Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_1_nam_hoc_2017_201.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn kiểm tra: VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ 2 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Câu 1: Dòng nào nêu đúng nhất các truyện cổ tích con đã được học và đọc thêm? A. Thánh Gióng; Em bé thông minh; Thạch Sanh; Sọ Dừa. B. Cây bút thần; Thánh Gióng; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa. C. Thạch Sanh; Sọ Dừa; Em bé thông minh; Cây bút thần. D. Ông lão đánh cá và con cá vàng; Sọ Dừa; Thạch Sanh; Sự tích Hồ Gươm. Câu 2: Trong các nhận định sau, nhận định nào nói đúng nội dung truyện “Treo biển”? A. Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. C. Phê phán những người thiếu chủ kiến, ba phải. D. Phê phán sự tham lam bội bạc của con người. Câu 3: Dòng nào sau đây không có trong định nghĩa truyện trung đại? A. Là những truyện mang đậm tính giáo huấn, triết lí. B. Là những truyện có cốt truyện đơn giản, mang ý nghĩa sâu sắc. C. Là những truyện được truyền miệng trong dân gian. D. Là những truyện được viết trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Câu 4: Câu nào dưới đây có số từ? A. Mấy tháng nghỉ hè đã trôi qua. B. Tất cả chúng tôi đều thích thầy giáo mới. C. Sau ba hồi trống dài, học sinh dưới sân trường đều tập trung đi vào lớp. D. Đôi bạn ấy ngồi cạnh nhau trong các buổi học. Câu 5: Dòng nào sau đây là cụm tính từ ? A. Những cành hoa tươi thắm C. Một màu đen huyền bí B. Đen như cột nhà cháy D. Đùng đùng nổi giận Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với dạng văn kể chuyện tưởng tượng? A. Không được tưởng tượng tùy tiện mà phải dựa vào thực tế. B. Kể đúng như câu chuyện có trong thực tế bằng lời văn của mình. C. Xác định rõ ý nghĩa, mục đích của truyện D. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Cho những câu thơ sau: “Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.” (Tiếng ru - Tố Hữu) a) Có các số từ nào trong những câu thơ trên? b) Việc sử dụng những số từ ấy có tác dụng nhấn mạnh điều gì trong lời thơ? c) Xác định một cụm động từ trong các câu thơ. Câu 2 (1,5 điểm). Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, con đã được học những câu chuyện sâu sắc về nội dung và giàu giá trị nghệ thuật. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của con về truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Câu 3 (4 điểm). Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Kể về một người gần gũi, thân quen với em ở trường lớp (bạn bè, thầy cô giáo, cô phụ trách bán trú, bác bảo vệ, bác lao công ). Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện “Thánh Gióng” và kể lại câu chuyện. Hết – (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra)
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6 Đề 2 I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C C C B B II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: (1.5 điểm) Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. a. Các số từ trong câu thơ là: một / một b.Ýnghĩa: - Một: chỉ số ít, sự đơn lẻ yếu ớt Nhấn mạnh ý nghĩa: một cá nhân riêng lẻ không thể làm nên thành quả lớn lao Từ đó câu thơ đề cao tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, sức mạnh của tập thể. (hs chỉ trả lời 1 trong 2 ý trên vẫn cho điểm tối đa) c.Cụm động từ: chẳng nên mùa vàng Bài 2: (1,5 điểm) Yêu cầu HS viết đúng theo mô hình đoạn cảm nhận, đủ số câu: - Câu 1: Giới thiệu tác phẩm (Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”) và ấn tượng khái quát của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm) - Các câu tiếp theo: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm + Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, lời kể ngắn gọn, dễ nhớ, chi tiết chọn lọc gây cười. (0,5 điểm) + Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không được bảo thủ, chủ quan, đoán mò. Truyện cho ta bài học về cách nhận thức, đánh giá sự vật, con người. (0,5 điểm) - Câu cuối: Khẳng định cảm nghĩ của mình về tác phẩm. ( 0.25 điểm) ( HS viết thiếu số câu hoặc thừa nhiều – 0.25 điểm, HS mắc các lỗi diễn đạt, chính tả tùy theo mức độ GV trừ điểm) Bài 3: (4 điểm) Yªu cÇu chung: - Bè côc râ rµng, m¹ch l¹c - X©y dùng nh©n vËt , t×nh huèng truyÖn hîp lÝ, hÊp dÉn - DiÔn ®¹t s¸ng râ, biÓu c¶m - Kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶ Đề 1: 1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu người định kể: Là ai ? Người được kể có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung ? 2. Thân bài (3 điểm): a. Ngoại hình : Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục? ( Biết kể vào một chi tiết ngoại hình ấn tượng nhất) b. Kể chi tiết : ( Tùy từng người mà kể cho phù hợp) * Nghề nghiệp, việc làm (những động tác, cử chỉ, hành động, việc làm hằng ngày ) * Sở thích, sự đam mê * Tính tình : Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động với em, với những người xung quanh? * Kỉ niệm đáng nhớ với người ấy?
- 3. Kết bài (0.5 điểm): Tình cảm, cảm nghĩ về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện? Đề 2: * HS có thể nhập vai: Thánh Gióng, bà mẹ Gióng, ngựa sắt để kể lại câu chuyện. * Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài (0.5 điểm): Tạo tình huống tự nhiên để nhân vật giới thiệu mình và lí do kể lại câu chuyện: - Giới thiệu tên, nơi ở - Lý do kể lại truyền thuyết 2. Thân bài (3 điểm): Kể lần lượt diễn biến của truyền thuyết một cách hợp lí khi nhập vai nhân vật. – Bà mẹ Gióng ướm chân lên vết chân to mang thai và đẻ ra Gióng – Gióng lên ba không nói không cười – Sứ giả đến Gióng xung phong đi giết giặc – Gióng lớn nhanh như thổi – Gióng vươn vai thành tráng sĩ xung trận giết giặc – Gióng bay về trời 3. Kết bài (0.5 điểm): Nêu kết thúc phù hợp với tình huống đã xây dựng ở mở bài