Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bồi (Có đáp án)

doc 9 trang thaodu 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bồi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_thcs_nam_hoc_2019_2020_phon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn THCS - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kim Bồi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyện cổ tích? A. Thạch Sanh. B. Sự tích Hồ Gươm. C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu 2. Thể loại truyện dân gian nào kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo? A. Truyền thuyết. B. Thần thoại. C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn. Câu 3. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là: A. Miêu tả sự việc. B. Kể về người và sự việc. C. Tả người và tả vật. D. Thuyết minh về sự vật. Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì? A. Thần tài giỏi B. Thần nhân hậu C. Thần trên trời D. Thần núi Câu 5. Từ nào dùng sai trong câu sau đây: “Hôm qua, chúng em đi thăm quan” A. Hôm qua B. chúng em C. đi D. thăm quan Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là số từ? A. Hai mươi B. Một trăm C. Đôi D. Hai Câu 7. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là cụm động từ? A. Đã đi nhiều nơi B. Ba con trâu C. Rất trong sáng D. Hai cha con Câu 8. Nghĩa của từ “Lờ đờ” được giải thích theo cách nào? Lờ đờ: Chậm chạp, thiếu tinh nhanh. A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. D. Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu1. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Câu 2. (6,0 điểm) Kể về chuyến du lịch trong thế giới cổ tích, gặp gỡ với những nhân vật mà em yêu mến. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B C D C A D II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) - Hình thức: HS viết đoạn văn ngắn (0,5 điểm) - Nội dung: Nêu ý nghĩa của truyện: + Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi. (0,75 điểm) + Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt (0,75 điểm) Câu 2: (6,0 điểm) - Thể loại : văn tự sự - kể chuyện tưởng tượng - Nội dung: Kể về chuyến du lịch trong thế giới cổ tích, gặp gỡ với những nhân vật mà em yêu mến. - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. Mở bài Giới thiệu tình huống của câu chuyện: Đêm hè, nghe bà kể chuyện, 1,0 điểm em nằm mơ thấy bao điều lạ trong thế giới cổ tích Thân bài HS kể lần lượt kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện với các nhân vật: 2,0 điểm - Nhân vật Thạch Sanh - Nhân vật Mã Lương 2,0 điểm ( Chú ý về ngoại hình, hành động, lời nói ) ( Nội dung trò chuyện với các nhân vật phù hợp, có ý nghĩa ) Kết bài - Em tỉnh dậy trong tâm trạng lâng lâng vui sướng. 0,5 điểm - Những bài học em có thể học được từ nhân vật được gặp. 0,5 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa? A. Tình bà cháu. C. Tình yêu quê hương, đất nước. B. Hoài niệm tuổi thơ. D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. Câu 2. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu ca dao: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? A. Dùng từ đồng âm. C. Dùng từ trái nghĩa. B. Dùng lối nói lái. D. Dùng lối điệp âm. Câu 3. Thể thơ trong bản phiên âm của bài thơ “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh) giống với thể thơ của bài nào sau đây? A. Bánh trôi nước. C. Sau phút chia ly. B. Phò giá về kinh. D. Tĩnh dạ tứ. Câu 4. Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh? A. Dòng suối. B. Tiếng hát. C. Ánh trăng. D. Con thuyền. Câu 5. Thành ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ in đậm trong câu “Làng xóm quê tôi đã đổi mới từng ngày”? A. Thay lòng đổi dạ. C. Thay tên đổi họ. B. Thay da đổi thịt. D. Thay ngựa giữa đường. Câu 6. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? A. Bà chúa thơ Nôm. C. Bà Huyện Thanh Quan. B. Bạch Vân cư sĩ. D. Tam Nguyên Yên Đỗ. Câu 7. Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả nào? A. Khánh Hoài B. Lí Lan C. Tố Hữu D. Tạ Duy Anh Câu 8. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thủy II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Chép thuộc lòng bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam? Câu 2. (7,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu? Hết
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A A C B A B D II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8,0 điểm) Câu 1 ((1,0 điểm)): Chép thuộc lòng bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu 2((7,0 điểm)): - Học sinh làm đúng phương pháp của bài văn phát biểu cảm nghĩ. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Bài văn không mắc lỗi cú pháp, dùng từ, chính tả, trình bày sạch, đẹp. Mở bài - Giới thiệu được loài cây em yêu. 0,5 điểm - Cảm nghĩ chung của em về loài cây đó: yêu thích, gắn với kỉ 0,5 điểm niệm khó quên của em ( có ích cho con người hoặc gắn bó với gia đình em hoặc gắn bó với em ) Thân bài Cảm nghĩ cụ thể của em về loài cây: - Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: hình dáng, màu sắc 1,0 điểm - Cảm nghĩ về lợi ích của cây trong cuộc sống. ( che nắng hoặc làm đẹp không gian hoặc cho quả ngon ) 1,0 điểm - Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây đối với đời sống con người . ( cây tre biểu tượng cho đất nước Việt Nam, con người Việt 1,0 điểm Nam hoặc cây phượng biểu tượng của tuổi học trò ) - Cảm nghĩ về kỉ niệm sâu sắc của em đối với loài cây đó. 2,0 điểm Kết bài - Tình cảm của em về loài cây. 0,5 điểm - Ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối. 0,5 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh Câu 2. Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bằng biện pháp nghệ thuật nào? A. Tương phản B. Hoán dụ. C. Liệt kê D. Ẩn dụ. Câu 3. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ: A. Có chung cách phát âm B. Cùng từ loại (danh từ, động từ, ). C. Có ít nhất một nét chung về nghĩa D. Có chung nguồn gốc Câu 4. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ , kĩ sư, luật sư, nông dân A. Con người. B. Nghề nghiệp. C. Môn học. D.Tính cách. Câu 5. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Câu 6. Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản: A. Tự sự và nghị luận. B. Tự sự và miêu tả. C. Miêu tả và nghị luận. D. Nghị luận và biểu cảm. Câu 7. Trong câu “Chính anh ta cũng không biết việc này” từ nào là trợ từ? A. Chính B. anh ta C. không D. này Câu 8. Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Chép theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác". Cho biết bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào? Câu 2. (6,0 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Hết
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 8. I. TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C B A B A C II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) - Hs chép chính xác bài thơ: (1,0 điểm) - Nêu chính xác tác giả: Phan Bội Châu(0,5 điểm) - Nêu chính xác thể thơ: Thất ngôn bát cú (0,5 điểm) Câu 2: (6,0 điểm) - Thể loại : Văn thuyết minh. - Đối tượng: chiếc nón lá Việt Nam - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. Mở bài Giới thiệu khái quát được về chiếc nón lá trong đời sống của người 1,0 điểm dân Việt Nam. Thân bài - Nguồn gốc của chiếc nón lá 0,5 điểm - Đặc điểm cấu tạo, 1,0 điểm - Cách làm của chiếc nón lá + Nguyên liệu và sự chuẩn bị: 1,0 điểm + Cách làm của chiếc nón lá - Tác dụng, giá trị: Nón lá vừa che nắng vừa che mưa là người bạn của con trong cuộc sống hàng ngày Nón lá là món đồ trang sức 1,0 điểm làm tôn thêm vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật, trong nghệ thuật múa chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng - Cách bảo quản: Dùng xong nên treo, giặt quai. 0,5 điểm Kết bài Công dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai. 1,0 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975 Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự Câu 3. Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận? A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. Câu 5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên. C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động Câu 6. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác vào thời kì nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Thời kì trung đại. D. Thời kì sau năm 1975. Câu 7. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm lịch sự. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm về chất Câu 8. Truyện Kiều có những giá trị nào về nội dung? A. Hiện thực và nhân đạo. B. Hiện thực và nhân văn. C. Nhân đạo và phê phán. D. Châm biếm đả kích. II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ. Trình tự tâm trạng đó có hợp lí không? Vì sao? Câu 2. (6,0 điểm) Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một câu chuyện nhằm gợi nhắc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. (Bài kể có kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận) Hết
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 9 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D C D B D A PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trình tự tâm trạng đó là hợp lí: - Vầng trăng nơi lầu Ngưng Bích gợi nàng nhớ đến kỉ niệm hẹn ước của hai người, Kiều cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy vò xé tâm can nàng. - Trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình đầu để cứu gia đình, Kiều đã phần nào đã làm tròn chữ hiếu. Miêu tả tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến thể hiện rõ sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du Câu 2 (6,0 điểm) - Thể loại : văn tự sự. ( Kết hợp kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận) - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu người viết nhập thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc, tâm sự của mình về một tình huống: mất điện, giật mình gặp lại ánh trăng xưa, người bạn tri kỉ, nghĩa tình đã gợi lại bao nhiêu kỉ niệm trong quá khứ. Bản thân bỗng thấy xúc động và tự trách cứ mình đã quá vô tình, lãng quên người bạn đã từng gắn bó trong những nărn tháng gian lao Mở bài Giới thiệu dẫn dắt: Tôi - một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành, sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi đc sống trong cảnh đất nước thanh 1,0 điểm bình Thân bài Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo trình tự khác nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung: - Hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông, vơi biển lớn và - Những năm tháng chiến tranh phải sống ở rừng. Và một thứ 1,0 điểm không thể thiếu là vừng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian khổ. Những ngày đó, ánh
  9. trăng là người bạn, người che chở tôi tránh khỏi bóng đêm u sợ 1,0 điểm + Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có. Giờ đây, nơi tôi ở đã có ánh điện, cửa gương. Điều mà ở quá khứ không thể có + Tình huống gặp lại vầng trăng: Căn phòng tôi đang được thắp 1,0 điểm sáng với đèn buyn-đinh chợt tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc.Không! phải nói là quá đỗi thân quen. Không phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống Những gì của quá khứ vân nguyên vẹn, tròn 1,0 điểm đầy . Ánh trăng - sao mà thân thuộc thế!!! Sao tôi nỡ quên Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua. Kết bài 1,0 điểm Nhắc nhở các bạn trẻ về đạo lí sống ân nghĩa vẹn tròn Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.