Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gò Vấp

docx 3 trang thaodu 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gò Vấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2017_2018_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Gò Vấp

  1. ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THPT GÒ VẤP, QUẬN GÒ VẤP, TPHCM, NĂM 2017-2018 Câu 1: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi: A. Khối lượng riêng khác nhau. B. Kiểu mạng tinh thể khác nhau. C. Mật độ e tự do khác nhau. D. Mật độ ion dương khác nhau. Câu 2: Có bao nhiêu amin đồng phân có cùng CTPT C4H11N? A. 8 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,12 (mol) Fe và 0,03 (mol) Al vào 100 (ml) dung dịch CuSO 4. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,76 (g) chất rắn. Nồng độ của CuSO4 là: A. 0,75M B. 0,65M C. 0,5M D. 0,64M Câu 4: Cation R+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là: A. Na B. F C. K D. Cl Câu 5: Đun m (g) một triglixerit X với dung dịch NaOH dư đến hoàn toàn, thu được 0,92 (g) glixerol và 9,12 (g) hỗn hợp muối của axit béo. Giá trị của m là: A. 8,82 (g) B. 8,28 (g) C. 8,9 (g) D. 8,84 (g) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 15,4 (g) hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 (g) khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành là: (đơn vị: g) A. 36,7 B. 35,7 C. 63,7 D. 53,7 Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 4,34 (g) tripeptit mạch hở X (được tạo từ 2 α-amino axit có dạng NH 2-R-COOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 6,38 (g) muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 (g) X bằng dung dịch HCl dư thu được m (g) muối. Giá trị của m là: A. 6,53 B. 5,06 C. 7,25 D. 8,25 Câu 8: Phản ứng tương tác của ancol với axit cacboxylic tạo thành este được gọi là: A. Phản ứng trung hòa. B. Phản ứng kết hợp. C. Phản ứng este hóa. D. Phản ứng ngưng tụ. Câu 9: Để biến một số dầu thành mỡ (rắn) hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình: A. Làm lạnh. B. Xà phòng hóa. C. Hidro hóa (có xúc tác Ni). D. Cô cạn ở nhiệt độ cao. Câu 10: Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng? A. NaOH B. Cu(OH)2 C. HNO3 D. AgNO3/NH3 Câu 11: Teflon là tên của một polime dùng làm: A. Chất chống dính. B. Tơ tổng hợp. C. Cao su tổng hợp. D. Keo dán. Câu 12: Metyl propionate là tên gọi của hợp chất có công thức: A. C3H7COOH B. HCOOCH3 C. C2H5COOH D. C2H5COOCH3 Câu 13: Cho các chất sau: 1) C2H5Cl; 2) C2H5OH; 3) CH3COOH; 4) CH3COOC2H5. Trật tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất (trái sang phải như sau): A. 2, 1, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 4, 2, 3 D. 4, 1, 2, 3 Câu 14: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia vào: A. Phản ứng tráng bạc. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng đổi màu iot. D. Phản ứng với Cu(OH)2. Câu 15: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây: A. Phức bạc amoniac trong môi trường kiềm AgNO3/NH3 B. H2/Ni, nhiệt độ C. Cu(OH)2 D. Dung dịch B2 Câu 16: Cho 6,75 (g) etyl amin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với HCl. Khối lượng muối thu được là: A. 12,225 (g) B. 8,15 (g) C. 10,225 (g) D. 8,1 (g) Câu 17: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S là: A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2 B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5-CH=CH2 C. CH2=CH-CH=CH2 D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5-CH=CH2 Câu 18: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? Trang 1
  2. A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3 B. NH3, C6H5NH2, CH3NH2 C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2 D. C6H5NH2, CH3NH2, NH3 3+ 2+ + Câu 19: Kim loại X khử được Fe thành Fe nhưng không khử được H trong dung dịch HCl thành H2. Kim loại X là: A. Fe B. Mg C. Zn D. Cu Câu 20: Amino axit chất lưỡng tính vì trong phân tử có chứa: A. Số nhóm –COOH và –NH2 bằng nhau. B. Cả nhóm –COOH và nhóm –NH2. C. Nguyên tử C ở trạng thái oxi hóa trung gian. D. Nguyên tử N có số oxi hóa -3. Câu 21: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả kim loại? A. Vonfram B. Sắt C. Đồng D. Kẽm Câu 22: Chất béo có đặc điểm chung nào dưới đây? A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực vật. B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực vật. C. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật. D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực vật. Câu 23: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O2(OH)3]n B. [C6H8O3(OH)2]n C. [C6H5O2(OH)3]n D. [C6H6O2(OH)3]n Câu 24: Câu nào sau đây không đúng? A. Protein bị thủy phân cho ra sản phẩm cuối cùng là các α-amino axit. B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng. D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este nó, đơn chức A thu được 4,4 (g) CO 2 cần 2,8 (l) O2 (đktc). Tìm CTPT của A. Viết các đồng phân cấu tạo của A. Câu 2: Tính khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 (l) ancol etylic 46 0 (biết hiệu suất của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Câu 3: Cho 2,73 (g) hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT C 3H9NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 2,46 (g) muối khan. Tìm CTCT thu gọn của X. Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 1,12 (g) Fe và 1,92 (g) Cu vào 400 (ml) dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (ml) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tính giá trị tối thiểu của V? ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN, QUẬN PHÚ NHUẬN, TPHCM, NĂM 2017-2018 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hòa tan 2,88 (g) một kim loại hóa trị II trong 150 (ml) dung dịch H2SO4 1M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 60 (ml) dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là: A. Mg B. Ba C. Ca D. Be Câu 2: Cho các kim loại: Na, Cu, Fe, Al, Zn. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là: A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 3: Tripeptit nào sau đây có khối lượng phân tử là 189 (đvC)? A. Ala-Ala-Ala B. Gly-Gly-Gly C. Gly-Ala-Gly D. Ala-Ala-Gly Câu 4: Cho các chất: (1) NH3; (2) C6H5NH2; (3) CH3CH2CH2NH2; (4) CH3NH2. Chiều tăng dần tính bazơ là: A. (2) < (4) < (1) < (3) B. (1) < (2) < (3) < (4) C. (2) < (1) < (3) < (4) D. (1) < (4) < (2) < (3) Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. Saccarozơ phản ứng với dung dịch NH3 đun nóng. B. Saccarozơ phản ứng với dung dịch NaCl tạo kết tủa trắng. Trang 2
  3. C. Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam. D. Saccarozơ tạo hợp chất màu xanh với dung dịch iot. Câu 6: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure: (a) Ala-Gly; (b) Gly-Gly-Gly; (c) Ala-Glu-Val; (d) Gly-Ala; (e) Ala-Glu-Val-Ala. A. (a); (c); (e) B. (b); (c); (e) C. (b); (c); (d) D. (a); (b); (c) Câu 7: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 22,25 (kg) tristearin có chứa 20% tạp chất là: A. 0,184 (kg) B. 0,89 (kg) C. 1,84 (kg) D. 1,78 (kg) Câu 8: Tơ enang được điều chế bằng cách: A. Trùng hợp axit acrylic B. Trùng ngưng alanin C. Trùng ngưng H2N(CH2)6COOH D. Trùng ngưng HOOC(CH2)4COOH Câu 9: Đun nóng 54 (g) glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag thu được là: A. 64,8 (g) B. 32,4 (g) C. 10,8 (g) D. 21,6 (g) Câu 10: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải do các electron tự do gây ra? A. Tính dẻo. B. Ánh kim. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện. Câu 11: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3? A. Al, Fe, CuO B. Hg, Na, Ca C. Fe, Ni, Sn D. Zn, Cu, Mg Câu 12: Khi thủy phân este etyl axetat trong môi trường axit ta thu được: A. Axit axetat và rượu vinylic B. Axit axetic và andehit axetic C. Axit axetic và ancol metylic D. Axit axetic và ancol etylic Câu 13: Chất không tan trong nước lạnh là: A. Matozơ B. Tinh bột C. Saccarozơ D. Glucozơ Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 24 (g) chất hữu cơ đơn chức X thu được 17,92 (l) khí CO 2 và 14,4 (g) H2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOCCH3 B. CH3COOH C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH3 Câu 15: Cho hỗn hợp bột gồm 0,12 (mol) Zn và 0,2 (mol) Fe vào dung dịch chứa 0,2 (mol) CuSO 4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần mol trong Y là: A. Fe: 0,08; Zn: 0,12 B. Fe: 0,2; Cu: 0,2 C. Fe: 0,08; Cu: 0,12 D. Fe: 0,12; Cu: 0,2 Câu 16: Để thu được 59,4 (kg) xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa m (kg) HNO3 (H% = 90%). Giá trị của m là: A. 30 (kg) B. 21 (kg) C. 42 (kg) D. 10 (kg) Câu 17: Cho 9,6 (g) Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 thu được là: A. 3,36 (l) B. 6,72 (l) C. 2,24 (l) D. 4,48 (l) Câu 18: Tiến hành trùng hợp 41,6 (g) stiren. Hỗn hợp sau phản ứng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 16 (g) Br2. Khối lượng polime thu được là: (đơn vị: g) A. 20,8 B. 15,6 C. 31,2 D. 36,4 Câu 19: Cho 10,4 (g) hõn hợp 2 amin no, đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 17,7 (g) muối. Vậy 2 amin là: A. C2H5NH2 và C3H7NH2 B. C2H5NH2 và C3H5NH2 C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. CH3NH2 và C2H5NH2 Câu 20: Cho m (g) axit glutamic phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 9,55 (g) muối. Giá trị của m là: https : //giaidethi24h.net Trang 3