Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Hồ Thị Cẩm Hồng (Có đáp án)

docx 14 trang thaodu 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Hồ Thị Cẩm Hồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Hồ Thị Cẩm Hồng (Có đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Dầu Tiếng Trường THCS Minh Thạnh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2016 – 2017) GV : Hồ Thị Cẩm Hồng Môn: Ngữ Văn 9( Thời gian làm bài 90 phút) A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức trong chương trình kỳ 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút C. MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thấp Cao 1. Văn học - Nhận biết về Lặng lẽ Sa Pa tên tác phẩm, tác giả. - Nhớ giá trị nội dung của văn bản. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% 2. Tiếng Việt Chỉ ra biện Tác dụng của So sánh, nhân hóa pháp tu từ So phép so sánh, sánh, nhân hóa nhân hóa trong việc diễn đạt nội dung. Biết viết đoạn văn
  2. Lời dẫn trực ngắn có tiếp, gián tiếp sử dụng dẫn trực tiếp. Số câu Số câu:1 Số câu: 1 1 Số câu: 2 Số điểm 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ % 10% 20% Tỉ lệ: 30% 3. Tập làm văn. Làm bài văn tự Văn tự sự sự: biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm,nghị luận Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm:6,0 Số điểm:6 Tỉ lệ% Tỉ lệ: 60% - Tổng số câu: Số câu:1a- 1b Số câu:1 c, 2 Số câu:1 Số câu:3 - Tổng số điểm: Sốđiểm:1 Số điểm:3 Số điểm: 6 Số điểm:10 - Tỉ lệ% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ : 60% Tỉ lệ : 100% D.ĐỀ KIỂM TRA Câu 1. Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? ( 0,5 đ) b. Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?( 0,5đ) c. Câu văn “ Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó?(0,5đ) Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?( 0,5 đ)
  3. Câu 2 (2 điểm) Cho câu văn sau: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà) Hãy viết đoạn văn (6-8 câu) có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp. Câu 3 (6 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỷ vật chiếc lược ngà. hết E.HƯỚNG DẪN CHẤM * Lưu ý chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. Câu1 Nội dung Điểm 1a - Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa. 0,25 - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0,25 1b Gía trị nội dung: - Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa. - Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm 0,25 chất rất cao đẹp. 0,25 - Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc. 1c - Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: 0,25 + So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả. 0,25 + Nhân hóa: chặt, quét. Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả 0,5đ của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này. Câu2 Nội dung Điểm * HS thực hiện các yêu cầu sau: - Về hình thức: Viết đúng quy cách một đoạn văn (nghị 0,5đ luận), đảm bảo số lượng theo yêu cầu (6-8 câu) - Về yêu cầu ngữ pháp: + Có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp một cách 1đ hợp lí.
  4. + Trình bày đúng quy định cách viết lời dẫn trực tiếp (sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép) - Về nội dung: Đúng đề tài (đánh giá về vốn tri thức văn hoá uyên thâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh) 0,5đ Câu 3 * Yêu cầu: * Biểu điểm chấm: - HS biết viết một bài văn đúng kiểu loại: văn tự sự (kể chuyện - Điểm 5-6: Bài đã biết theo ngôi kể mới, có tưởng tượng). viết đúng các yêu - Biết vận dụng kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội cầu trên, đủ bố cục tâm, biểu cảm, nghị luận trong khi kể. 3 phần, trình bày - Kể đúng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) trong vai nhân vật bé mạch lạc, hành văn Thu. lưu loát, bộc lộ - Thứ tự kể: Có thể kể từ hiện tại quay về quá khứ (mỗi lần được cảm xúc, ngắm cây lược ngà là lại nhớ về người cha thân yêu đã hi không sai lỗi chính sinh ) tả, câu, từ. - Về nội dung: Dựa theo truyện ngắn Chiếc lược ngà của - Điểm 3-4: Bài Nguyễn Quang Sáng để kể (chú ý chỉ kể những chuyện mà viết đủ bố cục 3 nhân vật bé Thu biết). Có thể kể theo các ý sau đây: phần; đúng kiểu + Tự giới thiệu nhân vật: Tôi là Thu. Nhà tôi ở gần vàm kinh bài tự sự; sử dụng nhỏ đổ ra sông Cửu Long nhưng giờ đây tôi đang làm công đúng ngôi kể; đảm tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười bảo nội dung sự + Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba- người đồng đội thân việc được kể thiết với cha tôi và việc bác trao lại cây lược ngà- kỉ vật của nhưng vận dụng cha tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi ba tôi hi sinh. các yếu tố miêu tả, + Mỗi lần giở cây lược ra chải, tôi thường ngắm nghía hồi miêu tả nội tâm, lâu. Rồi những kỉ niệm về người cha thân yêu chợt hiện về. biểu cảm, nghị + Kể câu chuyện cha có ba ngày về phép để thăm nhà năm tôi luận chưa sâu sắc; lên tám tuổi (chuyện những ngày đầu tôi lảng tránh, sợ hãi còn sai ít lỗi chính cha vì vết sẹo lớn trông thật dễ sợ trên má phải của ba khiến tả, câu, từ. cho tôi không nhận ra ba như trong tấm ảnh chụp chung với - Điểm 1-2: Bài má; chuyện tôi kiên quyết không chịu nhận ba với những biểu viết sơ sài, thiếu hiện có phần hỗn láo và giận dỗi khi bị ba đánh liền bỏ nhà nhiều ý; không kết về bà ngoại; chuyện bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt hợp được các yếu ba; về cuộc chia tay lần cuối cùng hôm buổi sáng ba quay trở tố miêu tả, miêu tả lại đơn vị; chuyện tôi khóc đòi ba về mua cho tôi cây lược ) nội tâm, biểu cảm, + Rồi lâu lắm, hai má con tôi không nhận được tin tức của ba nghị luận; hành cho đến khi gặp được bác Ba, nghe bác kể ba đã anh dũng hi văn lủng củng, rời sinh và trao lại cây lược ngà này cho tôi, tôi đã bật khóc rạc; bố cục không + Cây lược ở bên tôi như ba đang bên tôi. Nó là kỉ vật vô cùng đầy đủ, sai nhiều thiêng liêng với tôi. Tôi sẽ làm tiếp nhiệm vụ mà ba còn đang lỗi câu, chữ. dang dở - Điểm 0: Lạc đề (lạc sang văn nghị luận hoặc kể lại truyện).
  5. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 7 Năm học 2013 – 2014 Trường THCS Lương Thế Vinh I. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1: (1 điểm) a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp? b. Trích dẫn ý kiến sau theo cách dẫn trực tiếp: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) Câu 2: (2 điểm) Viết lại sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Nhận xét nghệ thuật sử dụng từ láy trong đoạn thơ trên. II. PHẦN LÀM VĂN Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
  6. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM a.Thế nào là cách dẫn trực tiếp? + Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. c. Trích dẫn ý kiến sau theo cách dẫn trực tiếp: 0,5 đ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Câu 1 (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) 0,5 đ +Dẫn trực tiếp: Trong ” Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, giáo sư Đặng Thai Mai có viết: ” Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.” - Viết lại sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Nhận xét nghệ thuật sử dụng từ láy trong đoạn thơ trên. 1,0 đ + Sáu câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. 1,0 đ Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Câu 2 + Nhận xét nghệ thuật sử dụng từ láy: Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.
  7. Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng bố cục của bài văn tự sự. - Viết trôi chảy, mạch lạc. - Cách trình bày rõ ràng, sạch sẽ. * Yêu cầu về kiến thức: - Kể một giấc mơ mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Bài viết có sự kết hợp kể với miêu tả, biểu hiện cảm xúc cá nhân. - Biết sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm. - Người kể ở ngôi thứ nhất. Câu 3 - Nêu tình huống truyện: Học bài quá khuya, hoặc đọc 1,0 đ tác phẩm , lạc vào thủy cung, được gặp mỹ nữ, qua trò chuyện biết đó chính là nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. - Kể lại cuộc trò chuyện với nhân vật Vũ Nương: + Nhân vật “tôi” chứng kiến một cuộc sống mới dưới thủy cung của nhân vật Vũ Nương và kể về cuộc sống đó. 2,5 đ + Vũ Nương kể lại nổi bất hạnh của nàng khi sống trong xã hội phong kiến nam quyền, vì sao nàng quyết định trẫm mình xuống sông Hoàng Giang, lí giải vì sao nàng không muốn trở về trần gian, + Thái độ của Vũ Nương khi nghe “tôi” kể về vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay: được đối xử công bằng, có vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội, + Giật mình tỉnh giấc . - Rút ra bài học nhận thức 2,5 đ + Cảm thông trước số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Suy nghĩ về người phụ nữ ngày nay.
  8. 1,0 đ Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Trực Đạo năm học 2017 - 2018 Phần I Tiếng việt: (2,0 điểm) Khoanh tròn các đáp án em cho là đúng: Câu 1: Các thành ngữ: “nửa úp nửa mở, nói nước đôi” liên quan đến phương chõm hội thoại nào? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 2: Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì: A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép B. Có thể thêm “rằng” hoặc ‘là” trước lời dẫn C. Có thể lược bỏ 1số từ ngữ không cần thiết D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào Câu 3: Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố: A. Núi Vọng phu. B. Cỏ Ngu mĩ. C. Lòng chim dạ cá. D. Ngọc Mị Nương. Câu 4: Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại? A. Một B. Hai C. Bốn D. Năm Câu 5: Từ 'đầu' trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long. B. Đầu súng trăng treo. C. Đầu non cuối bể. D. Đầu sóng ngọn gió. Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ láy? A. Tươi tốt B. Rổ rá C. Lao xao D. Bọt bèo Câu 7: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? A. Mỡ để miệng mèo B. Nuôi ong tay áo C. Ếch ngồi đáy giếng D. Cháy nhà ra mặt chuột Câu 8: Thành ngữ “ăn ốc nói mò” mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau: A. Nói nhảm nhí vu vơ B. Nói hồ đồ không có căn cứ
  9. C. Nói bịa đặt vu khống D. Nói ba hoa khoác lác Phần II: Đọc hiểu văn bản (3đ) Cho đoạn văn :“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.” (Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam) 1/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản? 2/ Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hôi tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì ? 3/ Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể). 4/ Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì? Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Phần I Tiếng việt: (2,0đ) * Yêu cầu: HS chỉ đúng các đáp án sau. Mỗi đáp án đúng đạt 0,25 điểm sai không cho điểm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D D C D A C B A II. Đọc – Hiểu văn bản (3 đ) 1/ Đoạn văn trích trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền đựợc bảo vệ và phát triển của trẻ em.” (0,25 đ) Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0,25 đ) 2/ Em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là: Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0,5đ) 3/ Những việc làm của Đảng, nhà nước ta: xây dựng những nhà văn hóa thiếu nhi, những làng trẻ S0S, những trường học, bệnh viện nhi, tổ chức cho trẻ vui tết trung thu hàng năm, vui ngày quốc tế 1/6 .(0,5đ) 4/ Bản thân em nếu chứng kiến đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ: Lên tiếng đấu tranh, giải thích cho họ hiểu đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em (0,5đ) Gọi những người xung quanh đến can thiệp. (0,5đ)
  10. Tìm cách báo cho chính quyền địa phương gần nhất. (0,5đ) -> Học sinh có thể có cách xử lí phù hợp vẫn cho điểm . Phần III. Tập làm văn: ( 5,0 điểm) Yêu cầu chung: (0,5 điểm) Bài văn phải bám sát thể loại thuyết minh. Biết kết hợp sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả phù hợp, sinh động. Văn phong diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. Yêu cầu cụ thể: HS cần đảm bảo được các ý sau: a) Mở bài: giới thiệu rõ vai trò, ý nghĩa của cái quạt giấy trong đời sống người Việt Nam. (0,25 điểm) b) Thân bài: Lần lượt giới thiệu các nội dung: nguồn gốc, họ hàng, đặc điểm cấu tạo, công dụng và giá trị sử dụng của quạt giấy. Cụ thể: - Nguồn gốc: Có lẽ quạt giấy xuất hiện từ rất xa xưa khi con người không chỉ có nhu cầu làm mát mà còn làm duyên, làm dáng. Nó vừa gọn nhẹ vừa đòi hỏi bàn tay người thợ thủ công khéo léo chứ không quá đơn giản như quạt lá, quạt mo. (0,5 điểm) - Chủng loại: Quạt giấy cũng có nhiều loại, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Thông dụng nhất là quạt giấy dành cho các bà các mẹ đi chợ, đi làm, hay lên chùa cúng phật; quạt thóc, quạt lúa cho bà con nông dân mỗi độ mùa màng. Bên cạnh đó còn có cả quạt giấy dành cho công tử cô nương con nhà giàu; quạt dành cho biểu diễn nghệ thuật; quạt dành để trang trí phòng khách .(0,5 điểm) - Cấu tạo thông thường quạt giấy gồm hai phần: + Phần nan: (Phần khung) Thường làm bằng nứa hoặc tre chẻ mỏng, vót nhẵn. Thông thường mỗi chiếc quạt giấy có 15->17 nan quạt (dẻ quạt), hai nan ngoài cùng gọi là nan cái to và chắc chắn hơn. Trung bình nan quạt dài từ 25->30 cm một đầu được gắn với nhau bằng đinh vít giúp quạt xoè ra hình bán nguyệt hoặc gấp lại dễ dàng. (0,5 điểm) + Phần giấy: là phần quan trọng tạo nên giá trị của quạt; gồm hai lớp giấy dính với nhau thông qua lớp hồ dán, đồng thời ôm khít phần nan ở giữa. Người ta thường chọn loại giấy vừa bóng, đẹp vừa bền dai. trên bề mặt in đủ các hình ảnh đẹp mắt như phong cảnh quê hương hay bài thơ trữ tình hoặc những hình rồng phượng sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay quạt giấy còn được cách tân làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vải lụa, von mềm hoặc làm bằng gỗ ép,nhựa cao cấp với đủ mầ sắc sặc sỡ, diêm dúa khác nhau. (1 điểm) - Giá trị sử dụng: Quạt sinh ra chủ yếu để làm mát cho con người, thế nhưng giá trị của nó lại rất lớn. Nó được coi là đồ vật vừa tiện ích, vừa gọn nhẹ, đồng hành cùng con người trong những ngày nắng nóng. Con người đi bất cứ nơi đâu quạt cũng đi theo làm bạn, giúp con người vơi đi bao vất vả mệt nhọc, đỡ đần con người quạt thóc rê lúa được sạch hơn. Quạt còn là đồ vật làm duyên cho các cô thôn nữ, tôn thêm vẻ đẹp cao sang quí phái cho các công tử cô nương con nhà quyền quí. Quạt còn giúp cho các điệu múa thêm nhịp nhàng uyển chuyển, tôn thêm vẻ thâm trầm cổ kính cho phòng khách. Quạt còn dùng làm vật lưu niệm làm quà tặng nhau mỗi khi con người đi xa,về gần. (1điểm)
  11. - Bảo quản quạt dễ dàng, đơn giản. Khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh làm rách giấy hoặc gãy nan quạt, sử dụng xong gấp lại cẩn thận, cất nơi khô ráo để quạt dùng được bền lâu. (0,5 điểm) c) Kết luận: Nhấn mạnh giá trị, sự tiên ích của quạt giấy trong cuộc sống hiện tại. (0,25 điểm) Cách cho điểm: - Điểm 4, đến 4,5: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, đủ ý, sâu sắc, có sự kết hợp yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi thông thường. - Điểm 3,0 đến 3,5: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, tương đối đủ ý, đã có sự kết hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật hợp lí, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng. - Điểm 2,0 đến 2,5: Bài văn đảm bảo khá đủ các yêu cầu trên, bố cục khá mạch lạc, tương đối đủ ý, đã sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5 lỗi thông thường. - Điểm 1,0 đến 1,5: Bài viết còn sơ sài, bố cục chưa rõ, các ý tương đối đủ, diễn đạt còn nhiều lủng củng. - Điểm 0,5 đến 1: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng nhiều. - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. * Lưu ý: GV có thể tham khảo bài viết thực tế của HS để cho điểm sao cho phù hợp. BÀI TẬP LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU LỚP 9- SỐ 4 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. [ ] Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình [ ] Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. [ ] Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. [ ] Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. (Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính ? (0,5 điểm)
  12. Câu 2. Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (0,75 điểm) Câu 3. Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (0,75 điểm) Câu 4. Anh, chị hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua (1,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. (Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân) Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
  13. Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”. Câu 4. Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân? TTO – Lợi dụng lúc những người lao xuống hồ cứu nhóm học sinh đuối nước dưới hồ Gia Nghĩa, Nguyễn Công Đoàn và Văn Tiến Phong đã lén lấy đồ đạc, tài sản của họ rồi bỏ trốn Sáng 7-4, Công an thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông cho biết đã bắt hai trong số bốn đối tượng liên quan vụ trộm cắp đồ đạc của nhóm học viên Trường Trung cấp Nghề Đắk Nông trong lúc nhóm học viên này lao xuống hồ nước cứu người bị đuối nước tại hồ trung tâm thị xã Gia Nghĩa chiều 5-4-2017. Hai đối tượng bị bắt gồm Nguyễn Công Đoàn (19 tuổi, trú huyện Krông Ana, Đắk Lắk) và Văn Tiến Phong (33 tuổi, trú thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông). Tham gia trộm cắp tài sản trong vụ cứu người bị đuối nước chiều 5-4 còn có thêm hai đối tượng khác, hiện đang bỏ trốn. Tại cơ quan công an, Đoàn và Phong khai nhận chiều 5-4 khi đang đứng ở gần hồ Gia Nghĩa thì thấy nhiều người tập trung theo dõi hiện trường nhóm học sinh đuối nước ở hồ. Nhìn thấy trên bờ có nhiều đồ đạc, ví, điện thoại của những người nhảy xuống hồ cứu các nạn nhân bỏ lại, nhóm đối tượng đã lợi dụng sơ hở lấy trộm rồi rời khỏi hiện trường. Qua xác minh, Công an thị xã Gia Nghĩa xác định số tài sản mà các đối tượng trộm cắp là của anh Hoàng Trọng Hiệp và anh Hoàng Đức Thắng – đang là học viên của Trường Trung cấp Nghề Đắk Nông. Theo trình báo của anh Thắng và anh Hiệp thì chiều 5-4, khi đang thực tập gần hồ Trung tâm thị xã Gia Nghĩa thì nghe thấy nhiều người kêu cứu. Thấy có người chới với dưới hồ nước, cả hai anh đã lao xuống để cứu nạn nhân. Khi lên bờ thì đồ đạc, tài sản bỏ lại trong lúc cứu người đã bị mất (Bắt hai kẻ trộm đồ của người xuống hồ cứu học sinh đuối nước. Tuoitre.vn. 07/04/2017 16:35) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại của văn bản. Câu 2 (0.5 điểm): Đặt nhan đề khác cho văn bản. Câu 3(1.0 điểm): Trong thời gian gần đây, có nhiều thông tin về thói xấu của người Việt ở trong và ngoài nước như ăn trộm đồ, không có thói quen xếp hàng, làm ồn nơi công cộng Anh chị hãy nêu một vài giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Câu 4 (1.0 điểm): Từ văn bản trên, anh chị rút ra được bài học gì cho bản thân.?
  14. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu : Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo. ( Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh, Vương Trùng Dương) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng. Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì? Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”?