Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019_co_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu1 (2 điểm): Đọc kỹ thông tin sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Núi Yên Tử là ngọn núi cao 1068 m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Từ xưa, núi Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt. Nằm ở địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Con đường lên núi sẽ làm ta có cảm tưởng như đang đi trên những bậc thang để lên tới trời xanh, mây lấp ló xung quanh, ẩn hiện lúc gần lúc xa. Với tổng chiều dài đường bộ khoảng 6km trong vòng 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi sẽ là trải nghiệm lý thú cho những ai có sở thích leo núi, rèn luyện sức khỏe dẻo dai. a) Núi Yên Tử là ngọn núi cao bao nhiêu ki-lô- mét so với mực nước biển? b) Tổng chiều dài đường bộ lên núi khoảng bao nhiêu mét? c) Đường bộ lên núi là loại máy cơ đơn giản nào mà em đã học? Ngoài loại máy cơ đơn giản đó em hãy kể tên một loại máy cơ đơn giản khác mà em biết. Câu 2 (2 điểm): a) Trọng lực là gì? Đơn vị đo độ lớn của trọng lực? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? b) Trọng lượng của một vật sẽ thay đổi như thế nào khi đưa nó lên cao so với mặt đất? Câu 3 (2 điểm): Một lò xo có độ dài tự nhiên là l 0 = 8 cm. Treo lò xo thẳng đứng, một đầu lò xo móc trên giá, móc vào đầu dưới của lò xo một quả nặng có khối lượng m1 = 0,02 kg thì lò xo dãn ra đến khi nó có độ dài là l1 = 9 cm thì dừng lại. a) Tính trọng lượng của quả nặng?
- b) Hãy tính độ biến dạng Δl của lò xo khi treo vật m1. c) Nếu treo thêm vật m2 có khối lượng m2 = 10g vào lò xo thì lò xo sẽ có độ dài l2 là bao nhiêu? Câu 4 (2 điểm): Một vật có khối lượng 5kg và thể tích 2dm3. a) Thể tích của vật là bao nhiêu mét khối? b) Khối lượng riêng của chất làm vật là bao nhiêu? Từ khối lượng riêng của chất làm vật em hãy suy ra trọng lượng riêng của chất làm vật. Câu 5 (2 điểm): Khi cân Robecvan nằm thăng bằng thì ở đĩa cân bên phải có 2 quả cân 100 g, 1 quả cân 50 g, 1 quả cân 20 g và 1 quả cân 5 g. Ở đĩa cân bên trái có 2 túi kẹo giống nhau. a) Tính khối lượng mỗi túi kẹo. b) Nếu trong một giỏ quà có 10 túi kẹo như trên thì khối lượng kẹo trong giỏ quà đó là bao nhiêu ki-lô-gam? Hết
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Vật lý- Lớp 6 Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 1068 m = 1,068 km 0,5đ (2 đ) 6 km = 6000 m 0,5đ Mặt phẳng nghiêng 0,5 đ Ròng rọc/ đòn bẩy 0,5đ Câu 2 Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên một vật. 0.5đ (2đ) Đơn vị đo độ lớn của trọng lực là niu-tơn (N) 0,5đ Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái đất 0,5đ Trọng lượng của vật giảm 0,5 đ Câu 3 - Trọng lượng của quả nặng: P = 10.m = 10.0,02 = 0,2N 1 đ (2 đ) - Độ biến dạng của lò xo : ∆l = l – l0 = 9 - 8 = 1 cm 0,5đ HS tính hoặc suy luận được l2 = 9,5 cm 0,5đ Câu 4 V = 2dm3 = 0,002 m3 0,5đ ( 2đ) - Khối lượng riêng của vật là: D = m/V = 5/0,002 = 2500 (kg/m3) 1 đ =>Trọng lượng riêng của vật là: d = 10.D = 2500 . 10 = 25000 (N/m3) 0,5 đ Câu 5 Tính khối lượng mỗi túi kẹo: 1 đ (2 đ) m = (2.100 + 50 + 20 + 5 ) : 2 = 137,5 g Tính khối lượng kẹo trong giỏ quà: m’ = 137,5 . 10 = 1375 g = 1,375 kg 1 đ Tổng = 10.0 đ