Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN VẬT LÍ 7 TRƯỜNG THCS NGHI KIM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm) a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. b. Lấy 3 ví dụ về nguồn sáng, 3 ví dụ về vật sáng. Câu 2 (1,5điểm) a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Câu 3 (2,5điểm) Cho hình vẽ: Một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt phẳng gương bằng 350. a. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ. S Tính góc tới và góc phản xạ. I b.Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Câu 4 (4 điểm) a. Em hãy cho biết các môi trường có thể truyền được âm. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó. b. Khi nào thì vật phát ra âm cao, âm thấp? c. Bạn An làm thí nghiệm cho con lắc đơn dao động và thu được kết quả sau: - Lần 1: Con lắc thực hiện được 30 dao động trong thời gian 2 phút. - Lần 2: Con lắc thực hiện được 20 dao động trong thời gian 1 phút 40 giây. Tính tần số dao động của con lắc đơn trong các lần dao động. Trong lần dao động nào thì con lắc phát ra âm cao, âm thấp? d. Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu ý Nội dung Điểm 1 a Định luật truyền thẳng của ánh sáng :Trong môi trường trong suốt 1 điểm và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng b - 3 ví dụ về vật sáng 0,5 điểm - 3 ví dụ về nguồn sáng 0,5 điểm 2 a Định luật phản xạ ánh sáng: 0,5 điểm - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. b - Giống nhau: Đều cho ảnh ảo 0,25 điểm - Khác nhau: + Ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật 0,25 điểm + Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật 0,25 điểm + Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật 0,25 điểm 3 a S N R H I - Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với mặt phẳng gương 1 điểm - Vẽ tia phản xạ IR sao cho NIR= SIN - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới: NIR= SIN= HIN- SIH= 900 – 350 =550 1 điểm b S N 0,5 điểm R I - Vẽ tia phân giác góc SIN là IN ( IN chính là pháp tuyến của gương) - Vẽ vị trí đặt gương vuông góc với phân giác IN 4 a - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được 0,5 điểm âm. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, 0,5 điểm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. b - Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn 1 điểm - Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ
  3. c - Tần số dao động của con lắc trong lần 1: f1=30:120=0,25( Hz) 0,25 điểm - Tần số dao động của con lắc trong lần 1: f2=20:100=0,2( Hz) 0,25 điểm - Trong lần 1 con lắc phát ra âm cao hơn 0,25 điểm - Trong lần 2 con lắc phát ra âm thấp hơn 0,25 điểm d -Để nghe được tiếng vang thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi 1 điểm nhận được âm phản xạ ít nhất là 1/15s. -Trong khoảng thời gian 1/15s âm đi được quãng đường là: 1/15 × 340 = 22,7 ( ) -Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình,phải đứng cách núi ít nhất: 22,7 : 2=11,35 (m)