Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phước Hòa (Có đáp án)

pdf 5 trang thaodu 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phước Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phước Hòa (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HÒA TỔ: TOÁN – TIN – LÍ – CÔNG NGHỆ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 TUẦN 18 (NH: 2019 – 2020) I. MỤC ĐÍCH 1. Kiến thức - Ch1: Điều kiện nhận biết ánh sáng, nhìn thấy một vật. Nêu được nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng. - Ch2: Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Ch3: Biết được tính chất tạo ảnh của gương cầu và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. - Ch4: Nhận biết được nguồn âm, các đặc điểm của âm (độ cao, độ to). Biết được môi trường nào truyền được âm. - Ch5: Nhận biết được âm phản xạ và những vật nào phản xạ âm tốt, những vật nào phản xạ âm kém. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn và các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 2. Kĩ năng - Ch6: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng trong giải bài tập và giải thích các hiện tượng. - Ch7: Ứng dụng giải thích các hiện tượng liên quan đến gương cầu. - Ch8: Tính được tần số dao động của các nguồn âm, vận dụng sự phản xạ âm để làm các bài tập liên quan. II. MA TRẬN ĐỀ 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình Tỉ lệ thực dạy Trọng số Tổng số Lý Lý thuyết Vận dụng Nội dung Vận dụng Lý thuyết tiết thuyết Cấp độ Cấp độ Cấp độ 3,4 Cấp độ 1,2 1,2 3,4 Ánh sáng – 5 5 3.5 1.5 26.92 11.53 Gương phẳng Gương cầu 2 2 1.4 0.6 10.77 4.62 Âm thanh 6 6 4.2 1.8 32.31 13.85 Tổng 13 13 9.1 3.9 70 30
  2. 2.Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ Trọng Số lượng câu hỏi chuẩn cần Cấp độ Nội dung Điểm số số kiểm tra chủ đề Tổng số TN TL Ánh sáng – Gương 26.92 4 4(2.0đ) 2.0đ phẳng Lý thuyết Cấp độ 1,2 Gương cầu 10.77 2 1(0.5đ) 1(1.0đ) 1.5đ Âm thanh 32.31 5 5(2.5đ) 2.5đ Ánh sáng – Gương 11.53 2 1(0.5đ) 1(1.5đ) 2.0đ phẳng Vận dụng Cấp độ 3,4 Gương cầu 4.62 0 0 0 0.0đ Âm thanh 13.85 2 1(0.5đ) 1(1.5đ) 2.0đ Tổng 100 15 12(6.0đ) 3(4.0đ) 10đ 3. Ma trận đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ Cấp độ thấp Cấp đô cao Tên chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Ánh sáng – Gương phẳng Ch1 Ch1 Ch1 Ch2 Ch2 (5 tiết) Ch2 Ch6 Số câu 1 2 1 1 1 6 Số điểm. 0.5 1.0 0.5 0.5 1.5 4.0 Tỉ lệ % 40% Gương cầu Ch3 Ch3 (2 tiết) Ch7 Số câu 1 1 2 Số điểm. 0.5 1.0 1.5 Tỉ lệ % 15% Âm thanh Ch4 Ch4 Ch4 Ch5 (6 tiết) Ch5 Ch8 Ch8 Số câu 2 3 1 1 7 Số điểm. 1.0 1.5 0.5 1.5 4.5 Tỉ lệ % 45% T. số câu 3 6 3 3 15 T.số điểm 1.5 3.0 2.0 3.5 10 Tỉ lệ % 15% 30% 20% 35% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT TUY PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÍ – LỚP 7 TRƯỜNG THCS PHƯỚC HÒA NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Điểm Lớp: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Câu 1. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi: A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt. B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt. C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt. D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt. Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo phương thẳng? A. Trong môi trường trong suốt. B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Trong môi trường đồng tính. D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất. C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất. D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 20o B. 80o C. 40o D. 60o Câu 5. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’. A. d = d’ B. d > d’ C. d < d’ D. Không so sánh được. Câu 6. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây? A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng Câu 7. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 8. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất ? A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động. Câu 9. Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, rắn, lỏng. C. Lỏng, khí, rắn. D. Khí, lỏng, rắn. Câu 11. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém? A. Đệm cao su. B. Mặt đá hoa. C. Mặt gương. D. Thép.
  4. Học sinh không được làm bài vào ô này Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. B. Tiếng sấm rền. C. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. D. Tiếng sóng biển ầm ầm. II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 13. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? Câu 14. Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình ? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s. Câu 15. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng. a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh). b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.
  5. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ – LỚP 7 NĂM HỌC: 2019 - 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 1 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D D C A A B Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 C A B D A C II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 13: (1 điểm) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp cho người lái xe quan sát vùng phía sau xe được một khoảng rộng hơn. Câu 14: (1.5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng (1/15)giây. Trong khoảng thời gian (1/15)giây, âm đi được một quãng đường là : s = v.t = 340. (1/15) = 22,7 (m) Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất: d = 22,7 : 2 = 11,35 (m) Câu 15: (1.5 điểm) a. Vẽ SS’ vuông góc với gương cắt gương tại H sao cho SH = HS’. b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IA đi qua A.