Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020_phon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bôi (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: ĐỊA LÍ – Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Trong ngày 22 tháng 6 (hạ chí) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời: A. Nửa cầu Nam B. Nửa cầu Bắc C. Bằng nhau D. Xích đạo 2. Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào? A. Núi thấp B. Núi cao C. Núi trung bình D. Tất cả đều đúng 3. Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là gì? A. Có độ cao tuyệt đối trên 500m. B. Địa hình thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và cây lương thực. C. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. D. Cả B và C. 4. Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km? A. Từ 5km – 70km. B. Trên 3000km. C. Gần 3000km D. Trên 5000km. Câu 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau đây: - Nội lực là những lực - Ngoại lực là những lực Câu 3. Nối một nội dung cột A với một nội dung cột B để được câu hoàn chỉnh rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ : 1 – a). A B 1. Động đất a) Là hình thức phun trào mắc ma từ dưới sâu lên mặt đất. 2. Núi lửa b) Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển. II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Hãy trình bày sự chuyển động và nêu hệ quả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất? Câu 2. (3,0 điểm) Hãy nêu đặc điểm của núi già và núi trẻ? Ở Việt Nam ngọn núi nào cao nhất? Thuộc núi già hay núi trẻ? Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM BIỂU Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM I. Trắc nghiệm 4,0điểm A. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B C D A 4,0 điểm Câu 2. Điền: - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất: 0,5 đ - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất: 0,5đ Câu 3. Nối: 1 - b - 0,5 đ. 2 - a - 0,5 đ. II. Tự luận. 6,0 điểm * Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực bắc ,nam và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo 1,0 điểm - Hướng tự quay: từ Tây sang Đông 0,25 điểm - Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ 0,25 điểm - Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực 0,5 điểm 1 có một giờ riêng. (3,0 *Hệ quả: đ) -Do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi 0,5 điểm trên trái đất lần lượt có ngày và đêm. -Sự chuyển động của trái đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển 0,5 điểm động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng.Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải còn ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái. * Cấu tạo Trái Đất: Có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân. Đặc điểm Núi già Núi trẻ Thời gian Cách đây hàng Cách đây vài 1,0 điểm 2 hình thành trăm triệu năm chục triệu năm (3,0 1,0 điểm Đỉnh Tròn Nhọn đ) Sườn Thoải Dốc Thung lũng Cạn, rộng Sâu, hẹp 1,0 điểm Ở Việt Nam ngọn núi cao nhất là đỉnh núi Phanxi păng cao 3143m. Thuộc núi trẻ.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: ĐỊA LÍ – Lớp 7 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Biểu đồ hình bên là biểu đồ khí hậu của môi trường nào? A. Nhiệt đới. B. Xích đạo ẩm. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc. 2. Các cây công nghiệp chủ yếu ở đới nóng là: A. Cà phê, Cao su, Bông, Ngô B. Cao su, Lạc, Chè, Khoai C. Cà phê, Cao su, Bông, Dừa, Lạc, Mía D. Cao su, Cà phê, Chè, Ngô, Lạc 3. Dân số ở đới nóng chiếm: A.Gần 50% dân số thế giới. B. Hơn 35% dân số thế giới C. 40% dân số thế giới D. Khoảng 60% dân số thế giới. 4. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc. A. Chăn nuôi du mục vận chuyển hàng hóa. B. Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi. C. Khai thác dầu khí, khoáng sản. D. Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc. Câu 2. Chọn các cụm từ trong ngoặc (2 – 3 tháng, 3 – 4 tháng, thực vật, động vật, -80C, -100C, mùa hạ, mùa xuân) và điền vào các chỗ trống ( ) trong câu sau cho phù hợp: “Ở gần cực khí hậu lạnh quanh năm, mùa hạ chỉ dài (1) Nhiệt độ trung bình luôn dưới (2) Đất đóng băng quanh năm, (3) chỉ phát triển được vào .(4) ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió, khi lớp băng trên mặt tan đi”. II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Dựa vào biểu đồ dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX? Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh? Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới? Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A.PHẦN TRẮC NGHỆM Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau mỗi ý đúng 0,5 điểm 1 2 3 4 Câu 2( 0,5 điểm ) mỗi ý A A A C 1. (2-3 tháng) 2. -10 độ C 3. Thực vật 4. Mùa hạ A. PHẦN TỰ LUẬN ( 6,0 điểm) Câu 1. ( 3,0 điểm) Dân số thể giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người) và tăng vọt từ năm 1960 đến 1990 (lúc đường biểu diễn dốc đứng). Biểu hiện sự gia tăng dân số thế giới nhanh là thời gian dân số tăng lên 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại. Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân: do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. Hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội Câu 2. ( 3,0 điểm) Châu Phi là châu lục nóng, vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến. - Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra) vì: Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên khí hậu châu Phi khô. Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa. Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa. Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: ĐỊA LÍ – Lớp 8 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Dãy núi cao và đồ sộ nhất Châu Á là: A. Antai B. Côn luân C. Hoàng Liên Sơn D. Himalaya 2. Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều ở khu vực nào của Châu Á? A. Tây Nam Á B. Đông Nam Á C. Nam Á D. Đông Á 3. Thành phố đông dân nhất Châu Á là: A. Tô ky ô B. Mum Bai C. Thượng Hải D. Xê un 4. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là: A. Nê-pan B. Ấn Độ. C. Băng-la-đét D. Xri-lan-ca Câu 2. Ghép một nội dung của cột A với một nội dung của cột B để được câu đúng và ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – a) A B (Khu vực) (Quốc gia) 1. Tây Nam Á a) Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan . 2. Đông Nam Á b) Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc . 3. Nam Á c) Ấn Độ, Pakixtan, Butan, Nepan 4. Đông Á d) Iran, Aganixtan, Irac, Arập xêut II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Kể tên các kiểu khí hậu Châu Á? Tại sao khí hậu Phân hóa đa dạng? Đông Nam Á có những kiểu khí hậu nào? Câu 2. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Khu vực Đông Á Nam Á Đông Nam Á Trung Á Tây Nam Á Diện tích 11762 4489 4495 4002 7016 (nghìn km2) Dân số 1503 1356 519 56 286 (triệu người) a) Kể tên hai khu vực đông dân nhất Châu Á? b) Tính mật độ dân số các khu vực của Châu Á (đơn vị: người/km 2)? Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á? Hết
- HƯỚNG DẪN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: 1. D 2. A 3. A 4. B Câu 2: 4 – a; 1 – b ; 3 – c; 2 – d B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1 ( 3,0 điểm): Có đầy đủ các đới (kiểu) khí hậu ( hs kể đủ điểm tối da) Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo Có kích thước rộng lớn, cấu tạo địa hình phức tạp - Khu vực Đông Nam Á có các kiểu khí hậu:Lãnh thổ trả dài từ 10°N- 26°B nên phần lớn lãnh thổ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. Câu 2 (3,0 điểm): a. Hai khu vưc có số dân đông nhất châu á là : Đông Á và Nam Khu vực Đông Á Nam Á Đông Nam Á Trung Á Tây Nam Á Diện tích 11762 4489 4495 4002 7016 (nghìn km2) Dân số 1503 1356 519 56 286 (triệu người) Mật độ ds (người/km2) 127,8 302,1 115,5 14,0 40,8
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: ĐỊA LÍ – Lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh vì: A. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ B. Tỉ tăng tự nhiên thấp C. Tỉ lệ sinh giảm trong những năm cuối thế kỷ XX D. Tất cả đều đúng. 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc miền núi: A. Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc. B. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp. C. Trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. D. Sản xuất công nghiệp, thương mại. 3. Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng bao nhiêu triệu tấn than? A. Từ 5 đến 10 triệu tấn B. Từ 15 đến 20 triệu tấn C. Từ 10 đến 15 triệu tấn D. Từ 20 đến 25 triệu tấn. 4. Khoáng sản apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào? A. Thái Nguyên B. Lai Châu C. Quảng Ninh D. Lào Cai. Câu 2. Ghi ra giấy thi chữ Đ vào câu đúng và chữ S vào câu sai trong các câu sau (Ví dụ: a – Đ, b – S). a) Các ngành dịch vụ nước ta chủ yếu chủ yếu phát triển ở vùng đông dân, nơi trung tâm kinh tế phát triển. b) Không có bưu chính viễn thông thì kinh tế nước ta dễ dàng hội nhập với nền kinh tế thế giới. c) Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn Bắc Trung Bộ. d) Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế tài chính của nước ta. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây nguyên? Câu 2. (3,0 điểm) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? Câu 3. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị tính: %) Năm 1989 2003 Ngành Nông – lâm – ngư nghiệp 71,5 59,6 Công nghiệp – xây dựng 11,2 16,4 Dịch vụ 17,3 24,0 Em hãy dựa vào bảng số liệu để nhận xét sự thay đổi lao động theo ngành kinh tế ở nước ta? Giải thích sự thay đổi đó.
- Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A.Trắc nghiệm (4,0 điểm) Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 2 Đáp án A A C D Đ S Đ S B.Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) - Địa hình cao nguyên, đất bazan thích hợp với việc trồng cà phê ( chiếm khoảng 66% diện tích đất bazan của cả nước) (0,5 điểm) - Khí hậu cận xích đạo thích hợp với trồng cây cà phê , có mùa khô thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm. (0,5 điểm) - Thị trường trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, dân cư có kinh nghiệm (0,5 điểm) - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển, nhà nước có nhiều chính sách phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên. (0,5 điểm) Câu 2 (2 điểm) *Thuận lợi : - Địa hình : là đồng bằng châu thổ do sông Hồng bồi đắp. (0,25 điểm) - Nguồn nước dồi dào (0,25 điểm) - Khí hậu : nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh thuận lợi trồng cây ưa lạnh phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính, thâm canh tăng vụ . (0,5 điểm) - Đất phù sa màu mỡ , khí hậu ,thủy văn tốt thích hợp thâm canh cây lúa nước.(0,5 điểm) - Khoáng sản có giá trị như: đá vôi , than nâu , khí tự nhiên (0,25 điểm) - Ven biển và biển thuận lợi nuôi trồng , đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch (0,25 điểm) *Khó khăn : Thiên tai (bão lũ lụt , thời tiết thất thường, sâu bệnh, nấm mốc ) Ít tài nguyên khoáng sản . (1 điểm) Câu 3 (2 điểm): Chấm điểm theo nhận xét học sinh - So sánh 3 ngành kinh tế tăng ,giảm, thay đổi theo chiều ngang và chiều dọc - Đưa ra các nhận xét nhằm đánh giá sự thay đổi phát triển đó