Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm
- PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 7 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 01 Họ và tên: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1 (0,25 điểm): Câu ca dao tục ngữ thể hiện lối sống hợp tác A. Cây ngay không sợ chết đứng C. Chung lưng đấu cật B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn D. Đèn nhà ai người ấy rạng Câu 2 (0,25 điểm): Khi làm việc nhóm với các bạn con sẽ chọn cách là A. khi nào các bạn hỏi mình mới góp ý kiến B. mình không làm thì cô vẫn tính điểm cả nhóm C. cùng các bạn thảo luận tìm ra vấn đề vì cả nhóm D. giữ nguyên ý kiến của mình, chờ cô hỏi thì trả lời thêm Câu 3 (0,25 điểm): Đâu không phải là lý do chúng ta cần phải hợp tác với người khác A. Rút ngắn thời gian làm việc C. Tiết kiệm tiền bạc B. Cùng làm việc cho vui D. Đoàn kết để tạo ra sức mạnh thành công sớm Câu 4: (0,25 điểm): Em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện hợp tác với bạn A. Mình sẽ đi mua đồ ăn còn bạn sẽ làm bài cho mình chép B. Cả hai bạn cùng nhau đi mua đồ ăn để cùng lựa chọn, sau đó về cùng học bài C. Của ai người ấy tự làm D. Thôi để mình làm hết cho nhanh Câu 5 (0,25 điểm): “Hợp tác là cùng nhau .làm một việc gì đó ” A. chung sức – tốt. B. hỗ trợ - có ích C. chung sức – thành công D. chung sức- có ích Câu 6 (0,25 điểm) Con cái không nên làm việc nào dưới đây? A Đòi cha mẹ mua cho nhiều đồ dùng đắt tiền. C. Đi tập thể dục cùng anh chị em. B Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. D. Về quê thăm ông bà trong dịp nghỉ lễ. Câu 7. (0.25 điểm) Biểu hiện của gia đình văn hóa là A. các thành viên biết yêu thương nhau C. các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ B. các thành viên đều là người nổi tiếng D. các thành viên trong gia đình ít chia sẻ Câu 8 (0.25 điểm): Gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội A. văn minh, lịch sự C. văn minh , bền vững B. văn minh, tiến bộ D. văn minh, giàu có Câu 9 (0.25 điểm): “Gia đình là .của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển” A. phần tử C. tế bào B. phần tử không thể hiếu D. nhân tố quan trọng Câu 10: (0.25 điểm) Em đồng ý với quan điểm nào? A. Các công việc nội trợ trong gia đình là của mẹ và con gái B. Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc C. Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình cùng bố mẹ D. Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình Câu 11. (0.25 điểm) Cách hiểu đúng nhất về Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
- A. những giá trị về vật chất và tinh thần B. những giá trị tồn tại lâu dài C. những giá trị về vật chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác D. những giá trị tinh thần Câu 12 (0.25 điểm): Đâu là biểu hiện của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ A. Ông nội và bố của Nam đều là bác sĩ đông y, Nam cũng có ước mơ sau này học ngành y B. Nhà Tuấn có cửa hàng kinh doanh ở phố hàng Bạc từ mấy đời nay, nhưng giờ tuấn mong ước trở thành cầu thủ bóng đá C. Trong họ có duy nhất gia đình Tùng không theo đạo D. Bố Hùng không thích vào bếp giúp mẹ và Hùng cho rằng mình cần kế thừa truyền thống như bố. Câu 13 (0.25 điểm): Việc làm thể viện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Gia đình dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tố đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biêt ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên C. Dòng họ , gia đình nào có nghề truyền thống thì mới có truyền thống riêng của dòng họ , gia đình. D. Những gia đình hiện đại thường không có truyền thống gì đáng tự hào Câu 14: (0.25 điểm) Em đồng tình với quan điểm nào A. Đã là truyền thống thì tự nó tồn tại, không phải làm gì thêm cả B. Phải quảng bá truyền thống rầm rộ trên mạng thì mới tự hào được C. Duy trì, tiếp nối và phát triển truyền thống một cách sáng tạo, hiệu quả D. Với xã hội hiện đại thì truyền thống là những thứ rất rắc rối cần thay đổi Câu 15: (0.25 điểm) Người tự tin là người A. làm chủ trong mọi hoàn cảnh, không nghe lời góp ý của bất cứ ai B. chủ động, bình tĩnh giải quyết mọi công việc hợp lý, hợp tình, làm chủ hoàn cảnh C. không dao động trước mọi ý kiến cho dù đúng hay sai D. chỉ có quan điểm của mình là đúng còn mọi người nói gì cũng kệ họ Câu 16: (0.25 điểm) Để rèn cho mình tính tự tin em cần? A. chủ động và tự giác trong học tập và tham gia hoạt động tập thể B. việc khó cứ để tham khảo ý kiến rồi từ từ hãy làm C. khi mọi người góp ý cần phải nghe và làm theo D. Luôn coi mọi người không bằng mình Câu 17: (0.25 điểm) Khi diễn đạt vấn đề nào đó trước đám đông, em có di chuyển không? A. Chỉ đứng im một chỗ B. Chỉ nhúc nhích 1 chút C. Tùy từng đối tượng nói chuyện D. Thường xuyên di chuyển linh hoạt Câu 18: (0.25 điểm) Khi nói chuyện với người khác, em thường nhìn đi đâu? A. Nhìn xuống đất hay nhìn vào 1 cái gì đó.
- B. Nhìn thẳng vào khuôn mặt của người giao tiếp với mình C. Không nhìn vào ai, chỉ tập trung cao độ những gì mình định nói D. Nhìn vào cảnh vật xung quanh Câu 19: (0.25 điểm) Bất ngờ bị thầy cô gọi trả lời câu hỏi, em phản ứng như thế nào? A. Bình tĩnh và thấy mình may mắn B. Lúng túng khi bị gọi đến tên C. Hơi căng thẳng D. Giật mình và bị động một chút Câu 20: (0.25 điểm) Em sẽ làm gì khi nhìn thấy người khách nước ngoài bước vào cổng trường đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai? A. Chắc cô ấy cần vào trường gặp ai đó, để cô ấy tự tìm thế nào rồi cô ấy cũng tìm được người mình cần gặp vì mình không giỏi tiếng anh lắm B. Con sẽ đến gần và hỏi xem cô ấy cần giúp đỡ gì không, nếu nói không hiểu thì có thể ra ký hiệu C. Đó là chuyện của người khác mình không nên tham gia vào D. Ngại chết, bắt chuyện với cô ấy mấy đứa lớp mình nhìn thấy chúng lại cười II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2.5 điểm) Đọc tư liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Susan Boyle sinh ra không may mắn bị một vài khiếm khuyết ở não nên khả năng đọc và học tập rất khó khăn, thường bị bạn bè bắt nạt nhưng cô có niềm đam mê ca hát từ nhỏ. Trong buổi thi hôm 13/4/2009, khán giả thấy một thí sinh có tên Susan Boyle, 47 tuổi, béo ục ịch với hai cằm, mái tóc xơ xác, bước lên sân khấu và thổ lộ ước mơ muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Ban giám khảo cúi đầu thở dài trong khi người dẫn chương trình thể hiện gương mặt thiểu não. Cả khán giả xem trực tiếp hoặc qua truyền hình đều nghĩ về một thí sinh sẽ thất bại và chẳng có hy vọng gì, thậm chí có thể trở thành trò cười. Tuy nhiên, khi Susan cất cao giọng và hát ca khúc I Dreamed A Dream, ban giám khảo mở to đôi mắt, đám đông trở nên cuồng nhiệt. Diễn viên Smith nhận xét: “Chúng ta đã đánh giá vẻ ngoài của cô ấy. Những ai nói họ không là nói dối. Cho đến khi cô ấy cất tiếng hát, và chỉ trong vài phút, tất cả khán giả truyền hình phải rưng rưng nước mắt”. Chỉ trong hai tuần sau khi đăng tải trên mạng, ca khúc I Dreamed A Dream của Susan đã được xem 100 triệu lần - phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Sau phần thi của cô, giám khảo Amanda Holden bày tỏ phần biểu diễn của cô “là lời kêu gọi thức tỉnh lớn lao”. a. (1 điểm) Susan Boyle có những trở ngại gì khi thực hiện ước mơ trở thành ca sĩ? b. (1 điểm) Khi bước lên sân khấu, mọi người có phản ứng như thế nào về Susan Boyle? Cô đã gặt hái được thành công gì tại cuộc thi "Britain’s Got Talent"? Điều đó cho thấy Susan Boyle là người như thế nào? c. (0.5 điểm) Giám khảo Amanda Holden bày tỏ phần biểu diễn của cô “là lời kêu gọi thức tỉnh lớn lao”. Đó là lời thức tỉnh gì tới chúng ta? Câu 2. (1 điểm) Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn: “Bạn có thể có nhiều bạn bè nhưng bạn chỉ có duy nhất một gia đình” - Eugene Lebid Câu 3. (1.5 điểm) HS chọn 1 trong 2 yêu cầu sau: A. Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?” B. Kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào. Hết . Giám thị không giải thích gì thêm!
- PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 7 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 02 Họ và tên: . Lớp: . I. TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1: (0.25 điểm) Câu ca dao tục ngữ thể hiện lối sống hợp tác? A. Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao B. Lá rách ít đùm lá rách nhiều C. Giấy rách phải giữ lấy lề D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Câu 2: (0.25 điểm) Hành vi không đúng với tinh thần hợp tác? A. Sợ bạn làm sai, mình làm hết cho nhanh A. Cùng nhau làm sai đâu thì sửa đó B. Phân công nhiệm cụ cụ thể mỗi người một việc C. Làm xong phần việc của mình, giúp bạn hoàn thành phần việc của nhóm. Câu 3: (0.25 điểm) Biểu hiện không phải là nguyên tắc của hợp tác? A. Bình đẳng C. Lấy đối tác làm bàn đạp cho mình phát triển B. Đôi bên cùng có lợi D. Tôn trọng lợi ích của nhau Câu 4: (0.25 điểm) Lý do cơ bản nhất để các quốc gia trên thế giới phải cùng chung sống hợp tác với nhau A. cùng phát triển kinh tế C. để khẳng định sự tồn tại lãnh thổ B. hạn chế chiến tranh D. giải quyết vấn đề toàn cầu, cùng nhau phát triển Câu 5. (0.25 điểm) Việc con không nên làm trong gia đình: A. Cùng mẹ đi mua sắm đồ dùng. B. Dọn dẹp phòng riêng gọn gàng, sạch sẽ. C. Trò chuyện cùng người thân. D. Cậy mình là anh, chị bắt em làm việc thay mình Câu 6: (0.25 điểm) Gia đình văn hóa là A. cha mẹ cho con cái bày tỏ suy nghĩ C. cha mẹ cho con cái đi làm kiếm sống từ nhỏ B. cha mẹ cho con cái tự do chơi bời D. Cha mẹ nói con cái không được cãi lời Câu 7: (0.25 điểm) Gia đình văn hóa mang lại ý nghĩa gì cho mỗi thành viên trong gia đình? A. Là tổ ấm nuôi dưỡng giáo dục mỗi con người C. Là nơi gắn bó, yêu thương B. Hình thành và phát triển nhân cách mỗi người D. Xã hội văn minh, tiến bộ Câu 8: (0.25 điểm) Trong gia đình hiện đại ngày nay, nguy cơ nào dẫn đến gia đình không hạnh phúc? A. Gia đình đông con C. Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi B. Gia đình con cái chăm ngoan, học giỏi D. Gia đình con cái chịu khó làm việc Câu 9: (0.25 điểm) “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.”? A. tế bào B. thành viên
- C. bộ phận D. cá thể Câu 10: (0.25 điểm) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây A. Gia đình dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tố đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên C. Dòng họ , Gia đình nào có nghề truyền thống thì mới có truyền thống riêng của dòng họ , gia đình. D. Những gia đình hiện đại thường không có truyền thống gì đáng tự hào Câu 11: (0.25 điểm) Biểu hiện thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Nhà Tuấn có cửa hàng kinh doanh, Tuấn chẳng quan tâm đến việc đó B. Dòng họ Đỗ của gia đình Huy mỗi năm tổ chức giỗ họ một lần, nhưng Huy cho rằng các cụ già nhiều chuyện phiền toái. C. Bố Hùng không thích vào bếp giúp mẹ và Hùng cho rằng mình cần kế thừa truyền thống như bố. D. Ông nội và bố của Nam đều làm trong quân đội, Nam cũng có ước mơ sau này trở thành 1 quân nhân Câu 12: (0.25 điểm) Gia đình Tuân có hoạt động duy trì từ nhiều năm nay là cứ vào ngày 28 tết cả nhà cùng về nhà ông nội để ăn tất niên và cùng gói bánh chưng với các cô, chú. Năm nay cả bố và mẹ đi công tác không về được. Tuân phân vân không biết mình có nên về không. Em hãy giúp Tuân lựa chọn ứng xử phù hợp nhất? A. Gọi điện xin ý kiến bố mẹ, bố mẹ quyết sao thì nghe vậy B. Thôi mình nhỏ tuổi không làm được gì nên ở lại nhà C. Gọi điện xin phép bố mẹ để được đại diện cho bố mẹ về quê như mọi năm D. Đợi khi bố mẹ về thì cả nhà cùng về thăm ông bà cũng được Câu 13: (0.25 điểm) Người tự tin là A. người luôn tự giải quyết công việc của mình B. người tự một mình giải quyết công việc không cần xin ý kiến ai C. người chủ động không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác D. người luôn tự đánh giá cao bản thân mình Câu 14: (0.25 điểm) Khi nói chuyện với người khác, con thường nhìn đi đâu? A. Nhìn xuống đất hay nhìn vào 1 cái gì đó. B. Nhìn thẳng vào khuôn mặt của người giao tiếp với mình C. Không nhìn vào ai, chỉ tập trung cao độ những gì mình định nói D. Nhìn vào cảnh vật xung quanh Câu 15: (0.25 điểm) Hành động thể hiện sự tự tin của học sinh là ? A. phát biểu ý kiến trong giờ học C. đợi cô giáo giao nhiệm vụ mới làm B. có ý kiến nhưng không muốn thể hiện D.sợ sai các bạn cười nên quyết định không nói Câu 16. (0.25 điểm) Việc làm nào dưới đây thể hiện sự tự cao của học sinh? A. Tham gia thảo luận trong nhóm C. Khiêm tốn về khả năng của mình B. Gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè D. Tin là chẳng ai làm được như mình Câu 17: (0.25 điểm) Để rèn cho mình tính tự tin em cần? A. chủ động và tự giác trong học tập và ham gia hoạt động tập thể B. việc khó cứ để tham khảo ý kiến rồi từ từ hãy làm C. khi mọi người góp ý cần phải nghe và làm theo D. luôn coi mọi người không bằng mình
- Câu 18: (0.25 điểm) Bất ngờ bị thầy cô gọi trả lời câu hỏi, em phản ứng như thế nào? A. Lúng túng khi bị gọi đến tên C. Bình tĩnh và thấy mình may mắn B. Hơi căng thẳng D. Giật mình và bị động một chút Câu 19: (0.25 điểm) Em làm gì khi nhìn thấy người khách nước ngoài bước vào cổng trường đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai? A. Chắc cô ấy cần vào trường gặp ai đó, để cô ấy tự tìm thế nào rồi cô ấy cũng tìm được người mình cần gặp vì mình không giỏi tiếng anh lắm B. Con sẽ đến gần và hỏi xem cô ấy cần giúp đỡ gì không, nếu nói không hiểu thì có thể ra ký hiệu C. Đó là chuyện của người khác mình không nên tham gia vào D. Ngại chết, bắt chuyện với cô ấy mấy đứa lới mình nhìn thấy chúng lại cười Câu 20: (0.25 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Những người tự tin bao giờ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn, còn những người thiếu tự tin thì thường lảng tránh phần lớn cuộc sống, do đó những thành quả đơn giản cũng luôn nằm ngoài tầm tay họ. Bạn sợ phát biểu trước đám đông ư, bạn sợ những buổi học thuyết trình ư, bạn sợ những giờ ngoại khóa buộc tất cả học sinh phải đứng lên thể hiện chính kiến riêng của mình ư, không sao cả, hãy tập dần thói quen quyết tâm, cố gắng làm tất cả những việc mà mình từng sợ, từng lảng tránh, tôi tin bạn sẽ dần dần có được sự tự tin và không còn sợ hãi nữa” Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Khi đủ nhận thức và hiểu biết thì con người sẽ biết tự tin B. Liều mình không phải lúc nào cũng thành công C. Không dám tiến lên phía trước cũng là vì tin vào mình không thể làm được D. Quá đúng và chẳng còn cách nào khác là phải vượt qua và đối đầu với vấn đề mình sợ II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2.5 điểm) Đọc trích đoạn “Thư của Tổng thống Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình” và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.” a.(1 điểm) Những lời đề nghị trên của Tổng thống Abraham Lincoln thể hiện mong muốn con trai mình được giáo dục đức tính gì? Theo Lincoln thì đức tính đó có những biểu hiện gì? b.(1 điểm) Đức tính đó có ý nghĩa gì? c.(0.5 điểm) Tại sao khi chúng ta có niềm tin vào bản thân thì chúng ta có niềm tin vào người khác? Câu 2. (1 điểm) Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Khuyết danh Câu 3. (1.5 điểm) HS chọn 1 trong 2 yêu cầu sau: A. Viết một đoạn văn để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?” B. Kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào. Hết . Giám thị không giải thích gì thêm!