Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS - THPT Thống Nhất A

doc 4 trang thaodu 2470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS - THPT Thống Nhất A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_hoa_hoc_lop_10_ma_de_001_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS - THPT Thống Nhất A

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi Mã Số HS Điểm 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 CÂU - 8.0 ĐIỂM) Câu 1: Trong phân tử C2H2. C có hóa trị và số oxi hóa lần lượt là: A. 1, -1 B. 4, -1 C. 4, +1 D. +1, -1 Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion: A. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. B. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. C. Ion là phần tử mang điện. D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron. Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong ion X 3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17. X là A. 33AsB. 7NC. 51SbD. 15P 23 24 2 19 Câu 4: Cho 3 ion : 11 Na , 12 Mg , 9 F . Tìm câu khẳng định sai. A. 3 ion trên có số nơtron khác nhau. B. 3 ion trên có số electron bằng nhau C. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. D. 3 ion trên có số proton bằng nhau. Câu 5: Khi khử 1,2 mol Cu2+ thành Cu thì phải: A. Phóng thích ra 1,2 mol e B. Phóng thích ra 2,4 mol e C. Nhận thêm vào 1,2 mol e D. Nhận thêm vào 2,4 mol e Câu 6: Cho phản ứng: KMnO4 +HCl KCl + Cl2 + MnCl2 + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. k có giá trị là A. 5/16 B. 4/5 C. 5/8 D. 3/7 Câu 7: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O . Nếu hệ số cân bằng của phản ứng là nguyên và tối giảm thì tổng hệ số của FeO và H2O là A. 8 B. 7 C. 6 D. 5 Câu 8: Trong phân tử CH4 , C có hóa trị: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 9: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết 1,7 thì đó là liên kết A. cộng hoá trị có cực. B. ion. C. cộng hoá trị không cực. D. kim loại. Câu 10: Dãy chất được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử: A. KCl, Cl2, HCl B. HCl, Cl2, KCl C. Cl2, KCl, HCl D. Cl2, HCl, KCl Câu 11: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là A. CH4. B. NH3. C. NH4Cl. D. H2O. Câu 12: Cho các phân tử: H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Có bao nhiêu chất chứa liên kết ba trong phân tử ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. Câu 13: Số oxi hóa của Na trong: Na, NaOH lần lượt là: A. 0, -2 B. 0, +1 C. 0, -1 D. +1, +1 Câu 14: X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 11, 8. Liên kết có thể hình thành giữa 2 nguyên tử của nguyên tố nào là liên kết cộng hóa trị? A. không có trường hợp nào xảy ra. B. X và A C. A và Z D. X và Z Câu 15: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi: A. sự góp chung một hoặc nhiều cặp electron. B. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. D. sự cho – nhận cặp electron hoá trị. Câu 16: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p4. Cấu hình electron của anion oxit là A. 1s2 2s2 2p6 . B. 1s2 2s2 2p4 3s2 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 . D. 1s2 2s2 2p2 . Câu 17: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là A. Liên kết kim loại. B. Liên kết hiđro. C. Liên kết ion. D. Liên kết cộng hoá trị. Câu 18: Cho phản ứng: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Nếu hệ số cân bằng của phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 tạo muối là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Số oxi hóa của Mn trong: Mn, MnCl2, K2MnO4 lần lượt là: A. 0, +2, +5 B. 0, +2, +6 C. 0, +2, +7 D. +2, -2, +6 Câu 20: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Bản chất liên kết giữa X với hiđro là: A. cộng hóa trị phân cực. B. ion C. cho – nhận. D. cộng hóa trị không phân cực. Câu 21: Chất khử là chất: A. Bị oxi hóa B. Nhường e C. Tất cả đều đúng. D. Có số oxi hóa tăng sau phản ứng Câu 22: Khi Cho FeS2 tác dụng với HNO 3 thu được Fe(NO 3)3, H2SO4, NO và H2O. Nếu có 3 phân tử FeS 2 tham gia phản ứng thì số electron nhường là: A. 40 B. 45 C. 15 D. 30 - Câu 23: Số oxi hóa của N trong: NO3 , NO2, NH3 lần lượt là: A. +5, +4 , -3 B. +3, +4, +3 C. +3, +2, -3 D. +5, +4, +3 Câu 24: Số oxi hóa của O trong: Na2O2, OF2, H2O lần lượt là: A. -1, +2, -2 B. -2, -1, -2 C. +2, +2, -2 D. -1, +1, -2 HẾT PHẦN TRẮC NGHIỆM II. PHẦN TỰ LUẬN (02 CÂU - 2.0 ĐIỂM) Câu 1: (1.0 điểm) Cho nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Hãy viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro của R ? Câu 2: (1.0 điểm) Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 3s23p1 Hãy viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tử X, cho biết vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn ( ô nguyên tố, chu kì mấy, nhóm mấy? nhóm A hay nhóm B?) Bài làm phần tự luận: Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. Trang 4/4 - Mã đề thi 001