Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 5040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT PHÚ TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ NĂM HỌC: 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 7 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi : “ Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?” ( Theo Ngữ văn 7, tập 1) 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm) 2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm) 3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm) 4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm) 5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “ Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo,bạn, ) V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Đề: Phần Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 I Nội dung chính: số phận người nông dân trong xã hội phong 2 kiến (tùy theo cách trình bày của học sinh, thấy phù hợp và 0,5 đúng thì cho điểm) 3 Từ láy: lận đận 0,5
  2. 4 Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh 0,5 Ẩn dụ:thân cò ( học sinh nêu được tên ẩn dụ đạt điểm tối đa) 0,5 . 5 Phép đối: lên-xuống ( học sinh nêu được tên phép đối đạt 0,5 điểm tối đa) II LÀM VĂN Câu 1 Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân 2,0 phận người nông dân qua bài ca dao trên. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25 Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm 0,25 Cảm nghĩ về thân phận người nông dân. c. Nêu được các ý cơ bản: 1,0 -Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận - Cuộc sống bấp bênh,nghèo khổ -Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé,khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em Câu 2 (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn, ) 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc biểu cảm (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm 0,5 Cảm nghĩ về một người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn, )
  3. c. Triển khai được những ý cơ bản sau: - Xác định được đối tượng biểu cảm - Những hồi tưởng, suy nghĩ về người thân: + Miêu tả đôi nét về đối tượng ( ngoại hình, tính cách ) + Hồi tưởng những kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ + Sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi, 3,0 + Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình dành cho người đó, - Khẳng định lại tình cảm bản thân dành cho người thân của em. d. Sáng tạo 0,5 - Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm. - Tình cảm chân thật và thể hiện cái mới trong sáng tạo làm cho người đọc đồng cảm và tin điều đó là thật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,0 điểm