Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 306 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 306 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_306_nam_hoc_20.doc
  • xlsDAP AN DE KT HKI- LOP 12- 2018- 2019.xls

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 306 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: Hoá học – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 306 (Đề thi có 02 trang) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23; K=39; Fe=56; Cu=64; Ag=108. Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp: Câu 1: Poli(metyl metacrylat) là polime được điều chế bằng cách trùng hợp monome nào sau đây? A. CH3 -CH=CH2. B. CH2=C(CH3)-COOCH3. C. CH2 = CH2. D. CH2=CHCl. Câu 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng với axit clohiđric? A. Au. B. Zn. C. Al. D. Fe. Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu? A. Axit axetic. B. Valin. C. Etylamin. D. Lysin. Câu 4: Dãy các kim loại nào sau đây được xếp theo chiều giảm dần tính khử? A. Mg, Zn, Cu. B. Zn, Cu, Mg. C. Mg, Cu, Zn. D. Cu, Mg, Zn. Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 6: Este metyl fomat có công thức là A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. Câu 7: Tên gọi của este có công thức CH3COOC2H5 là A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl fomat. Câu 8: Cacbohiđrat nào sau đây có nhiều nhất trong quả nho chín? A. Glucozơ. B. Amilozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 9: Chất nào dưới đây là amin bậc I? A. CH3NHCH3. B. CH3NHC6H5. C. CH3NH2. D. (CH3)3N. Câu 10: Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin? A. H2N-CH2-COOH . B. CH3–CH(NH2)–COOH. C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH. D. H2N–CH2-CH2–COOH. Câu 11: Polime nào sau đây có tên gọi "tơ nitron" hay "olon" được dùng dệt may quần áo ấm? A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl clorua). D. Poli(phenol-fomanđehit). Câu 12: Chất nào sau đây không phải là este? A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOH. D. HCOOC2H5. Câu 13: Xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là A. C17H35COOH và C3H5(OH)3. B. C15H31COONa và C3H5(OH)3. C. C17H33COONa và C3H5(OH)3. D. C17H31COONa và C3H5(OH)3. Câu 14: Khối lượng phân tử của một loại tơ nilon-7 (-NH-(CH 2)6-CO-)n bằng 22860 đvC. Số mắt xích trong phân tử loại tơ trên là A. 150. B. 160. C. 180. D. 170. Câu 15: Nhúng một mẩu sắt nhỏ vào dung dịch chứa lượng dư một trong những chất sau: CuSO 4, MgCl2, NaCl, HNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 30,6 gam CH3COOC3H7 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 19,2. B. 16,4. C. 8,2. D. 24,6. Câu 17: Cho các chất: tinh bột (1), saccarozơ (2), xenlulozơ (3), fructozơ (4). Các chất có phản ứng thủy phân là A. 1, 2, 4. B. 1, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 18: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là A. 16,8 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 5,6 gam. Trang 1/2 - Mã đề thi 306
  2. Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): enzim(30 350 C) Glucozơ  X  O2 ,men giÊm Y→ etyl axetat. Hai chất X và Y trong sơ đồ trên lần lượt là A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H5OH, CH3COOH. C. CH3CHO, CH3CH2OH. D. C2H5OH, CH3CHO. Câu 20: Cho 27,90 gam anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 19,35. B. 16,60. C. 38,85. D. 49,80. Câu 21: Có thể phân biệt được các dung dịch: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 bằng thuốc thử nào dưới đây? A. HCl. B. NaOH. C. CH3OH/HCl. D. Quì tím. Câu 22: Este X đơn chức, no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 là 37. Số công thức cấu tạo este có thể có của X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23: Cho 11,2 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 2M, sau khi phản ứng kết thúc, thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là A. 6,4. B. 12,8. C. 3,2. D. 7,2. Câu 24: Cho 36,0 gam glucozơ phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 43,2. B. 54,0. C. 10,8. D. 21,6. Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol Valin (Val), và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly- Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là A. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. C. Gly-Ala-Val-Val-Phe. D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. Câu 26: Amino axit X chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 3,75 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 4,85 gam muối. Công thức cấu tạo của X là A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COOH. Câu 27: Cho các chất: H2NCH2COOH (X); Gly-Ala (Y); H2NCH2COOC2H5 (Z); C2H5NH2 (T). Dãy gồm tất cả các chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. X, Y, Z và T. B. Y, Z và T. C. X, Y và T. D. X, Y và Z. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a). Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí ở điều kiện thường. (b). Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. (c). Trong phân tử đipeptit có 1 liên kết peptit. (d). Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. (e). Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 29: Cho 4,58 gam hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, no, mạch hở X và Y (M X < MY) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 5,06 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 64,63%. B. 48,47%. C. 80,79%. D. 47,03%. Câu 30: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho x mol X tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 20,86. B. 10,43. C. 9,45. D. 6,38. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 306