Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

pdf 3 trang Hoài Anh 16/05/2022 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT CẨM PHẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 (Thời gian làm bài: 45 phút- Không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này có 01 trang) Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1 ; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56 ; Cu = 64. I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng ghi vào bài làm. Câu 1: Dãy bazơ nào sau đều tác dụng với khí CO2? A. NaOH; KOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2. B. Cu(OH)2; KOH; NaOH; Fe(OH)2. C. Al(OH)3; Mg(OH)2; KOH; Ca(OH)2. D. Mg(OH)2; Ca(OH)2; NaOH; KOH. Câu 2: Cho từ từ tới dư dung dịch NaOH vào cốc có chứa hỗn hợp dung dịch HCl và phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được là A. màu xanh từ từ xuất hiện. B. màu hồng từ từ xuất hiện. C. dung dịch vẫn trong suốt không màu. D. màu xanh từ từ biến mất. Câu 3: Dãy kim loại nào sau sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần? A. Ag, Cu, Fe, Al, Na. B. K, Al, Fe, Zn, Ag. C. Na, Mg, Al, Fe, Cu. D. Cu, Fe, Al, Zn, Mg. Câu 4: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: CuCl2, Ba(OH)2, K2SO4. Thuốc thử để nhận biết cả 3 chất là A. H2O. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch KNO3. D. Dung dịch Ba(NO3)2. Câu 5: Kim loại Al có thể tác dụng được với dãy chất nào sau? A. CuCl2, Cl2, H2SO4, MgCl2. B. O2, S, MgCl2, HCl. C. NaOH, O2, NaCl, HCl. D. O2, NaOH, Cl2, HCl. Câu 6: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hóa học là A. CaCO3. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(OH)2. D. CaCl2. Câu 7: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này ta ngâm nó với A. dung dịch NaOH dư. B. dung dịch H2SO4loãng. C. dung dịch HCl dư. D. dung dịch HNO3loãng. Câu 8: Cho 5,6 g Fe vào dung dịch đồng sunphat dư. Kết thúc phản ứng thu được số gam đồng là A. 12,8. B. 64. C. 6,4. D. 6,5. II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các PTHH sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): a. Fe + Cl2 b. Al + O2 c. + Fe FeCl2 + Cu Câu 2: (3,0 điểm) Hòa tan hỗn hợp A nặng 11,8 gam gồm 2 kim loại Al và Cu cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). a. Viết PTHH. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? b. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng. c. Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch sau phản ứng. Câu 3: (1,5 điểm). Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nhiều vật dụng bằng kim loại (vỏ ô tô, xe máy, cánh cổng, song cửa, ) thường được phủ lớp sơn. Em hãy cho biết tác dụng của lớp sơn đó là gì? Ở gia đình, em có thể làm những gì để giúp cho các đồ dùng bằng kim loại bị ăn mòn chậm hơn? HẾT
  2. PHÒNG GD & ĐT CẨM PHẢ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS SUỐI KHOÁNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 I/ TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D D B A C II/ TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Lời giải sơ lược Điểm t0 1. (1,5 2 Fe + 3 Cl2 ⎯⎯ → 2 FeCl3 0,5 dpnccriolit. điểm) 2 Al2O3 ⎯ ⎯⎯⎯→ 4 Al + 3 O2 điểm/PTHH CuCl2 + Fe FeCl2 + Cu 2. (3,0 a/ PTHH: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 0,5 điểm) Cu + HCl 6,72 0,25 nH2 = = 0,3()mol 22,4 2 2 Theo PTHH: nAl = .nH2 = .0,3 = 0,2 (mol) 3 3 mAl = 0,2 . 27 = 5,4 (g) 0,25 5,4 0,25 %mAl = .100% 45,76% 11,8 %mCu = 100%- 45,76% = 54,24% 0,25 b/ Theo PTHH: nHCl = 2. nH2 = 2 . 0,3 = 0,6 (mol) mHCl = 0,6 . 36,5 = 21,9 (g) 0,25 21,9 C%d.dHCl = .100% = 10,95% 200 0,25 c/ Chất tan trong dung dịch sau phản ứng là AlCl3. Theo PTHH: nAlCl3 = nAl = 0,2 mol mAlCl3 = 0,2 . 133,5 = 26,7 (g) 0,25 Theo BTKL: md.d sau p.ư = mAl + md.dHCl – mH2 = 5,4 + 200 – 0,3.2 = 204,8 (g) 0,5 26,7 C% d.dAlCl3 = .100% 13,04 % 204,8 0,25 3. (1,5 * Những yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại: điểm) - Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn KL 0,5 không xảy ra, xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc. - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn.
  3. *) Tác dụng của lớp sơn: - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (không khí, 0,5 hơi nước, ) - Tăng tính thẩm mĩ. *) Ở gia đình, em có thể làm những việc sau để bảo vệ đồ dùng 0,5 bằng kim loại: - Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng như: lau bếp ga, xe đạp, - Rửa sạch sẽ dụng cụ lao động và tra dầu mỡ. Lưu ý: HS cân bằng PTHH sai hoặc thiếu điều kiện trừ ½ giá trị điểm PTHH Học sinh làm theo cách khác đúng bản chất hóa học vẫn cho điểm tối đa!