MÔN: SINH HỌC 11 Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi: 208 Trả lời phần trác nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Ôxi khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm vào tế bào không nhờ máu vận chuyển có ở: A. Chân khớp. B. Lưỡng cư C. Thú. D. Giun đốt. Câu 2: Những bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là: A. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên B. bộ phận thần kinh trung ương và trung gian. C. não bộ và thần kinh ngoại biên. D. não bộ và bộ phận trung gian. Câu 3: Ý nào đúng khi giải thích ion K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ? A. Mặt ngoài màng tế bào tích điện dương so với mặt trong tích điện âm. B. K+ nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào. C. Mặt ngoài màng tế bào tích điện âm so với mặt trong tích điện dương. D. Ion K+ mang điện tích dương đi từ trong ra ngoài màng. Câu 4: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở? A. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu. B. Vì tốc độ máu chảy chậm. C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối. D. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp. Câu 5: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực? A. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. B. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. C. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. D. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào. Câu 6: Khẳng định nào sau đây minh họa tốt nhất cân bằng nội môi: A. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổi rộng. B. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau. C. Hầu hết người trưởng thành cao 1.5m → 1.8m. D. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiều muối hơn. Câu 7: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Chu trình Canvin. B. Quang phân li nước. C. Pha tối. D. Pha sáng. Câu 8: Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi (từ cao nhất đến thấp nhất): A. Không khí thở vào → Các mô tế bào → Máu rời phổi đi. B. Máu rời phổi đi → Không khí thở vào → Các mô tế bào. C. Không khí thở vào → Máu rời phổi đi → Các mô tế bào. D. Các mô tế bào → Không khí thở vào → Máu rời phổi đi. Câu 9: Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ . . . và con số 80 chỉ . . . : A. . . . huyết áp động mạch . . . nhịp tim. B. . . . huyết áp trong các động mạch . . . huyết áp trong các tĩnh mạch. C. . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi. D. . . . huyết áp trong kì co tim . . . huyết áp trong kì giãn tim. Câu 10: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện? A. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc. B. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ tay, C. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn. D. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Câu 11: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở : A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. C. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày. Câu 12: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: - + - + - + - - + - A. NO2 , NH4 và NO3 B. NH4 và NO3 C. NH3, NH4 và NO3 D. N2, NO2 , NH4 và NO3 Câu 13: Hoạt động nào của Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết? A. Chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu B. Tăng biến đổi mỡ thành đường. C. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trong gan và cơ D. chuyển glucozo thành mỡ Câu 14: Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở giai đoạn đảo cực tích điện A. âm. B. trung tính. C. hoạt động. D. dương. Câu 15: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào? A. Diễn ra chậm hơn nhiều. B. Diễn ra ngang bằng. C. Diễn ra chậm hơn một chút. D. Diễn ra nhanh hơn. Câu 16: Khí khổng mở khi: A. Tế bào mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng. B. Tế bào no nước, thành mỏng hết căng nước và thành dày duỗi thẳng. C. Tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng.
  2. D. Tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng. Câu 17: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là: A. di chuyển đi chỗ khác. B. co toàn bộ cơ thể. C. duỗi thẳng cơ thể. D. co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 18: Tilacôit là đơn vị cấu trúc của: A. Grana B. Chất nền C. Lục lạp D. Strôma Câu 19: Xung thần kinh là A. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động. B. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động. C. sự xuất hiện điện thế hoạt động. D. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động. Câu 20: Trao đổi ngược dòng trong các mang cá có tác dụng: A. Cho máu và nước qua mang chảy theo cùng một hướng. B. Đẩy nhanh dòng nước qua mang. C. Cho phép cá thu ôxi trong khi bơi giật lùi. D. Duy trì građien nồng độ để nâng cao khuếch tán.