Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132

docx 2 trang thaodu 8200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_132.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: VẬT LÍ 10 Mã đề: 132 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh: Phòng thi ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu - 6,0 điểm) Câu 1: Công thức tính công của một lực là A. A = F.s B. A = mgh C. A = F.s.cos D. A = ½.mv2 Câu 2: Đơn vị của động lượng là A. kg.m.s2 B. kg.m.sC. kg.m/sD. kg/m.s Câu 3: Chuyển động nào trong các chuyển động sau đây không theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực? A. Chuyển động giật lùi của súng khi bắn. B. Chuyển động về phía trước của tên lửa ngay sau khi nhiên liệu đốt cháy phụt ra phía sau. C. Chuyển động của con sứa, con mực. D. Chuyển động về phía trước của thuyển khi người lái điều khiển mái chèo đẩy nước về phía sau. Câu 4: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng giảm, thế năng tăng C. động năng giảm, thế năng giảm. D. động năng tăng, thế năng giảm. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Động năng của một vật luôn không âm, còn độ biến thiên động năng có thể âm hoặc dương. B. Vật chịu tác dụng của nhiều lực, trong đó có một lực sinh công dương thì động năng của vật sẽ tăng. C. Một vật luôn có động năng vì vận tốc của vật có tính tương đối. D. Độ biến thiên động năng bằng công của một lực tác dụng lên vật. Câu 6: Một cần cẩu nâng đều một thùng hàng có khối lượng 1 tấn lên cao 3 m trong 1 phút, cho g=10m/s2. Công suất của động cơ cần cẩu là A. 3 kW. B. 0,5 kW. C. 5 kW. D. 0,3 kW. Câu 7: Động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quang đường 400 m trong thời gian 45 s là 2765 J. B. 2675 J. C. 2570 J D. 2670 J. Câu 8: Một lò xo có độ dài ban đầu l0 = 10 cm. Người ta kéo giãn với độ dài l = 12 cm. Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu ? Cho biết k = 100 N/m. A. 2 J. B. 0,2J. C. 0,02J. D. 0,12J. Câu 9: Một lò xo có độ cứng k=10 N/m, đặt trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu được gắn vào điểm cố định, đầu còn lại gắn vào vật nhỏ. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đê lò xo dãn, rồi buông nhẹ. Tại vị trí lò xo bị dãn 4cm, cơ năng của vật là 0,012 J. Tỉ số giữa động năng và thế năng đàn hồi của vật là A. 1/2. B. 2. C. 1/4. D. 4 . Câu 10: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 300g chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 0,9m/s, v2 = 3m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là A. 1,17 m/s và theo chiều xe thứ hai.B. 0,39 m/s và theo chiều xe thứ nhất. C. 1,17 m/s và theo chiều xe thứ nhất.D. 0,39 m/s và theo chiều xe thứ hai. Câu 11: Phát biểu nào sao đây là đúng với nội dung định luật Bôilơ-Mariốt ? A. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. B. Trong quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định, áp suất và thể tích là một hằng số. C. Trong quá trình đẳng tích của một khối khí xác định, tích của áp suất và thể tích là một hằng số. D. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với thể tích. Câu 12: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử riêng biệt B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng C. Các nguyên tử, phân tử tương tác vơi nhau bằng lực hút và lực đẩy D. Các phân tử luôn hút nhau để tạo thành chất. Trang 1 đề 132
  2. Câu 13: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ p p p p T A. p ~ t.B. . 1 C.2 hằng số. D. 1 2 T1 T2 t p2 T1 Câu 14: Trong quá trình đẳng tích thì áp suất của một lượng khí xác định A. tỉ lệ thuận với bình phương của nhiệt độ tuyệt đối. B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. C. tỉ lệ thuận với căn bậc hai của nhiệt độ tuyệt đối. D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Câu 15: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên A. 2,5 lầnB. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần Câu 16: Tăng nhiệt độ đẳng áp một khối khí từ 270C đến 1770C thì thể tích tăng một lượng ΔV=3 lít. Thể tích ban đầu của khí đó là A. 3 lít. B. 4,5 lít. C. 6 lít. D. 9 lít. Câu 17: Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 18: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. B. Đơn vị của nội năng là Jun (J). C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. D. Nội năng không thể biến đổi được. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên lí II nhiệt động lực học A. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học D. Nhiệt không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn Câu 20: Người ta thực hiện công 70J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 40J độ biến thiên nội năng của khí là A. 30 J.B. 70 J.C. 110 J.D. 20 J. II. TỰ LUẬN: (4 điểm) Bài 1 (1 điểm): Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm lúc này là bao nhiêu? Bài 2 (1 điểm): Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của V (l) 1 một lượng khí lý tưởng trong hệ tọa độ TOV (V,T). 3 Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó. Vẽ lại đồ thị biểu diễn các quá trình đó trong hệ tọa độ VOp (p,V) Bài 3 (2 điểm): Một vật có khối lượng m = 300 g được ném thẳng đứng lên từ mặt 2 đất với tốc độ v = 6 m/s. Chọn mặt đất làm gốc thế năng. Lấy g = 10 m/s2. 0 T (K) a. Bỏ qua sức cản của không khí. Vật ở độ cao bao nhiêu khi động năng bằng hai O lần thế năng? b. Trong thực tế, lực cản không khí không đổi là FC = 0,2P (P là trọng lượng của vật). Hỏi từ khi ném lên đến khi rơi xuống trở lại mặt đất thì cơ năng của vật còn lại bao nhiêu? HẾT File Đáp án – bài giải chi tiết – Video hướng dẫn xem tại Youtube: Vatlyonline Trang 2 đề 132