Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bình Hưng Hòa

docx 2 trang thaodu 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bình Hưng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_de_so_1_nam_hoc_2017.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bình Hưng Hòa

  1. ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA, QUẬN BÌNH TÂN, TPHCM, NĂM 2017-2018 Bài 1: (1,5 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): (1) (2) (3) (4) (5) (6) NH3  N2  NO  NO2  HNO3  CO2  H2SiO3 Bài 2: (1,5 điểm) Nhận biết các bình mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl. Bài 3: (1 điểm) Viết phương trình phản ứng chứng minh: a) Cacbon có tính oxi hóa b) Amoniac có tính khử mạnh Bài 4: (1,75 điểm) Dẫn 6,72 (l) khí CO2 (đktc) vào 250 (ml) dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ (mol/l) của muối thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không thay đổi). Bài 5: (1,75 điểm) Đem 35,2 (g) hỗn hợp gồm Cu và CuO tác dụng vừa hết với dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 4,48 (l) NO (đktc) và dung dịch A. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính thành phần % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu Bài 6: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 8,9 (g) một hợp chất hữu cơ X người ta thu được 6,72 (l) CO 2 (đktc); 6,3 (g) H2O và 1,12 (l) N2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của X so với hidro là 44,5. Xác định công thức phân tử của X. Bài 7: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học dạng phân tử, ion và ion thu gọn khi cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3. ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, QUẬN 1, TPHCM, NĂM 2017-2018 Bài 1: (2 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có): A. Si + dung dịch NaOH  B. Mg + CO2  C. SiO2 + NaOH  D. Ca3(PO4)2 + H2SO4  Bài 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện, nếu có): a) Hòa tan đá vôi vào dung dịch HCl dư b) Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 c) Đốt CO trong khí oxi d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch K3PO4 Bài 3: (1 điểm) Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ: a) Thí nghiệm trên dùng để xác định tính chất nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ? Hiện tượng ở bông trộn CuSO4 khan là gì? b) Có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch nào trong số các dung dịch sau: NaOH, KOH, Ba(OH)2? Bài 4: (2 điểm) a) Cần dùng bao nhiêu (g) dung dịch KOH 32% để tác dụng với H 3PO4 thu được 6,8 (g) KH2PO4 và 4,24 (g) K3PO4? b) Cần bón bao nhiêu (kg) phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH 4NO3 cho 10,0 (hecta) khoai tây, biết rằng 1,0 (hecta) khoai tây cần 60 (kg) nitơ? Bài 5: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 10,4 (g) chất hữu cơ X (C, H, O) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 16,8 (g) đồng thời trong bình có xuất hiện 30 (g) kết tủa. Biết khối lượng phân tử của X là 104 (g/mol). Xác định công thức phân tử của X. Bài 6: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 0,12 (mol) Al vào dung dịch HNO3 2M, vừa đủ thu được dung dịch A và 672 (ml) hỗn hợp khí N2 và N2O (đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được 26,36 (g) muối khan. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng. ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THPT DIÊN HỒNG, QUẬN 10, TPHCM, NĂM 2017-2018 Trang 1
  2. Bài 1: (2 điểm) a) Thực hiện chuỗi phản ứng (ghi rõ điền kiện nếu có): (1) (2) (3) (4) NH3  N2  NH3  NH4NO3  NH3 b) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau: b1) K2SO4 + BaCl2  b2) HCl + NaOH  Bài 2: (1 điểm) a) Viết phương trình hóa học chứng minh (ghi rõ số oxi hóa của cacbon): cacbon thể hiện tính khử, tính oxi hóa. b) Người ta dùng dung dịch chất nào để khắc chữ và vẽ hình lên thủy tinh? Viết phương trình phản ứng minh họa. Bài 3: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học trong thí nghiệm sau: sục khí CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Bài 4: (1,5 điểm) Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau đây (viết phương trình ion thu gọn trong các phản ứng đã dùng): NH4Cl, (NH4)2SO4, Na3PO4, NaNO3 (chỉ dùng một thuốc thử). Bài 5: (1,5 điểm) Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho biết %C = 54,54%; %H = 9,1% còn lại là oxi. Xác định công thức phân tử của X, biết rằng tỉ khối hơi của X đối với hidro là 44. Bài 6: (2 điểm) Cho 6 (g) hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 5,6 (l) khí NO2 duy nhất (đktc). a) Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp b) Tính khối lượng muối nitrat trong dung dịch A Bài 7: (1 điểm) Cho từ từ 300 (ml) dung dịch HCl 1M vào 200 (ml) dung dịch Na 2CO3 1M thu được dung dịch A và V (l) khí CO2. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch A thì thu được m (g) kết tủa. Tính giá trị của V và m. ĐỀ SỐ 4: TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG GẤM, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2017-2018 Bài 1: (1 điểm) Viết hai phản ứng chứng minh: CO có tính khử, CO2 là oxit axit. Bài 2: (1 điểm) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H10 và C3H7Cl. Bài 3: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch mất nhãn sau đây: KNO 3, K3PO4, Na2CO3, KCl. Viết các phương trình hóa học minh họa. Bài 4: (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): (1) (2) (3) (4) a) P  P2O5  H3PO4  NaH2PO4  Na3PO4 (5) (6) (7) (8) b) CO2  Na2CO3  NaHCO3  CO2  H2SiO3 Bài 5: (1 điểm) Viết phương trình phản ứng xảy ra (có giải thích) khi dẫn từ từ 0,2 (mol) khí cacbonic vào dung dịch có chứa 0,15 (mol) KOH. Bài 6: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 13,8 (g) hợp chất hữu cơ A thu được 0,6 (mol) CO 2 và 16,2 (g) H2O. Tìm công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 23. ĐỀ SỐ 5: TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT, HUYỆN HÓC MÔN, TPHCM, NĂM 2017-2018 Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn: a) HCl + Na2CO3  b) Fe(OH)3 + HNO3  Bài 2: (1 điểm) a) Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng KHCO3 là chất lưỡng tính. b) Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng: NH3 có tính khử, HNO3 có tính oxi hóa. Bài 3: (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất sau (chỉ nêu thuốc thử và hiện tượng): NH4Cl, Na2CO3, NaNO3, Al(NO3)3. https : //giaidethi24h.net Trang 2