Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 724 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 724 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_11_ma_de_724_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 724 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 724 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở Tây Nam Á và Trung Á? A. Xung đột dai dẳng giữa người Ả Rập và người Do Thái. B. Nhiều tổ chức tôn giáo, cực đoan tăng cường hoạt động. C. Sự can thiệp của thế lực bên ngoài và lực lượng khủng bố. D. Nguồn dầu mỏ và vị trí địa- chính trị quan trọng. Câu 2: “Già hóa dân số” diễn ra chủ yếu ở A. các nước đang phát triển. B. các nước phát triển. C. các nước chậm phát triển. D. các nước công nghiệp mới (NICs). Câu 3: Cho bảng số liệu: Dân số, GDP của Nhật Bản, Hoa Kì và thế giới năm 2012. Tiêu chí Nhật Bản Hoa Kì Thê giới Dân số (triệu người) 126,8 313,8 7 046,0 GDP (tỉ USD) 5 936 16 048 71 670 Thể hiện tốt nhất sự so sánh tỉ lệ về dân số và GDP của Nhật Bản, Hoa Kì trong thế giới là A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ kết hợp. Câu 4: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là? A. Trung Á. B. Mĩ Latinh. C. Châu Phi. D. Tây Nam Á. Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự già hóa dân số của Hoa Kì? A. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 ngày càng tăng. B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. C. Nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ ngày càng cao. D. Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Câu 6: Tác dụng lớn nhất của việc EU sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô là A. hạn chế rủi ro do chuyển đổi tiền tệ. B. đơn giản hóa công tác kế toán của các công ti xuyên quốc gia. C. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. D. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. Câu 7: Hoa Kì nằm giữa hai đại dương lớn là A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Câu 8: Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới qua một số năm (Đơn vị: %) Các châu Châu Phi Châu Á Mĩ La tinh Châu Âu Châu Đại Năm Dương 2000 12,9 60,6 8,6 12 0,5 2005 13,8 60,6 8,6 11,4 0,5 2018 15,8 56,4 13,4 9,3 0,6 Nhận xét nào sau đây chưa chính xác? A. Tỉ lệ dân số Mĩ La tinh tăng liên tục. B. Tỉ lệ dân số Mĩ La tinh tăng mạnh nhất. C. Tỉ lệ dân số Châu Á luôn cao nhất. D. Tỉ lệ dân số Châu Phi tăng liên tục. Trang 1/2 - Mã đề thi 724
  2. Câu 9: Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế A. nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. B. công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. C. nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. D. công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Câu 10: Liên Bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục A. Âu- Á. B. Âu- Phi. C. Á- Phi. D. Á- Châu Đại Dương. Câu 11: Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị của EU được quyết định bởi A. tòa án Châu Âu. B. các cơ quan của EU. C. các quốc gia thành viên. D. cơ quan kiểm toán. Câu 12: Đâu là thách thức về mặt kinh tế của Toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển? A. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình. B. Các nước phát triển đã chuyển giao công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang. C. Các nước đang phát triển buộc phải làm chủ các ngành mũi nhọn, như: điện tử D. Các nước đang phát triển có thể khai thác công nghệ tiên tiến của nước khác. Câu 13: Đâu là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời. Câu 14: Những thách thức lớn đối với Châu Phi hiện nay là? A. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động. B. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột. C. Cạn kiện tài nguyên, thiếu lực lượng lao động. D. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. Câu 15: Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion) được hình thành với mục đích? A. Vì lợi ích chung của các bên tham gia. B. Hợp tác sâu rộng trong giáo dục đào tạo. C. Liên kết về kinh tế giữa các nước. D. Nâng cao cơ hội và khả năng tìm kiếm việc làm. B/ TỰ LUẬN: ( 5 điểm ) Câu 1: (3 điểm) a. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Euro (ơ -rô)? (2 điểm) b. Tại sao Tây Nam Á trở thành "điểm nóng của thế giới"? (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1990-2011 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 2005 2011 Xuất khẩu 552,1 1305,1 2094,2 Nhập khẩu 629,7 2027,8 2662,3 (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới, NXB Thống kê 2013) Dựa vào giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ qua các năm 1990, 2005, 2011, em hãy: a. Tính tỉ trọng xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ qua các năm trên. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn trên. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 724