Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2017-2018

docx 3 trang Hoài Anh 23/05/2022 1991
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_7_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý 7 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian làm bài : 45 phút I./ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5điểm). Câu 1. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. C. Đèn điện đang sáng B. Mặt Trăng. D. Mặt Trời Câu 2. Ta nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì: A. Vật đó phát ra ánh sáng màu đen C. Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen B. Vật đó hắt lại ánh sáng màu đen D. Vật đó hút tất cả các ánh sáng chiếu vào nó Câu 3. Trong môi trường trong suốt ánh sáng truyền theo đường nào? A. Có thể theo nhiều đường khác nhau. C. Theo đường cong. B. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường thẳng. Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng? A. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới B. Góc phản xạ bằng góc tới. C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương. D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới Câu 5. Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một đoạn 25cm cho ảnh S’. Di chuyển điểm sáng S lại gần gương một khoảng 10 cm. Khoảng cách SS’ là: A. SS’ = 30 cm. B. SS’ = 25 cm. C. SS’ = 50cm. D. SS’ = 15cm. Câu 6. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bằng vật. Câu 7. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật B. Hứng được trên màn và bé hơn vật D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 8. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng A. Nhìn rõ các vật đằng sau B. Soi hành khách ngồi đằng sau C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn D. Để cho đẹp Câu 9. Vật phát ra âm thấp khi? A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Tần số dao động lớn hơn Câu 10. Chọn câu sai: A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm. C. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường. B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm. D. Thép truyền âm tốt hơn gỗ. II./ TỰ LUẬN (7,5 điểm). Bài 1 (2 điểm) a) Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng ? b) Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ vuông góc với tia tới. Giá trị của góc tới là bao nhiêu? S Bài 2 (2 điểm) Hãy vẽ và trình bày cách vẽ chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới như hình vẽ (Vẽ tia phản xạ IR và I’R’ ứng với tia tới SI và S’I’) I I’ Bài 3 (2,5 điểm) Một ống thép dài 150m. Một học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,415s. a. Giải thích vì sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được 2 tiếng? b.Tính vận tốc âm truyền trong không khí? Biết vận tốc âm trong ống thép là 6000m/s. Bài 4 (1 điểm) Một con lắc dao động được 1200 lần trong 2 phút. Tính tần số dao động của nó? Hết
  2. KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: VẬT LÝ 7 I./ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C A C A A D C B B Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm II./ TỰ LUẬN (7,5 điểm). Bài 1(2 điểm) a) Phát biểu đúng Định luật phản xạ ánh sáng 1 điểm Đúng mỗi nội dung cho 0,5 điểm b) Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ 0,25 đ Vì tia phản xạ vuôn góc với tia tới nên: i + i’ = 900 0,25 đ Theo Định luật phản xạ ánh sáng ta có: i = i’ => i = i’ = 450 0,5 đ R Bài 2 (2 điểm) N N’ S R’ I I’ Vẽ đúng hình 0,75 đ Nêu cách vẽ đúng: - B1: Dựng pháp tuyến tại điểm tới I và I’ 0,5 đ - B2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ bằng góc tới 0,25 đ - B3: Vẽ tia phản xạ I’R’ sao cho góc phản xạ bằng góc tới 0,25 đ Đánh dấu tên các điểm, ký hiệu các góc, dấu mũi tên chỉ hướng 0,25 đ tia sáng Bài 3 (2,5 điểm) a) Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí, nên tiếng 0,75 đ gõ truyền theo ống thép đến tai trước, sau đó tiếng gõ đó truyền đi trong không khí đến tai sau;
  3. b) Gọi v1 là vận tốc âm trong không khí, v2 là vận tốc âm trong thép. 0,25 đ Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí nên: S S 0,415 0,5 đ v1 v2 150 150 0,415 v1 6000 0,5 đ Từ đây ta tìm được v = 341 m/s; 1 0,5 đ * Có thể giải như sau: - Tìm thời gian âm truyền trong thép: t2 = S/v2 ; - Thời gian âm truyền trong không khí: t1 = t2 + 0,415 ; - Vận tốc âm trong không khí: v1 = S/ t1. Bài 4 (1 điểm) Gọi n là số lần dao động của con lắc trong 2 phút: 0,25 đ n = 1200 lần 0,25 đ Thời gian dao động là: t = 2phút = 120s Tần số dao động của con lắc là: f = n/t = 1200/120 = 10 (Hz) 0,5 đ HẾT