Đề kiểm tra học kỳ II lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Hồ Minh Tùng (Kèm đáp án)

pdf 4 trang thaodu 6580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Hồ Minh Tùng (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Hồ Minh Tùng (Kèm đáp án)

  1. Biên soạn: Th.S Hồ Minh Tùng-0349473412 KHÓA HOÁ 11 -2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-2019-LẦN I-TỰ LUẬN Thời gian làm bài : 45 phút (không dùng tài liệu, bảng tuần hoàn) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)? A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng Câu 2. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3NH2. Câu 3. Tên thay thế của CH3COOH là A. axit propanoic. B. axit propionic. C. axit etanoic. D. axit axetic. Câu 4. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. C2H6. Câu 5. Chất nào sau đây phản ứng được với axit axetic? A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaHCO3. D. Cu. Câu 6. Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Cu(OH)2. B. MgCl2. C. Br2. D. Na2CO3. Câu 7. Cho sơ đồ điều chế như sau Thí nghiệm trên dùng để điều chế khí nào sau đây? A. CH4. B. C2H2. C. C2H4. D. NH3. Câu 8. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam. Câu 9. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là A. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3. B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3. C. HCOOCH=CH2, CH3 CH2COOH. D. CH2=CHCOOH, HOCCH2CHO. Câu 10. Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 11. Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam. Câu 12. Từ V lít (đktc) etilen điều chế được 1 lít ancol etylic 600 bằng phương pháp tổng hợp. Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp là 80%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V là
  2. Biên soạn: Th.S Hồ Minh Tùng-0349473412 A. 292,17 lít B. 233,74 lít C. 243,48 lít D. 273,34 lít Câu 13. Cho 3 chất hữu cơ A, B, C có CTPT ngẫu nhiên là: C2H6O, C2H4O2, C2H4O thõa mãn các điều kiện sau: - A tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. - B, C không tác dụng với Na. - B làm mất màu dung dịch Br2. CTCT thu gọn của A, B, C lần lượt là A. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO B. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH. C. CH3COOH, CH2=CHOH, CH3OCH3 D. CH3COOH, CH3CHO, CH3OCH3. Câu 14. Cho 14 gam hỗn hợp C2H5OH và C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thu được 2,24 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 14.2g B. 18,4g C. 16,2g D. 18,6g Câu 15. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8O2. Tìm công thức cấu tạo của X biết: - X tác dụng với Na giải phóng hidro, với: nn: 1:1= HX2 - Trung hoà 0,2 mol X cần dung đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M. A. CH3 ─ O ─ C6H4 ─ OH B. C6H3(OH)2CH3 C. HO ─ CH2 ─ O ─C6H5 D. HO ─ C6H4─ CH2OH Câu 16. Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là A. C2H4 B. C5H10. C. C3H6. D. C4H8. Câu 17. Cho 20 gam dung dịch fomalin 33% tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa là A. 144 gam. B. 95,04 gam. C. 47,52 gam. D. 118,8 gam. Câu 18. X là hỗn hợp gồm một ankan và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy 2,24 lít X hoàn toàn (đkc) thu được V lít CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là A. 4.48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 6,72 l Câu 19. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 ⎯ ⎯→ C2H2 C2H3Cl PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo 3 sơ đồ trên thì cần V m khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4. Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn x mol axit hữu cơ Y được 4x mol CO2. Mặt khác, để trung hoà x mol Y cần vừa đủ 2x mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là A. C2H5COOH. B. HOOC–COOH. C. C3H7COOH D. HOOC–CH2–CH2–COOH. PHẦN TỰ LUẬN Câu 21. Hòa tan 33,2 gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành hai phần bằng nhau. - Phần thứ nhất : phản ứng hoàn toàn với bạc nitrat (lấy dư) trong dung dịch amoniac, thu được 21,6 gam bạc kim loại. - Phần thứ hai được trung hòa hoàn toàn bởi 300 ml dung dịch NaOH 1M. a) Xác định công thức hai axit. b) Tính % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp Câu 22. Chia 9,92 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit propionic và axit axetic làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. - Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 70ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết PTHH của các pư xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp X. (Cho C = 12, H = 1, Br = 80, Na = 23, O = 16)
  3. Biên soạn: Th.S Hồ Minh Tùng-0349473412 KHÓA HOÁ 11 -2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-2019-LẦN II-TỰ LUẬN Thời gian làm bài : 45 phút (không dùng tài liệu, bảng tuần hoàn) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. + Câu 1. Sản phẩm chính của phản ứng cộng H2O (H ) vào propen là A. CH3- CH2- CH2- OH. B. HO-CH2-CH(OH)-CH3. C. CH3-CH(OH)-CH3. D. HO-CH2-CH2-CH2-OH. Câu 2. Trong số các tính chất vật lý sau, tính chất nào không phải là tính chất của phenol: A. Ít tan trong nước lạnh. B. Rất độc. C. Tinh thể không màu. D. Bền trong không khí. Câu 3. Khi cho 0,75g anđehit fomic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag giải phóng là: A. 10,8g. B. 21,6g. C. 2,7g. D. 5,4g. Câu 4. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. C2H5OH + HBr B. C2H5Cl + NaOH C. C2H5OH + CuO D. C6H5OH + CuO Câu 5. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo nhựa P.V.C là: A. vinyl axtilen B. vinyl clorua C. vinyl bromua D. đivinyl Câu 6. Công thức chung dãy đồng đẳng của metan là công thức nào sau đây? A. CnH2n+2 (n 0) B. CnH2n+2 (n 1) C. CnH2n (n 2) D. CnH2n-2 (n 2) Câu 7. Khi đun nóng propan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170°C thì nhận được sản phẩm chính là: A. propan B. đipropyl ete C. propen D. etylmetyl ete. Câu 8. Nhóm những chất đều là hiđrocacbon là: A. FeCl3, CH4, C6H6 B. C3H6, C2H6, C6H6 C. CH4O, HNO3, NaHCO3 D. NaOH, CH3Cl, C6H6 Câu 9. CH2=CH-COOH không tham gia phản ứng nào sau đây? A. Tráng gương B. Cộng Br2 C. Trùng hợp D. Tác dụng với Na2CO3 Câu 10. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương: A. CH3COOH B. CH3COCH3 C. C2H5OH D. CH3CHO Câu 11. Một hợp chất A có công thức C3H6O, biết rằng A không phản ứng với Na, nhưng có tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của A phải là: A. CH3COCH3. B. C3H5OH. C. CH3CH2CHO. D. CH2=CH-CH2OH. Câu 12. Để trung hòa 8,8g một axit cacboxylic A thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo có thể có của A là: A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2CH2CH2COOH. D. HCOOH. Câu 13. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ như sau: Hiện tượng quan sát được là A. không có hiện tượng xảy ra.
  4. Biên soạn: Th.S Hồ Minh Tùng-0349473412 B. Dung dịch bị mất màu tím và chuyển sang màu xanh. C. Dung dịch bị mất màu tím và có kết tủa đen xuất hiện D. có xuất hiện bọt khí. Câu 14. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO.thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng được sắp xếp như thế nào ? A. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOH B. CH3COOH > C2H5OH > CH3CHO C. C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO D. CH3CHO > CH3COOH > C2H5OH Câu 15. Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong dung dịch NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là A. 27,95% và 72,05%. B. 25,73% và 74,27%. C. 28,26% và 71,74%. D. 26,74% và 73,26%. Câu 16. Dẫn 4,032 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dd AgNO3 trong dd NH3 dư rồi qua bình 2 cứa dd brom dư.Bình 1 có 7,2 gam kết tủa, khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam.Thể tích (lit)mỗi khí trong hỗn hợp là bao nhiêu? A. 0,672; 0,672; 2,688 B. 0,672; 1,344; 2,016 C. 2,016; 0,896; 1,12 D. 1,344; 2,016; 0,672 Câu 17. Chất A có công thức: (CH3)2CHCH2CH2CHO.A có tên là A. 4-metylpentanal B. 4,4-dimetylbutanal C. 3-metylbutan-1-on D. 4-metylpentan-1-ol Câu 18. Hỗn hợp A gồm glixerol và một ancol đơn chức. Cho 20,30 gam A tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít H2(đkc). Mặt khác 8,12 gam A hoà tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2.CTPT và phần trăm về khối lượng của ancol đơn chức trong hỗn hợp A là A. C4H9OH 60,00% B. C2H5OH 54,46% C. C4H9OH 54,68% D. C3H7OH 33,33% Câu 19. Hợp chất C3H4O2 có thể tác dụng được với: Dung dịch Br2, CaCO3, Cu(OH)2. Vậy công thức cấu tạo phù hợp của C3H4O2 là A. HCOOCH=CH2 B. CH3-CO-CH=O C. O=CH-CH2-CH=O D. CH2=CH-COOH Câu 20. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào các chất lỏng: ancol etylic, axit axetic,phenol,benzen. Số phản ứng xảy ra là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 PHẦN TỰ LUẬN Câu 21. Hỗn hợp A gồm: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH. - Cho 15 gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 21,6 gam Ag. - Mặt khác, 15 gam A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 0,5M. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 10,6 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ancol etylic thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 12,6 gam và bình 2 có 50 gam kết tủa. a/ Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của 2 ancol, biết trong X có chứa ancol bậc hai. Tính khối lượng mỗi ancol trong X. b/ Nếu oxi hóa hoàn toàn 53 gam X bằng CuO, nung nóng, rồi đem toàn bộ sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Ag ? Biết hiệu suất phản ứng oxi hóa X chỉ đạt 80%. o c/ Nếu lấy 10,6 gam X cho phản ứng với H2SO4 ở 170 C, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí Y. Dẫn toàn bộ Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom thì có thể làm mất màu bao nhiêu gam brom ?