Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ( TRỰC TUYẾN) MÃ ĐỀ 02 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 20/12/2021 ĐỀ BÀI ( Thi trắc nghiệm) Em hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Trùng roi khác thực vật ở đặc điểm nào? A. Có khả năng di chuyển B. Có diệp lụcC. Tự dưỡngD. Có cấu tạo tế bào Câu 2: Môi trường sống của thủy tức là gì? A. Nước ngọtB. Nước mặnC. Nước lợD. Trên cạn Câu 3: Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng? A. 1000 trứngB. 2000 trứngC. 3000 trứngD. 4000 trứng Câu 4: Sán lá gan bám vào vật chủ nhờ cơ quan nào? A. Chân giảB. Lông bơiC. Giác bámD. Lỗ miệng Câu 5: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người? A. Lớp vỏ cutinB. Di chuyển nhanhC. Có hậu mônD. Cơ thể hình ống Câu 6: Giun đũa có đặc điểm sinh sản như thế nào? A. Lưỡng tínhB. Phân tínhC. Lưỡng tính và phân tính D. Vô tính Câu 7: Giun đất có lối sống ra sao? A. Tự do B. Kí sinh C. Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh D. Sống bám Câu 8: Cơ quan hô hấp của giun đất là gì? A. MangB. DaC. PhổiD. Da và phổi Câu 9: Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành thân mềm? A. TraiB. RươiC. HếnD. Ốc Câu 10: Loài động vật thân mềm nào gây hại cho con người? A. SòB. MựcC. Ốc vặnD. Ốc sên Câu 11: Cơ thể tôm có cấu tạo gồm mấy phần? A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng C. Có 2 phần là thân và các chi D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi Câu 12: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm? A. RâuB. Vỏ cơ thểC. ĐuôiD. Các đôi chân Câu 13: Bộ phận cấu tạo nào của nhện không thuộc phần đầu – ngực? A. Đôi kìmB. Đôi chân xúc giácC. 4 đôi chân bòD. Lỗ sinh dục Câu 14: Cơ quan nào trên cơ thể nhện sinh ra tơ nhện? A. Núm tuyến tơB. Đôi kìmC. Lỗ sinh dụcD. 4 đôi chân bò Câu 15: Cơ thể châu chấu được phân chia gồm mấy phần? A. Có hai phần gồm đầu và bụngB. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng C. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụngD. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất
  2. Câu 16: Thức ăn của châu chấu là gì? A. Thực vậtB. Động vậtC. Máu ngườiD. Mùn hữu cơ Câu 17: Trùng biến hình di chuyển bằng hình thức nào? A. Thẳng tiếnB. Xoay trònC. Vừa tiến vừa xoayD. Cách khác Câu 18: Động vật trung gian gây bệnh sốt rét cho con người là gì? A. RuồiB. Muỗi AnôphenC. ChuộtD. Gián Câu 19: Loài ruột khoang nào không có khả năng di chuyển? A. Thủy tứcB. SứaC. San hôD. Sứa lược Câu 20: Cơ thể sứa có dạng đối xứng gì? A. Đối xứng tỏa tròn B. Đối xứng hai bên C. Dẹt 2 đầu D. Không có hình dạng cố định Câu 21: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào? A. Ruột nonB. MáuC. GanD. Ruột non, máu, gan Câu 22: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? A. Đường tiêu hóaB. Qua daC. Đường hô hấp D. Qua máu Câu 23: Thức ăn của đỉa là gì? A. MáuB. Mùn hữu cơC. Động vật nhỏ khác D. Thực vật Câu 24: Trai sông lấy thức ăn bằng cách nào? A. Dùng chân giả bắt lấy con mồiB. Lọc nước C. Kí sinh trong cơ thể vật chủD. Tấn công làm tê liệt con mồi Câu 25: Loài động vật nào dưới đây có tập tính đào lỗ đẻ trứng? A. Ốc vặnB. Ốc sênC. SòD. Mực Câu 26: Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển? A. Mọt ẩmB. Tôm sôngC. Con sunD. Chân kiếm Câu 27: Cái ghẻ sống ở đâu? A. Dưới biểnB. Trên cạnC. Trên da ngườiD. Máu người Câu 28: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè? A. Ve sầuB. Dế mènC. Bọ ngựaD. Chuồn chuồn Câu 29: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh? A. Trùng giày, trùng sốt rétB. Trùng roi, trùng kiết lị C. Trùng biến hình, trùng giàyD. Trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 30: Động vật nguyên sinh có tác hại gì? A. Là thức ăn cho động vật khác B. Chỉ thị môi trường C. Kí sinh gây bệnh D. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất Câu 31: Loài ruột khoang nào không di chuyển? A. San hô và sứa B. Hải quỳ và thủy tức C. San hô và hải quỳ D. Sứa và thủy tức Câu 32: Loài ruột khoang nào được dùng làm chỉ thị cho tầng địa chất? A. Hải quỳB. Thủy tứcC. SứaD. San hô Câu 33: Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải làm gì? A. Ăn chín, uống sôi B. Diệt giun sán định kì C. Diệt các vật chủ trung gian
  3. D. Ăn chín uống sôi, diệt giun sán định kì, diệt các vật chủ trung gian Câu 34: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người như thế nào? A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt C. Gây ngứa ở hậu môn D. Kí sinh hút máu ở tá tràng làm người bệnh xanh xao, vàng vọt Câu 35: Loài động vật nào thuộc ngành giun đốt được khai thác làm thức ăn cho cá cảnh? A. Giun đỏB. ĐỉaC. RươiD. Giun đất Câu 36: Loài động vật thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức? A. Ốc sênB. Ốc bươu vàngC. Bạch tuộcD. Trai Câu 37: Giun đốt có hệ tuần hoàn tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn ở chỗ nào? A. Có hệ tuần hoàn, có máuB. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu C. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máuD. Có hệ tuần hoàn, không có máu Câu 38: Loài giáp xác nào cung cấp thực phẩm cho con người? A. Chân kiếmB. Mọt ẩmC. Tôm hùmD. Con sun Câu 39: Bọ cạp có độc ở bộ phận nào trên cơ thể? A. KìmB. Trên vỏ cơ thểC. Trong miệngD. Cuối đuôi Câu 40: Loài động vật chân khớp nào có hại với đời sống con người? A. TômB. TépC. Mọt hại gỗD. Ong mật Hết
  4. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 7 MÃ ĐỀ 02 Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A A D C A B A B B D A B D A C A A B C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D A A B B C C A D C C D D D A D A C D C BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề (Đã duyệt) (Đã kí) (Đã kí) Nguyễn Ngọc Anh Trần Thúy Hồng